Tải toàn văn tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân

TÁC PHẨM “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN”: CUỐN “CẨM NANG” QUÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY

Cách đây 51 năm, với bút danh T.L, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, đăng trên báo Nhân Dân, số 5409, ngày 3-2-1969. Nửa thế kỷ sau khi ra đời, nhưng tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, với mỗi cán bộ, đảng viên. Tác phẩm là di huấn, là lời căn dặn của người chiến sĩ Cộng sản Hồ Chí Minh để lại cho các thế hệ cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, quyết tâm phòng, chống và đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân để nâng cao đạo đức cách mạng.

Ngày đăng : 18/08/2020 Xem với cỡ chữ

Bản in

Là người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, Bác Hồ khẳng định: Đảng ta chỉ có một điều phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Ngoài ra không còn có lợi ích nào khác. Người luôn căn dặn, những đảng viên cộng sản cần luôn biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Trong quá trình đấu tranh cách mạng vì tự do, độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân, họ đã chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng. Lúc vận nước khó khăn họ luôn xung phong đi trước, lúc sung sướng hưởng thụ họ lại đi sau. Đó là những phẩm chất, đạo đức cách mạng của người đảng viên mà Bác Hồ dày công rèn luyện.

Vì vậy, Người đã viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quyét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Mở đầu tác phẩm là những dòng tổng kết ngắn gọn về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, mà tiêu biểu là của cán bộ, đảng viên do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, bên cạnh những “bông hoa tươi thắm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng” thì vẫn còn một số ít cán bộ đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém. “Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình” .Chủ nghĩa cá nhân chính là sự biểu hiện tập trung nhất của suy thoái đạo đức, lối sống, trở thành nguy cơ lớn đối với đảng cầm quyền. Chủ nghĩa cá nhân luôn hướng theo chủ nghĩa vị kỷ, tôn thờ “cái tôi”, coi nhẹ cái “chúng ta”, lấy mục tiêu “mọi người vì mình” làm mục đích sống, làm phương châm đối nhân xử thế. Nó không chỉ ảnh hưởng tới từng cá nhân, đối với dân tộc mà còn làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một kẻ thù nguy hiểm ngăn cản chúng ta đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.

Với tính phê phán nghiêm khắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện và hậu quả của chủ nghĩa cá nhân. Người viết: “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ” và “Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”. Nguyên nhân sâu xa, bao trùm của các biểu hiện trên được Hồ Chí Minh chỉ rõ đó là chủ nghĩa cá nhân – một thứ trở lực nằm ngay trong mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi con người, là một nguyên nhân gốc gây ra bao khuyết điểm, sai lầm và các trở lực khác. Vì vậy, cần phải quét sạch những rác rưởi bẩn thỉu, những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, lối sống để làm trong sạch Đảng để Đảng xứng đáng là “đạo đức, là văn minh”. Người chỉ rõ: “Muốn nâng cao đạo đức cách mạng cần quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Bởi, chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Sa vào chủ nghĩa cá nhân thì chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình, tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, độc đoán chuyên quyền…”

Thực hiện lời căn dặn Người về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, qua 90 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng đã không ngừng nỗ lực rèn luyện đạo đức, cách mạng, có phẩm chất chính trị tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống trong sáng, gắn bó mật thiết với Nhân dân; luôn nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ … để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình mở cửa hội nhập quốc tế . Với những mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh vào tư tưởng, gây nên những đảo lộn về thang giá trị của phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên. Chủ nghĩa cá nhân không chỉ xuất hiện mà còn nảy sinh, lây lan từ cá nhân đảng viên đến tổ chức đảng ở các cấp với nhiều biểu hiện. Có không ít cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền tham ô, lãng phí, gây thất thoát lớn tiền của của Nhà nước và Nhân dân…Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tệ tham nhũng ngày càng gia tăng, là nguồn gốc của tình trạng đảng viên đông nhưng chưa mạnh, làm giảm sút niềm tin của quần chúng đối với Đảng. Tất cả những biểu hiện này lần đầu tiên được Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra một cách cụ thể, có hệ thống trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “một vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; có thể nói 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được Hội nghị nêu ra chính là những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân đã được Hồ Chí Minh phê phán trong tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Để giáo dục, rèn luyện đảng viên, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành các chỉ thị và quy định, cụ thể: Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 101-QÐ/TW quy định về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 47-QÐ/TW về “Những điều đảng viên không được làm”; Quy định 55-QĐ/TW về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên” .

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế để không ngừng “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” theo di huấn của Hồ Chí Minh, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, tăng cường giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Phải xem xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; một khối đoàn kết, thống nhất trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện thắng lợi. Kịp thời phát hiện những cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm để có biện pháp sửa chữa nghiêm túc. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” để Đảng trong sạch, vững mạnh.

Hai là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về phòng, chống và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân đi liền với chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Cần phát huy tính tiền phong gương mẫu, nói đi đôi với làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn với thực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐi/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trong các tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên; đưa việc học và làm theo Bác trở thành công việc thường xuyên, tự giác, nhu cầu tự thân của mỗi người, bảo đảm miễn dịch hiệu quả với chủ nghĩa cá nhân.

Ba là, xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, tinh thần tận tụy phục vụ Nhân dân. Đồng thời, mở rộng dân chủ trong Đảng, trong toàn xã hội để đoàn kết, động viên và phát huy vai trò của Nhân dân trong giám sát cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. Đổi mới công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình của cá nhân, tập thể trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bốn là, mỗi cấp ủy, cán bộ, đảng viên phải kiên định, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Phải đặc biệt coi trọng nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng; khắc phục bệnh “lười học lý luận chính trị” của cán bộ, đảng viên.

Tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” là cuốn “cẩm nang” quý báu về công tác xây dựng Đảng nói chung, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng nói riêng, đồng thời là tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đối với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hiện nay.Phạm Xuân Ngọc – Trường Chính trị Lê Duẩn

Lê Thùy Trang

Lần xem: 4227

Go top

Đọc tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân” nghĩ về nhiệm vụ xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay

Dư Thị Oanh

2021-03-24T22:28:21-04:00 2021-03-24T22:28:21-04:00 //truongchinhtri.edu.vn/home/thong-tin-nghien-cuu-trao-doi/doc-tac-pham-nang-cao-dao-duc-cach-mang-quet-sach-chu-nghia-ca-nhan-nghi-ve-nhiem-vu-xay-dung-ren-luyen-dao-duc-cach-mang-cho-the-he-tre-hien-nay-1099.html //truongchinhtri.edu.vn/home/uploads/news/2021_03/di-chuc-bac-ho-tuoi-tre.jpg

Trường Chính trị tỉnh Bình Phước //truongchinhtri.edu.vn/home/uploads/logotc108t.png

Thứ năm - 04/03/2021 09:21 1.040 0

Nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng (03/02/1969) với bút danh T.L., Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam và sự cần thiết phải nâng cao đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên nói chung, thế hệ trẻ nói riêng, chỉ ra những biểu hiện, tác hại của chủ nghĩa cá nhân và nêu lên một số giải pháp chống chủ nghĩa cá nhân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với đại biểu Thanh niên xung phong dự Đại hội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước toàn miền Bắc (tháng 1/1967). Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN.

1. Vấn đề đạo đức cách mạng trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”
Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò xung kích cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ. Người nhấn mạnh trong Đảng ta đã có rất nhiều cán bộ, đảng viên, thanh niên “đã vì Đảng, vì dân mà oanh liệt hy sinh, đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập”[1].
Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đội ngũ thanh niên và công tác giáo dục đạođức cho đoàn viên, thanh niên. Người nêu rõ yêu cầu về mặt đạo đức, đề ra những phẩm chất đạo đức cơ bản cũng như phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.
Người chỉ rõ: “Đảng ta đào tạo ra một thế hệ thanh niên cách mạng, gái cũng như trai, rất hăng hái, dung cảm trong mọi công tác. Đó là những bông hoa tươi thắm trong chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhân dân ta và Đảng ta rất tự hào có những người con xứng đáng như thế”[2].
Thấm nhuần và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức, nhiều thế hệ cách mạng trong đó có thanh niên đã trưởng thành; đã và đang tích cực xây dựng đất nước ta tươi đẹp hơn, đoàng hoàng hơn như mong ước của Người. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy: “Song bên cạnh những đồng chí tốt ấy còn một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức và phẩm chất còn thấp kém”[3]; làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm giảm sút nềm tin của nhân dân đối với Đảng. Người chỉ ra khuyết điểm nặng nhất là họ “mang nặng chủ nghĩa cá nhân”[4]; đồng thời chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng, xuống dốc thì đễ dàng hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm”[5].
Để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết yêu cầu: Đảng phải tăng cường giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho thế hệ trẻ, thế hệ trẻ phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tinh thần tập thể, tổ chức kỷ luật, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
2. Xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh
Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay được kế thừa từ các thế hệ thanh niên ông cha mình những truyền thống tốt đẹp, những giá trị tinh hoa, ưu tú. Mặt khác, thanh niên Việt Nam hiện nay còn là “sản phẩm”, là “con đẻ” của sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập. Từ trong thực tiễn đổi mới, thế hệ trẻ được tôi luyện để trưởng thành, mang một diện mạo nhân cách xứng đáng của “thế hệ đổi mới”. Với chất lượng nhân cách xứng đáng của thanh niên, nguồn nhân lực trẻ Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy đổi mới phát triển, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại hóa. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, vẫn còn một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, bàng quan với những vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời với truyền thống văn hóa dân tộc…
Để đáp ứng yêu cầu mới về chất lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khắc phục những hạn chế của thanh niên nước ta hiện nay; Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành trên nhiều mặt công tác; trong đó việc định hướng giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Để xây dựng, rèn luyện và nâng cao đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Một là,nâng cao nhận thức về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong toàn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục trong toàn xã hội ý thức chăm lo giáo dục thanh niên, làm cho toàn dân thấy được thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, đóng vai trò quyết định của sự nghiệp cách mạng, là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước, để có sự quan tâm đến thanh niên, đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức thanh niên, cùng với Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội làm tốt công tác giáo dục đạo đức thanh niên. Bên cạnh đó, không ngừng giáo dục cho thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ thanh niên; đề cao ý thức tự tôn dân tộc hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ; có ý thức lập thân lập nghiệp vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, “phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”[6] cho thanh niên. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc của người cách mạng”; cần tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng của thanh niên mà tiêu biểu là phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”, “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”... Đồng thời, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa. Gia đình cần nâng cao trách nhiệm trong giáo dục đạo đức, nếp sống cho con cái, xây dựng gia đình thành tổ ấm thực sự, nơi nuôi dưỡng và bồi đắp những nhân cách cao đẹp. Các cơ sở giáo dục, đào tạo cần tạo một môi trường nhân văn, kỷ cương trong học tập và giảng dạy; cán bộ, giảng viên phải trở thành tấm gương về đạo đức, về cách ứng xử, về việc thực hiện kỷ cương, nề nếp trong dạy và học. Trong phạm vi toàn xã hội, cần kiên quyết thiết lập kỷ cương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ giao thông vận tải đến quản lý đất đai, quản lý y tế, văn hóa, giáo dục, quản lý chặt chẽ việc sử dụng internet của thanh niên...
Ba là, giáo dục,vậnđộng, tạo điều kiện để phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của thanh niên theo yêu cầu và nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ”[7]. Thanh niên là lớp người trẻ, khỏe, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Trước hết phải hình thành cho thanh niên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Thanh niên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Bốn là, thường xuyên nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức Đoàn, bằng nhiều hình thức khác nhau để nâng cao tính tích cực xã hội của thanh niên; phát huy vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa cho đoàn viên, thanh niên. Thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục của Đoàn, các phong trào cách mạng, qua thực tiễn cuộc sống kiểm nghiệm mà thanh niên củng cố niềm tin vào lẽ phải, vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, hình thành cho thanh niên lối sống nhân văn, chia sẻ, trách nhiệm và bản lĩnh cách mạng.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng về đạo đức càng cho thấy ý nghĩa to lớn của tác phẩm “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đây là một “cuốn cẩm nang” quý báu về công tác xây dựng Đảng, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong đó có đội ngũ cán bộ trẻ nhằm thực hiện di nguyện của Bác trước lúc đi xa, đào tạo nhưng lớp người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha ông ./.

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; t.11, tr.602.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; t.15, tr.546
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; t.15, tr.546.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; t.15, tr.546.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; t.15, tr.547.
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; t.15, tr.547

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; t.15, tr.547

Tác giả bài viết: Dư Thị Oanh

Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân

Nhân dân ta thường nói: Ðảng viên đi trước, làng nước theo sau. Ðó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta.

LTS:Tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào đầu năm 1969, đăng trên Báo Nhân dân nhân dịp toàn Đảng, toàn dân ta chuẩn bị kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1969).

Dù rất ngắn gọn, nhưng luận điểm được Người đề cập trong bài viết này mang tính tổng kết thực tiễn; bổ sung, phát triển tư tưởng, lý luận về xây dựng Đảng nói chung, về đạo đức nói riêng. Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu lại bài viết này.

Trải qua 39 năm đấu tranh oanh liệt, làm Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi và ngày nay vừa chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhân dân ta tin tưởng rằng: Ðảng ta lãnh đạo rất sáng suốt đã đưa dân tộc ta tiến lên không ngừng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong lịch sử đấu tranh của Ðảng và trong mọi hoạt động hằng ngày, nhất là trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, rất nhiều cán bộ, đảng viên ta đã tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau và đã làm nên những thành tích rất vẻ vang.

Ðảng ta đã đào tạo một thế hệ thanh niên cách mạng, gái cũng như trai, rất hăng hái, dũng cảm trong mọi công tác.

Ðó là những bông hoa tươi thắm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhân dân ta và Ðảng ta rất tự hào có những người con xứng đáng như thế.

Song bên cạnh những đồng chí tốt ấy, còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém.

Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo "mình vì mọi người" mà chỉ muốn "mọi người vì mình".

Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.

Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Ðảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân.

Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm.

Ðể làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Ðảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Ðảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Ðảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Ðảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Ðảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Ðảng phải chặt chẽ.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Ðảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ.

Ðó là một cách thiết thực để kỷ niệm ngày thành lập Ðảng ta, Ðảng vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân anh hùng của chúng ta. Ðó cũng là một việc làm cần thiết để giúp tất cả cán bộ, đảng viên đều tiến bộ, góp sức nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước toàn thắng và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 5409, ngày 3-2-1969

Theo Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 546-548.

Theo trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sửa đổi lối làm việc (phần cuối)

Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau.

Tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và ý nghĩa thời đại

07:23 23/12/2018

Nhân dịp kỉ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-1930 – 3-2-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Những thắng lợi to lớn mà Đảng ta giành được đã chứng minh sự sâu sắc, đúng đắn của những quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra.

  • Đảng coi trọng giáo dục và nêu gương đạo đức cách mạng
  • Thấm nhuần đạo đức Cách mạng
  • ''Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân'' - tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc

Bài viết của Bác đã trở thành tác phẩm kinh điển để đề ra đường lối và là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.

Ngay từ năm 1969, khi mà Đảng ta đang lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà, giữa bao nhiêu công việc quan trọng, Bác đã đưa ra yêu cầu nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Bởi nếu không xây dựng Đảng bằng hai mặt là phấn đấu rèn luyện theo đạo đức cách mạng và triệt tiêu chủ nghĩa cá nhân thì sự nghiệp cách mạng của Đảng sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thậm chí là nguy cơ.

Bác đã chỉ ra rằng: Bên cạnh nhiều Đảng viên anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi đầu làm nên những thành tích rất vẻ vang còn có một số ít đảng viên đạo đức phẩm chất còn thấp kém. Đó là những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, luôn nghĩ đến lợi ích của mình trước hết. Từ đó sinh ra tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi đi đến tha hóa, thiếu tính kỉ luật, khinh thường quần chúng, gây mất đoàn kết nội bộ… làm hại đến lợi ích của Đảng, Nhà nước, lợi ích của cách mạng và của nhân dân. Do đó, phải loại trừ căn bệnh nguy hiểm này ra khỏi nội bộ Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, muốn nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân thì trước hết phải coi trọng công tác giáo dục về lí tưởng cách mạng, về phẩm chất cách mạng cho mỗi đảng viên. Đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng lên trên hết. Phải lấy cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư làm lẽ sống. Đây phải là nền tảng cốt lõi để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Bác cũng đặt ra các chế định cụ thể để yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên thực hiện nghiêm túc.

Đó là thực hành tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ. Xin được in đậm những từ Bác dùng trong tác phẩm để thấy rõ những yêu cầu rất nguyên tắc mà Bác đặt ra.

Ngày nay, đọc lại tác phẩm của Bác, soi chiếu với những vấn đề mà Đảng ta đang đặt ra rất khẩn thiết trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, càng thấy những điều Bác nêu ra không chỉ có giá trị cảnh báo nghiêm khắc tình hình lúc đó mà còn có giá trị cảnh báo cho tình hình hiện nay đối với chúng ta. Đó chính là ý nghĩa thời đại mà mỗi đảng viên cần phải thấm nhuần và luôn luôn có ý thức tuân theo.

Trong sự phát triển đi lên của kinh tế thị trường hiện nay, một nguy cơ tiềm ẩn thường trực là chủ nghĩa cá nhân luôn rình rập tấn công vào Đảng, nhất là đối với những đảng viên có chức có quyền. Sức công phá của nó càng lợi hại khi tính vụ lợi đã bị kích lên cao, khi mà giá trị thực dụng ăn sâu vào máu thịt. Những vụ án tiêu cực, tham nhũng, gây thiệt hại về kinh tế hàng ngàn tỉ đồng, gây tổn thất về cán bộ, có cả cán bộ cấp chiến lược xảy ra vừa qua, được Đảng ta kiên quyết thẳng tay đấu tranh đã nói lên điều đó. Cuộc đấu tranh này tuy bước đầu đã đem lại kết quả tốt, đem lại niềm tin đối với quần chúng, nhưng “tảng băng” tiêu cực tham nhũng vẫn còn lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà như ông cha ta đã đúc kết, đó là “giặc nội xâm” phải triệt tiêu vì nó liên quan đến sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Dẫu còn nhiều khó khăn phức tạp đặt ra, nhưng Đảng ta khẳng định tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh. Đảng đã thể hiện sự quyết tâm bằng việc yêu cầu toàn Đảng thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15-5-2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết số 04 –NQ/TƯ ngày 30-10-2016 về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Với sự chỉ đạo sát sao của Trung ương, nhận diện rõ những biểu hiện của căn bệnh suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và với 4 giải pháp Trung ương đã nêu là những định hướng để chúng ta thực hiện theo lời dạy của Bác, nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Gần đây Trung ương ban hành qui định về nêu gương đối với cán bộ đảng viên, nhất là ở cấp Trung ương, trong đó chỉ rõ trước hết là phải nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Đây là một việc rất khó khăn phức tạp nhưng vì sự vững mạnh của Đảng mà chúng ta quyết tâm làm, không có lực lượng nào ngăn cản được. Đó cũng chính là thông điệp được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát đi trong các kì tiếp xúc cử tri gần đây.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của đạo đức cách mạng. Ở Người, lời nói luôn gắn với hành động. Cả một đời hoạt động cách mạng của Người là tấm gương sáng đầy tự hào và xúc động về phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không chút mảy may về chủ nghĩa cá nhân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người dày công quan tâm lãnh đạo, xây dựng lực lượng CAND.

Ngay từ năm 1948, Người đã có 6 điều dạy về tư cách Người Công an cách mạng mà trong đó cốt lõi là đạo đức cách mạng. Bởi nhiệm vụ chính trị cao nhất của CAND là “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” nên đạo đức cách mạng được đặt lên hàng đầu. CAND trưởng thành to lớn như ngày nay cũng chính nhờ có công ơn của Bác. Cùng với việc thấm nhuần quan điểm nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân mà Bác đã nêu ra, cán bộ chiến sĩ Công an chúng ta luôn học tập và làm theo 6 điều dạy của Bác, đồng thời thực hiện 5 lời thề danh dự và 10 điều kỉ luật trong CAND. Đó là những cẩm nang quí báu đã đồng hành và góp phần làm nên truyền thống vẻ vang của CAND trong hơn 70 năm qua.

Ngày nay, mỗi cán bộ chiến sĩ CAND học tập và làm theo lời dạy của Bác về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, xây dựng lực lượng Công an lớn mạnh toàn diện vừa là thể hiện tình cảm biết ơn đối với Bác Hồ kính yêu vừa là trách nhiệm của mình trước yêu cầu nhiệm vụ hiên nay. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an cần coi việc rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân là việc làm hàng ngày, phải được thực hiện nghiêm túc.

Không một ai được chủ quan, phải luôn tự giác và nhất là phải nghiêm khắc với bản thân. Bởi chủ nghĩa cá nhân âm thầm đi vào từng người, gặm nhấm từng bước nên tự mình phải rất tỉnh táo, tự mình phải tích cực phòng ngừa. Mỗi cán bộ chiến sĩ Công an vừa nêu cao lí tưởng đạo đức cách mạng, vừa nêu cao ý thức tổ chức kỉ luật, thực hiện nghiêm chế độ công tác, chế độ sinh hoạt ở chi bộ Đảng, trong đơn vị và trong các mối quan hệ để mỗi chúng ta là một tấm gương sáng về “CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

# chủ nghĩa cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản đạo đức cách mạng ý nghĩa thời đại

Facebook Twitter Link gốc

Video liên quan

Chủ đề