Thành tựu của các nước Mĩ La tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Mục lục

1. Những nét chung [edit]

2. Cu Ba [edit]

  • Nhiều nước ở Mĩ La-tinh giành độc lập, thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha từ những thập niên đầu thế kỷ XIX, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ.
  • Sau Chiến tranh thế giới  thứ hai, một cao trào đấu tranh bùng nổ ở Mĩ La-tinh, tiêu biểu nhất là Cu-Ba. Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy”.
  • Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước: thu được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, một số nước còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.

Cu Ba [edit]

1. Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài

  • Tháng 3-1952, Mĩ giúp Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự
  • Dưới chế độ Ba-ti-xta, nhân dân Cu Ba tiến hành đấu tranh giành chính quyền.

         - Mở đầu là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa của 135 thanh niên yêu nước, dưới sự lãnh đạo  của Phi-đen Ca-xtơ-rô.

         - Ngày 1-1-1959:  cách mạng thắng lợi

2. Công cuộc xây dựng đất nước

  • Sau cách mạng, chính phủ cách mạng lâm thời do Phi-đen đứng đầu tiến hành cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng và thanh toán nạn mù chữ... → Bộ mặt đất nước thay đổi căn bản và sâu sắc.
  • Tháng 4-1961: tuyên bố tiến lên CNXH
  • Mặc dù bị Mĩ bao vây, cấm vận kinh tế, Cu Ba vẫn giành được nhiều thành tựu to lớn.

Page 2

    • 👉 HƯỚNG DẪN THI THỬ Trang

    • ĐỀ THI THỬ 01 (Đã kết thúc)

    • ĐỀ THI THỬ 02 (Đã kết thúc)

    • ĐỀ THI THỬ 03 (Đã kết thúc)

    • ĐỀ THI THỬ SỐ 4 (Mở vào 20h30 thứ 7 ngày 15/5) Trang

    • ĐỀ THI THỬ SỐ 5 (Đã kết thúc) Trang

    • ĐỀ THI THỬ SỐ 6 (Đang mở) Trang

      CHÚ Ý: Kể từ đề thi thử số 4, các em sử dụng điện thoại di động sẽ làm bài trực tiếp trên App Hocbaionha, hoặc ở giao diện "Nhà của tôi" trên web tại địa chỉ //my.hocbaionha.com
      Các em CẦN vào App Store, Google Play cài đặt App để làm bài, và xem phần Hướng dẫn ở đầu khóa học nhé.

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 7 trang 31

(trang 31 sgk Lịch Sử 9): - Xác định trên bản đồ châu Mĩ vị trí các nước Cu-ba, Chi-lê, Ni-ca-ra-goa và nêu lên các sự kiện đấu tranh ở ba nước này.

Trả lời:

- Cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.

- Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 - 1970 ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 - 1973.

- Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ.

=> Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991

(trang 32 sgk Lịch Sử 9): - Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?

Trả lời:

Cuộc tấn công pháo đài Môn-đa-ca (26-7-1953) của 135 thanh niên yêu nước do Luật sư trẻ Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy là một cuộc đấu tranh vũ trang. Từ sau cuộc tấn công đó, cách mạng Cu-ba chuyển sang giai đoạn đấu tranh vũ trang giành thắng lợi với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới – trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.

(trang 32 sgk Lịch Sử 9): - Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.

Trả lời:

Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:

- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau giữa hai nước (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

Câu 1 (trang 32 sgk Sử 9): Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945.

Lời giải:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành “sân sau” của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu trnah chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

- Cách mạng Cu-ba thành công năm 1959 đánh dấu bước phát triển mới của phong tròa giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành “Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiểu nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.

- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trong: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 24 VBT Lịch Sử 9: Hãy trình bày những nét lớn về tình hình các nước Mĩ La-ting qua các giai đoạn sau:

- Vào những thập niên đầu của thế kỉ XX

- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Lời giải:

- Vào những thập niên đầu của thế kỉ XX: Nhiều nước Mĩ La-ting đã thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành đucọc độc lập. Tuy nhiên, sau đó, các nước Mĩ La-ting lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sâu sau” của Mĩ.

- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai: một cao trào cách mạng chống chế độ độc tài “thân Mĩ” bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu-ba, Bô-lô-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la.... → chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc – dân chủ được thiết lập.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX: Tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-ting gặp nhiều khó khăn: đói nghèo, nợ nước ngoài chồng chất, tệ nạn tham nhũng...

Bài 2 trang 24-25 VBT Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng chỉ thành tựu của các nước Mĩ La-ting trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Lời giải:

xCủng cố độc lập, chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và cùng nhau thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

Bài tập 3 trang 25 VBT Lịch Sử 9: Trong cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của các thế lực đế quốc, nước nào ở Mĩ La-ting đã thể hiện rõ vai trò tiên phong đi hàng đầu?

A. Ác-hen-ti-na

B. Bra-xin

C. Bô-li-vi-a

D. Cu-ba

E. Vê-nê-xu-ê-la

Lời giải:

D. Cu-ba

Video liên quan

Chủ đề