Thạc sĩ Luật học bao nhiêu năm?

Tôi vừa tốt nghiệp cử nhân Luật và có mong muốn học thạc sĩ. Vậy tôi có thể học thạc sĩ Luật ở đâu và chi phí học thạc sĩ hiện nay là bao nhiêu? (Thanh Ngân - Phú Yên)

Thạc sĩ Luật học bao nhiêu năm?
Mục lục bài viết

1. Học thạc sĩ luật ở đâu?

Hiện nay, trên khắp cả nước có nhiều cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ luật, đơn cử như:

* Khu vực miền Nam:

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường Đại học Kinh tế - Luật.

- Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế).

* Khu vực miền Trung:

- Trường Đại học Luật - Đại học Huế.

- Phân hiệu trường Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk.

* Khu vực miền Bắc:

- Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Học thạc sĩ tốn bao nhiêu tiền?

Tùy theo chương trình đào tạo thạc sĩ của mỗi trường mà chi phí học thạc sĩ sẽ khác nhau.

Đơn cử, mức học phí chương trình đào tạo thạc sĩ khóa 2022 - 2024 của Trường Đại học Luật Tp.HCM là 99.760.000 đồng/01 người học.

Thạc sĩ Luật học bao nhiêu năm?

Hình từ Internet

3. Điều kiện học thạc sĩ 

Điều kiện học thạc sĩ được quy định tại Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT bao gồm:

Điều kiện (1): Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

Trong đó, ngành phù hợp là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trang bị cho người học nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ; cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi dự tuyển. 

Điều kiện (2): Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Ứng viên đáp ứng yêu cầu này khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Điều kiện (3): Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

* Một số lưu ý

- Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).

- Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài, ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau đây:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;

+ Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Căn cứ Quy chế đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 08/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH LUẬT

Hình thức tuyển sinh:

Xét tuyển thẳng:

Điều kiện xét tuyển thẳng:

Hình thức xét tuyển thẳng chỉ áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp cử nhân tại Khoa Luật, ĐHQGHN đáp ứng những điều kiện sau:

  • Về bằng tốt nghiệp trình độ đại học: đáp ứng một trong hai yêu cầu:

+ Tốt nghiệp cử nhân Luật chất lượng cao (Chương trình chất lượng cao được nhà nước đầu tư), hệ chính quy, xếp hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
+ Tốt nghiệp cử nhân Luật, cử nhân Luật Kinh doanh, hệ chính quy, xếp hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

  • Về năng lực ngoại ngữ: thí sinh nộp minh chứng về trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của CTĐT tại thời điểm nộp hồ sơ (phụ lục 1, phụ lục 2). Đối với CTĐT yêu cầu năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, thí sinh chưa có minh chứng về trình độ ngoại ngữ có thể đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ trong cùng đợt tổ chức thi TSSĐH của ĐHQGHN (việc đăng ký và tổ chức thi môn Ngoại ngữ thực hiện theo quy định hiện hành).

Lưu ý: Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại phụ lục 9) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.

Thời gian xét tuyển thẳng và thông báo kết quả xét tuyển thẳng:
Công việcThời gianThời gian nộp hồ sơ giấy tuyển thẳng (hướng dẫn chi tiết tại phụ lục 12)Đợt 1: từ 8h00 ngày 17/01/2021 đến 17h00 ngày 31/03/2021.

Đợt 2: từ 8h00 ngày 26/04/2020 đến 17h00 ngày 25/08/2021.

Thời gian xét tuyển thẳngĐợt 1: từ ngày 03/04/2021 đến ngày 07/04/2021

Đợt 2: từ ngày 28/08/2021 đến ngày 30/08/2021

Thời gian thông báo kết quả xét tuyển thẳngĐợt 1: dự kiến từ ngày 07/04/2021 đến ngày 09/04/2021

Đợt 2: dự kiến từ ngày 30/08/2021 đến ngày 03/09/2021

Lưu ý: Những thí sinh không được xét tuyển thẳng sẽ được chuyển sang hình thức thi tuyển của đợt tuyển sinh đó.

– Thí sinh dự tuyển theo diện xét tuyển thẳng ngoài việc đăng ký trực tuyến còn phải nộp đầy đủ hồ sơ tại HĐTS trong thời gian quy định. Nộp bản cứng hồ sơ theo quy định tại P305B Tòa B số 290 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ trực tiếp Hotline: 0985.794.333 để được tư vấn làm hồ sơ.




Thời gian tuyển sinh:

– Đợt 1: thi tuyển vào các ngày 17 và 18/04/2021.

– Đợt 2: thi tuyển vào các ngày 11 và 12/09/2021.

Địa điểm thi. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Lịch tuyển sinh chi tiết:

Đợt 1

Công việcThời gianTập trung thí sinh, thi môn Cơ bản/ bài thi Đánh giá năng lựcSáng thứ Bảy, 17/04/2021Thi môn Cơ sởChiều thứ Bảy, 17/04/2021Thi môn Ngoại ngữSáng Chủ nhật, 18/04/2021

Đợt 2

Công việcThời gianTập trung thí sinh, thi môn Cơ bản/ bài thi Đánh giá năng lựcSáng thứ Bảy, 11/09/2021Thi môn Cơ sởChiều thứ Bảy, 11/09/2021Thi môn Ngoại ngữSáng Chủ nhật, 12/09/2021

Chuyên ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh và các môn thi tuyển

Chuyên ngành tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh:

SttChuyên ngànhChỉ tiêu

(Đợt 1 và đợt 2)

Chỉ tiêu xét tuyển thẳng     1.Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (định hướng nghiên cứu). Mã số: 838 0101.01.20 

10

     2.Luật hiến pháp và luật hành chính (định hướng nghiên cứu)

Mã số: 838 0101.02.

25 

10

     3.Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng nghiên cứu).

Mã số: 838 0101.04.

40 

3

     4.Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng nghiên cứu).

Mã số: 838 0101.03.

45 

2

     5.Luật kinh tế (định hướng nghiên cứu).

Mã số: 838 0101.05.

45 

2

     6.Luật quốc tế          (định hướng nghiên cứu).

Mã số: 838 0101.06.

15 

6

     7.Luật biển và quản lý biển          (định hướng nghiên cứu).

Mã số: 838 0101.07.

15 

6

     8.Pháp luật về quyền con người (định hướng nghiên cứu).

Mã số: 838 0101.08.

25 

10

     9.Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng (định hướng nghiên cứu). Mã số: 838 0101.09.2010Cộng:25059

 Lưu ý: Chỉ tiêu có thể được thay đổi dựa trên số thí sinh đăng ký dự thi vào từng chuyên ngành.

Môn thi tuyển sinh:

(áp dụng cho tất cả các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ)

1) Môn cơ bản: Đánh giá năng lực

2) Môn cơ sở: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

3 Môn ngoại ngữ: Môn thi ngoại ngữ gồm 6 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc.

          * Thí sinh có năng lực ngoại ngữ thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

1) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

2) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

3) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

4) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 (đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN). Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng kí dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận

Thạc sĩ Luật học bao nhiêu năm?

Thời gian đào tạo:

– Thời gian đào tạo đối với bậc đào tạo thạc sĩ: 1,5 năm đến 2 năm.

– Thời gian được phép kéo dài tối đa là 2 năm.

Điều kiện dự tuyển đào tạo bậc thạc sĩ:

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật; hoặc ngành phù hợp với ngành Luật (chi tiết về ngành phù hợp tại Phụ lục 4); Riêng chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng có tuyển sinh một số ngành gần (chi tiết tại phụ lục 6, mục 6.2).

Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

b) Có lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận;

c) Có đủ sức khỏe để học tập;

d) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Khoa Luật.

Đối tượng ưu tiên và mức ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo thạc sĩ

a). Đối tượng ưu tiên

  • Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác, quyết định tuyển dụng hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
  • Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1;
  • Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;
  • Con liệt sĩ;
  • Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;
  • Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

b). Mức ưu tiên

  • Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi ĐGNL
  • Không áp dụng chính sách ưu tiên đối với các chuyên ngành tuyển sinh theo phương thức xét tuyển.
Hồ sơ đăng kí dự thi.

Thời gian đăng ký của thí sinh được mở liên tục trong cả năm và được khóa lại theo từng đợt tại thời điểm chuẩn bị cho công tác tổ chức thi.

Thí sinh thực hiện đăng kí dự thi theo hướng dẫn. Thời gian đăng ký:

– Đợt 1: từ 8h00 ngày 17/01/2021 đến 17h00 ngày 02/04/2021.

– Đợt 2: từ 8h00 ngày 26/04/2020 đến 17h00 ngày 27/08/2021.

Nộp lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của đơn vị hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Phòng tuyển sinh P305B Tòa B số 290 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

  1. a) Mức thu lệ phí dự thi (gồm cả lệ phí xét duyệt hồ sơ):

Bậc thạc sĩ:

– Thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ:      370.000 đ

– Thí sinh phải thi môn ngoại ngữ:               420.000 đ

Lệ phí tuyển sinh sau đại học năm 2021 tạm thu theo mức quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/03/2015 của Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí dự thi, dự tuyển và sẽ được điều chỉnh khi có văn bản quy định mới.

Học thạc sĩ Luật học phí bao nhiêu?

Tổng mức thu học phí của các chương trình đào tạo thạc sĩ niên khóa 2023 - 2025 với thời gian đào tạo 1,5 năm là 79.800.000 đồng, trong đó: Mức thu học phí của các chương trình đào tạo thạc sĩ năm học 2023 - 2024 là 37.500.000 đồng và mức thu học phí của các chương trình đào tạo thạc sĩ năm học 2024 - 2025 là 42.300. ...

Học thạc sĩ và tiến sĩ bao nhiêu năm?

THỜI GIAN, HÌNH THỨC VÀ NGÔN NGỮ ĐÀO TẠO Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ (kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh) là 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, và 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ.

Học thạc sĩ Kế toán trong bao lâu?

Thông thường, chương trình đào tạo Thạc sĩ Kế toán sẽ được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 1,5 năm đến 2 năm.

Thạc sĩ Luật là gì?

Bằng LLM, hay Thạc sĩ Luật, là bằng cấp được trao cho những người đã có bằng luật chuyên nghiệp, những người đã hoàn thành chương trình giáo dục và nghiên cứu nâng cao trong một lĩnh vực luật cụ thể.