Tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân viên thiết kế dịch vụ là hoạt động để thu hẹp khoảng cách:

Khoảng cách năng lực (skill gap) là tình trạng nhân viên của bạn thiếu các kỹ năng cần thiết để hoàn thành một mục tiêu cụ thể, vì vậy khó đạt được thành công. Nói cách khác, thuật ngữ này định nghĩa tình trạng nhân viên không thể đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo bởi họ thiếu các kiến thức, kỹ năng hoặc năng lực phù hợp.

Quy trình xác định khoảng cách năng lực một cách hiệu quả

Khoảng cách về năng lực có thể được chia thành 2 loại khác nhau: vấn đề thuộc kĩ năng hoặc vấn đề trong quản lý, cả hai đều có ảnh hưởng đến hiệu năng và năng suất làm việc của một cá nhân hoặc cả nhóm.

  • Vấn đề thuộc kĩ năng là khi nhân viên của bạn thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành các công việc được giao; vấn đề này có thể giải quyết bằng cách đào tạo hoặc phát triển thêm.
  • Vấn đề trong quản lý là những vấn đề liên quan đến hành vi của một nhân viên, có thể chủ động được giải quyết thông qua người quản lý.

Đọc thêm: Khó khăn phổ biến nhất trong hoạch định kế nhiệm là gì?

Tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân viên thiết kế dịch vụ là hoạt động để thu hẹp khoảng cách:

Cả hai yếu tố trên đều có những ảnh hưởng nhất định đến văn hoá và sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, xác định những khoảng cách trong năng lực rất quan trọng trong việc thiết lập chương trình đào tạo hiệu quả và chi tiết. Để xác định khoảng cách năng lực hiện tại của cấp dưới, hãy cân nhắc các bước cơ bản sau:

1. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Cho dù nhân viên của bạn đang làm việc hiệu quả như thế nào, thì với sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, nhân viên của bạn sẽ cần nhiều kỹ năng hơn hiện tại để có thể thực hiện các dự án mang tính phức tạp hơn.

Ưu tiên xác định các mục tiêu của công ty trước sẽ giúp bạn xác định rõ những đào tạo cần thiết ngay bây giờ và về sau. Vì bước này trông có vẻ đơn giản và dễ bị bỏ qua, việc xác định trước mục tiêu của công ty giúp ích cho quá trình quyết định, ví dụ như: quyết định tập trung đào tạo các kỹ năng kỹ thuật hay kỹ năng phục vụ khách hàng sẽ cần thiết hơn, thậm chí cả hai hoặc một yếu tố khác.

Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số

2. Làm rõ các kỹ năng cần thiết dựa trên vai trò của từng cá nhân

Các công việc khác nhau đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Các nhân viên mảng IT có lẽ không cần kỹ năng bán hàng nhiều như các nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh. Để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng trong việc lập kế hoạch đào tạo hoặc thiết kế các khóa học bổ sung cho nhân viên, các kỹ năng cần thiết cho từng vị trí trong công ty cần được miêu tả rõ ràng. Hơn nữa, việc này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình đánh giá năng lực nhân viên.

Ưu tiên các kỹ năng quan trọng dựa trên chức vụ công việc. Ví dụ, một quản lý hoặc một lãnh đạo nhóm sẽ cần những kỹ năng chuyên sâu, trong khi đó, những công việc khác sẽ chỉ đòi hỏi các kiến thức cơ bản. Đồng thời, bạn cần đảm bảo rằng quản lý hiểu rõ nhu cầu kiến thức của cấp dưới và những kĩ năng họ cần đạt được trong tương lai.

Đọc thêm: Doanh nghiệp có nên đầu tư phát triển lãnh đạo trong năm 2018?

3. Đánh giá và phân tích hiệu suất của nhân viên

Đây là bước quan trọng nhất của toàn bộ quy trình bởi nó quyết định những khía cạnh chuyên môn cần được phát triển thêm. Có nhiều phương pháp để thu thập dữ liệu và đưa ra đánh giá hiệu suất nhân viên:

  • Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (Key Performance Indicators - KPIs): KPIs là thuật ngữ quen thuộc đối với các doanh nghiệp, đây là một phương pháp hữu ích để xác định mức độ hiệu quả trong công việc của một nhân viên. Các đánh giá dựa trên KPIs cung cấp thông tin hữu ích giúp xác định các vấn đề nhân viên của bạn đang gặp phải, từ đó chỉ ra khoảng cách trong năng lực hiện tại của họ.
  • Các bài kiểm tra đánh giá năng lực: Các bài đánh giá là cách tuyệt vời để xác định khoảng cách năng lực. Vậy thì làm thế nào để đánh giá nhân viên của bạn? Có rất nhiều cách như: sử dụng các bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm hoặc tích hợp sẵn trên các phần mềm quản lý nhân tài.
  • Phản hồi 360 độ: Các phản hồi - không chỉ từ đồng nghiệp của nhân viên mà còn từ cấp quản lý và khách hàng, là công cụ hữu ích trong việc xác định khoảng cách năng lực của nhân viên. Một trong những phương pháp thu nhận phản hồi hiệu quả nhất với mục đích đánh giá hiệu suất nhân viên là Phản hồi 360 vì dữ liệu thu được rất đầy đủ.
  • Quan sát và đánh giá liên tục: Các quản lý dành thời gian làm việc thực tế với cấp dưới có thể thu được trải nghiệm trực tiếp về tình trạng làm việc của nhân viên. Quan sát trực tiếp cũng cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất và những hạn chế ẩn của nhân viên nếu có.
Tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân viên thiết kế dịch vụ là hoạt động để thu hẹp khoảng cách:

4. Lên kế hoạch và phát triển để thu hẹp khoảng cách trong năng lực

Sau khi đánh giá năng lực của nhân viên, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch phát triển cho cả quy trình đào tạo và tuyển dụng để lấp đầy những lỗ hổng quan trọng còn thiếu. Quá trình lập kế hoạch cần xác định rõ ràng và chính xác những hỗ trợ và thời gian cần thiết để tiến hành đào tạo... Việc đào tạo có thể được thực hiện dưới hình thức hướng dẫn, tư vấn, các chương trình học trực tuyến và nhiều hơn nữa.

Xác định khoảng cách năng lực để phát triển tiềm năng của nhân viên

Bước phát triển tiếp theo của các doanh nghiệp để thành công là liên tục đào tạo đội ngũ nhân viên. Do đó, việc xác định khoảng cách năng lực là nền tảng để các doanh nghiệp đảm bảo rằng các nhân viên được đào tạo bài bản, có đầy đủ kiến thức cần thiết và có sự chuẩn bị tốt cho sự tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Loại bỏ khoảng cách trong năng lực sẽ giúp tăng nhận thức của nhân viên về nhu cầu học tập của họ và phá bỏ những trở ngại trong việc học các kỹ năng mới.

Chúng ta đang trải qua kỷ nguyên mới của quá trình tuyển chọn nhân tài, các vị trí công việc ngày càng đòi hỏi kỹ năng và kiến thức phức tạp hơn. Ngoài việc tuyển dụng định hướng theo kỹ năng, chúng ta cần xem xét thêm 3 yếu tố chính khi tuyển dụng: tiềm năng, hiệu suất làm việc và sự phù hợp với mục tiêu của công ty.

Đọc thêm: [Infographic] Phân biệt giữa nhân viên tiềm năng cao và nhân viên năng suất cao

Một nền tảng quản lý nhân tài hiệu quả cho phép các tổ chức nhận thức, phát triển và thu hút các nhân tài, cuối cùng là dẫn đến khả năng tối ưu hóa năng lực nhân viên. Phân tích các khoảng cách năng lực của nhân viên là một cách nhắc nhở họ về các nhu cầu doanh nghiệp cần, trong hiện tại và trong tương lai, từ đó nâng cao nhận thức về những kỹ năng quan trọng cần được phát triển.

Hãy để TRG Talent tư vấn giúp bạn những giải pháp Quản lý Tài năng thích hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Để biết thêm chi tiế, truy cập trang web của TRG Talent hoặc yêu cầu một buổi demo ngay hôm nay!