Thay thận bao nhiêu tiền

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép thận thứ 1.000. Đó là ca phẫu thuật thay thận cho bệnh nhân Đ.X.T, 49 tuổi, ở Hà Nội, vào ngày 28/9/2020.

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ca ghép thận bệnh nhân Đ.X.T.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh nhân Đ.X.T có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối độ II từ năm 2017, điều trị bảo tồn (dùng thuốc, lọc máu, chưa cần thay thế thận). Tuy nhiên, đến tháng 1/2020, bệnh nhân chuyển sang bệnh thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo chu kỳ 3 lần/tuần tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

“Nếu không được thay thận, bệnh nhân phải lọc máu, chạy thận nhân tạo suốt đời, nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng tim, nhiễm trùng, suy tim, bệnh lý cơ xương khớp…”, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng cho biết. Ngoài ra, việc chạy thận nhân tạo lâu ngày cũng ảnh hưởng đến kinh tế cho người bệnh.

Trên thực tế, do chi phí cao của các biện pháp điều trị thay thế thận nên điều trị thay thế thận chỉ áp dụng chủ yếu (80%) cho người bệnh tại các nước đã phát triển. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển tỷ lệ này chỉ là 10 – 20%; rất nhiều người bệnh không được ghép thận sẽ tử vong với các biến chứng của suy thận giai đoạn cuối.

Phó Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Ninh Việt Khải cho biết thêm: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là đơn vị đứng đầu cả nước về ghép tạng từ người cho chết não. Từ trường hợp ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức vào năm 2002, đến thời điểm hiện tại có tới 122 ca ghép thận từ người cho chết não (12%).

“Người cho chết não cùng lúc có thể hiến 2 quả thận để ghép cho 1 bệnh nhân và có thể hiến nhiều tạng khác như tim, phổi, gân, giác mạc, mạch máu để mang lại sự sống cho nhiều người bệnh. Kỹ thuật ghép thận từ người cho chết não có nhiều ưu điểm hơn từ người cho sống bởi khi lấy tạng từ người hiến sống phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người hiến. Phẫu thuật trên thể trạng bệnh nhân khỏe mạnh, mọi thao tác lấy tạng đều phải chính xác, tránh tai biến”, Phó Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Ninh Việt Khải chia sẻ.

Lấy tạng từ người cho chết não sẽ lấy được những mạch máu dài hơn so với lấy từ người hiến sống, tạo thuận lợi cho cuộc ghép. Đối với người hiến sống, chỉ lấy được các mạch máu ngắn hơn, do vậy để cuộc ghép thuận lợi, các bác sĩ đã có nhiều phương án giải quyết như chuyển các mạch máu khác để ghép thận, tạo hình làm dài các mạch thận bằng các tĩnh mạch sinh dục hoặc đoạn mạch được bảo quản từ ngân hàng mô.

Hiện nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành 100% ca mổ nội soi lấy tạng từ người hiến sống, giúp giảm đau sau mổ, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, hồi phục nhanh, rút ngắn thời gian nằm viện.

Ca ghép thận cho bệnh nhân Đ.X.T được tiến hành trong 3 giờ; sau phẫu thuật, người bệnh được hồi sức tích cực theo dõi và điều trị. Hiện tại, sau 10 ngày ghép thận, bệnh nhân Đ.X.T hoàn toàn ổn định, tỉnh táo, ăn uống bình thường và có thể xuất viện, sớm trở lại cuộc sống thường ngày.

“Tôi vô cùng biết ơn các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tận tâm cứu chữa cho tôi. Hy vọng sẽ có thêm nhiều người bệnh được hồi sinh sự sống như tôi…”, bệnh nhân Đ.X.T xúc động nói.

Ghép thận từ người sống cho thận (LDKT) là thủ thuật ngoại khoa thực hiện ghép thận từ người sống (người hiến) cho bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối (người nhận). Đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa đa lĩnh vực, bác sĩ chuyên khoa thận và bác sĩ chuyên khoa niệu có trình độ chuyên môn cao cùng đội ngũ y tá của chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc ghép thận của người hiến vào vùng chậu dưới của người nhận và thường không phải cắt bỏ thận của chính người nhận. Người hiến không nhất thiết phải có mối liên hệ di truyền với người nhận.

Để đảm bảo kết quả tốt hơn về thời gian sống thêm, trước hết bác sĩ chuyên khoa cần xác định xem bệnh nhân và người hiến có thích hợp để tiến hành LDKT hay không. Ca phẫu thuật có thể được lên lịch ngay khi cả bệnh nhân và người hiến được đánh giá là có đủ sức khỏe để tiến hành thủ thuật.

Chương trình LDKT của chúng tôi thực hiện các ca phẫu thuật mở và nội soi cũng như các can thiệp ngoại khoa bao gồm kiểm soát bệnh cấp tính và mạn tính, kiểm soát bệnh giai đoạn cuối và ghép thận.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị được giao nhiệm vụ tăng cường kiểm tra hoạt động khám sức khỏe đối với người lái xe thuộc thẩm quyền quản lý nhằm ngăn chặn và hạn chế việc cấp giấy khám sức khỏe giả, cấp khống giấy khám sức khỏe...

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Sở Y tế các tỉnh, thành; các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học về tăng cường quản lý nhà nước với công tác khám sức khỏe.

Theo Công văn, để tiếp tục chấn chỉnh hoạt động khám sức khỏe, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra các cơ sở thực hiện khám sức khỏe thuộc Ngành quản lý.

Đồng thời, chấn chỉnh, xử lý theo các mức độ đối với các thiếu sót, tồn tại phát hiện trong quá trình thanh, kiểm tra. Các cơ quan, tổ chức, khi tiếp nhận hồ sơ có giấy khám sức khỏe, nếu có nghi ngờ cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời xử lý.

Đặc biệt, Cục Y tế Bộ Công an, Cục Y tế Giao thông vận tải, Sở Y tế tỉnh, thành phố được giao nhiệm vụ tăng cường kiểm tra hoạt động khám sức khỏe đối với người lái xe thuộc thẩm quyền quản lý nhằm ngăn chặn và hạn chế việc cấp giấy khám sức khỏe giả, cấp khống giấy khám sức khỏe.

Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe thuộc quyền quản lý phối hợp cung cấp thông tin của cán bộ được giao đầu mối phụ trách công tác khám sức khỏe, thông tin về bác sĩ thực hiện khám sức khỏe người lái xe (Họ và tên, chữ ký đăng ký ...) liên quan đến vụ việc cần xác minh khi được đề nghị.

Phối hợp với chính quyền địa phương, công an sở tại trong hoạt động thông tin truyền thông, xử lý đối với các trường hợp làm giả giấy khám sức khỏe, cố tình làm trái các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khám và cấp giấy khám sức khỏe.

Yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe thuộc quyền quản lý tăng cường chất lượng trong công tác khám sức khỏe người lái xe, chú trọng các chuyên khoa như mắt, tâm thần, cơ xương khớp.

Đối với các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện thuộc Trường Đại học; Y tế Bộ ngành, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý công tác khám sức khỏe và cấp giấy khám sức khoẻ, kiểm tra, thanh tra công tác khám sức khỏe và phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong việc xử lý, giải quyết các trường hợp vi phạm về khám sức khỏe như giấy khám sức khỏe giả, cấp giấy khám sức khỏe khi không có người khám.

Theo Bộ Y tế, trước đó, để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong lĩnh vực khám sức khỏe, trong những năm qua, Bộ Y tế đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành nhiều Thông tư quy định, hướng dẫn về hoạt động khám sức khỏe của nhiều ngành nghề, nhiều nhóm đối tượng như khám sức khỏe đi làm, đi học, lái xe, lái tàu, phi công, thuyền viên, khám tuyển nghĩa vụ quân sự...

(Sức khỏe và đời sống)

6.550 ca ghép tạng tại Việt Nam trong 30 năm qua

Ngày 4/6 là ngày đánh dấu 30 năm ca ghép thận đầu tiên của Việt Nam thành công do BV Quân y 103 thực hiện. Bệnh nhân hiện tại vẫn sống và làm việc sức khỏe ổn định. Suốt 30 năm qua số lượng ca ghép tạng tăng nhanh (6.550 ca), nhiều kỹ thuật mới được áp dụng thành công.

GS.TS Phạm Gia Khánh - Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam cho biết, công tác ghép tạng của Việt Nam xuất phát sau thế giới 50 năm nhưng lại có tốc độ phát triển vượt bậc và đuổi kịp thế giới. Công tác ghép tạng của Việt Nam suốt chặng đường 30 năm qua với số lượng ca ghép tăng nhanh. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ghép tăng dần. Nhiều tiến bộ kỹ thuật ngoại khoa, các kỹ thuật mới và sử dụng thuốc đã được áp dụng thành công.

Tổng kết về thành tựu của công tác ghép tạng tại Việt Nam, GS.TS Phạm Gia Khánh cho biết, ghép tạng tại Việt Nam bắt đầu khởi xướng từ những năm 60 của thế kỷ 20. Số người được ghép tạng tại Việt Nam từ năm 1992 đến 31/5/2022 là 6.550 người. Trong đó, số người được ghép thận là 6.094 ca; Số người được ghép gan là: 384 ca; Số người được ghép tim là: 59 ca; Số người được thép phổi là: 9 ca; Số người được ghép tụy + thận là: 1 ca; số người được ghép tim + phổi là: 1 ca; Số người được ghép ruột là: 2 ca.

Về ghép thận: Hiện nay, có 21 bệnh viện thực hiện ghép thận. Các bệnh viện thực hiện ghép thận nhiều nhất từ năm 2019 tới 2022 có 5 bệnh viện gồm: BV 103, BV Việt Đức, BV TƯ Huế, BV Chợ Rãy, BV Bạch Mai. Bệnh viện ghép thận nhiều nhất hiện nay là BV Quân y 103. Về ghép gan: hiện nay có: 9 bệnh bệnh thực hiện ghép gan. Về ghép tim: hiện nay có 4 bệnh viện thực hiện được ghép tim Về ghép phổi: hiện nay có 3 bệnh viện thực hiện được ghép phổi.

Thông tin về thành quả trong công tác ghép thận tại Việt Nam, Thiếu tướng, GS.TS Trần Viết Tiến - Giám đốc BV Quân y 103 (Học Viện Quân y) cho biết, thành công của ngành ghép tạng Việt Nam được đánh dấu bởi ca ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 103.

Ngày 4/6 là ngày đánh dấu 30 năm ca ghép tạng đầu tiên của Việt Nam thành công tại BV Quân y 103. Công tác chuẩn bị ca ghép thận đầu tiên với nhiều khó khăn, nhiều sự cố gắng, giúp đỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước, quân dân y phối hợp.

GS.TS Trần Viết Tiến cho hay, hiện tại, bệnh nhân được ghép thận đầu tiên vào ngày 4/6/1992 đã được 30 năm vẫn đang sống, làm việc với sức khỏe ổn định, chất lượng sống tốt, thành công trong công việc. Tuy nhiên thời gian gần đây, chức năng thận bệnh nhân có dấu hiệu kém hơn và đang chuẩn bị ghép thận lần 2. Bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện quân y 103 trước khi ghép thận lại.

Về thời gian sống thêm của bệnh nhân sau gép thận, Thiếu tướng, GS.TS Trần Viết Tiến cho biết, bệnh nhân được ghép thận tại BV Quân y 103 có thời gian sống thêm tương đương với các trung tâm ghép tạng trên thế giới với tỷ lệ: 100% bệnh nhân sau ghép thận sống thêm 1 năm, 95% bệnh nhân sống thêm 5 năm sau ghép.

Thông tin về các ca ghép thận lại trên các bệnh nhân đã ghép thận, GS.TS Trần Viết Tiến cho biết, sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định sau tốt. Có những bệnh nhân ghép thận lại lần thứ 2 đã thành công cả về kỹ thuật ghép và điều trị sau ghép. Bệnh nhân hiện nay vẫn sống khỏe mạnh sau ca ghép lại đã hơn 5 năm. Có 1 ca ghép thận lần thứ 3, thời gian bệnh nhân sống đến nay đã được trên 8 năm, chức năng thận của bệnh nhân sau ghép lần 3 vẫn tốt.

Về kỹ thuật ngoại khoa, kỹ thuật nội soi trong ghép tạng cũng ghi nhận nhiều thành công. Hiện nay, với hơn 1000 ca ghép thận, bệnh viện đã tiến hành lấy thận nội soi từ người hiến được trên 300 người. Sau phẫu thuật lấy thận, người hiến có sức khỏe tốt. Các bệnh nhân được nhận thận từ kỹ thuật lấy thận nội soi tốt.

Theo GS.TS Trần Viết Tiến, trước đây, trong công tác ghép thận không tiến hành ghép cho những người bị viêm gan B và viêm gan C. Hiện nay, nhờ có tiến bộ của các loại thuốc điều trị hai loại viêm gan này cộng với thuốc chống thải ghép tốt, bệnh viện Quân y 103 vẫn tiến hành ghép thận cho người bị viêm gan B, C.  Với những bệnh nhân này, ngay sau ghép, bệnh nhân được dùng thuốc kháng virus.

Theo GS.TS Trần Viết Tiến, ghép tạng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khó khăn đầu tiên là vấn đề thiếu nguồn tạng đặc biệt là tạng từ người cho chết não. Số tạng hiến chủ yếu từ người sống là 6.149 người (chiếm 93,9%) tổng số nguồn tạng hiến. Trong khi đó, số tạng hiến từ người cho chết là 401 người (chiếm 6,1%) tổng số tạng hiến.

Tại BV Quân y 103, tính đến hiện tại mới ghép được 9 ca ghép thận, 2 ca ghép tim, 1 ca ghép thận – tụy lấy tạng từ người cho chết não. Còn lại, các ca ghép khác lấy nguồn tạng từ người sống.

Chi phí cho việc ghép tạng là một khó khăn. Chi phí ghép tạng còn cao so với thu nhập của người dân. Đặc biệt những người bị suy tạng nói chung nhất là suy thận nói riêng thường có điều kiện kinh tế khó khăn do nhiều năm mang bệnh, phải điều trị. Nhiều người bệnh muốn được ghép thận nhưng do khó khăn về kinh tế nên không đủ đẻ thực hiện ghép.

Hiện nay, một ca ghép thận gồm: quá trình chuẩn bị trước khi ghép, trong khi ghép và điều trị sau ghép cần khoảng 200 – 250 triệu. Trong đó, BHYT sẽ chi cho người bệnh từ khoảng từ 150 – 170 triệu, người bệnh phải chi trả khoảng 80 tới 100 triệu.

"Ngay cả các cơ sở khám chữa bệnh cũng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả cho bệnh nhân ghép tạng. Với hơn 200 ca ghép hằng năm và hơn 1000 bệnh nhân đang được chăm sóc điều trị sau ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103 thì toàn bộ chi phí cho các bệnh nhân ghép thận là hơn 200 tỷ, chiếm hơn 25% toàn bộ chi phí của bệnh viện" - GS.TS Trần Viết Tiến nêu rõ.

Một khó khăn nữa của ngành ghép tạng GS.TS Trần Viết Tiến nêu ra đó là thách thức, khó khăn trong pháp lý.

Tại BV Quân y 103, hầu như tháng nào, bệnh viện cũng nhận được công văn của Bộ Công An làm việc với bệnh viện về những trường hơp môi giới mua bán thận. Rất nhiều bác sĩ của BV Quân y 103 trong quá trình tham gia công tác ghép thận bị ảnh hưởng tâm lý không nhỏ về công tác kiểm tra này.

(Sức khỏe và đời sống)

Tin tức y tế 4/6: Cả nước đã tiêm 4.707.118 liều vaccine cho trẻ từ 5-11tuổi

Chiều 4/6, Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới Covid-19 từ 18 giờ ngày 3/6/2022 đến 18 giờ ngày 4/6/2022 tại TP là 218 ca bệnh (74 ca cộng đồng; 144 ca đã cách ly).

Bệnh nhân phân bố tại 119 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (17); Đông Anh (17); Hoàng Mai (15); Đống Đa (14); Nam Từ Liêm (11).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.602.202 ca.

Còn theo Bộ Y tế, tính từ 16 giờ ngày 3/6 đến 16 giờ ngày 4/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 881 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 881 ca ghi nhận trong nước (giảm 158 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, TP (có 755 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, TP ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (218), Yên Bái (72), Nghệ An (49), Vĩnh Phúc (45), Quảng Ninh (39), Phú Thọ (37), Lào Cai (35), Tuyên Quang (29), Đà Nẵng (26), Hải Phòng (26), Sơn La (26), Thái Nguyên (23), TP. Hồ Chí Minh (22), Quảng Bình (22), Hải Dương (21), Thái Bình (20), Quảng Trị (16), Hà Nam (15), Bình Thuận (14), Lâm Đồng (14), Ninh Bình (13), Lạng Sơn (10), Bắc Kạn (10), Hà Giang (10), Hòa Bình (9), Thanh Hóa (9), Nam Định (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Hưng Yên (7), Lai Châu (7), Điện Biên (7), Cao Bằng (6), Khánh Hòa (4), Bình Phước (2), Đồng Nai (2), Hậu Giang (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-43), Phú Thọ (-19), Hà Nam (-16). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (+14), Hải Phòng (+13), Quảng Trị (+9).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 1.010 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.724.554 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.331 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.716.796 ca, trong đó có 9.493.590 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.601.416), TP Hồ Chí Minh (609.496), Nghệ An (484.790), Bắc Giang (387.587), Bình Dương (383.781).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 9.601 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 9.496.407 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 41 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 30 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 4 ca; thở máy không xâm lấn là 1 ca; thở máy xâm lấn là 4 ca; ECMO là 2 ca.

Từ 17 giờ 30 phút ngày 3/6 đến 17 giờ 30 phút ngày 4/6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 0 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.080 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.510.036 mẫu tương đương 85.818.197 lượt người. Trong ngày 3/6 có 226.430 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 221.884.464 liều. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.697.221 liều: Mũi 1 là 71.480.043 liều; Mũi 2 là 68.794.299 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.055.471 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.479.592 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 380.698 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.480.125 liều: Mũi 1 là 8.939.527 liều; Mũi 2 là 8.540.598 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.707.118 liều: Mũi 1 là 4.175.664 liều; Mũi 2 là 531.454 liều.

Giá thay thận bao nhiêu tiền?

Hiện nay, một ca ghép thận gồm: quá trình chuẩn bị trước khi ghép, trong khi ghép và điều trị sau ghép cần khoảng 200 – 250 triệu. Trong đó, BHYT sẽ chi cho người bệnh từ khoảng từ 150 – 170 triệu, người bệnh phải chi trả khoảng 80 tới 100 triệu.

Người cho thận sống được bao lâu?

Vậy thời gian sống bệnh nhân ghép thận được bao lâu? Thông thường, tuổi thọ thận được ghép được khoảng 10 năm. Nếu người bệnh được nhận và người cho có cùng huyết thống thì có tới khoảng 95- 98% số người bệnh sống sau 5 năm, từ 75 – 85% sống sau 10 năm, khoảng 50% người bệnh sống sau 20 năm.

Ghép gan tốn bao nhiêu tiền?

Chi phí 1 ca ghép gan ở Việt Nam khoảng 50.000 USD, trong khi các nước trên thế giới từ 200.000-300.000 USD. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện được 108 ca ghép gan trong 4 năm, dự kiến tới đây Bệnh viện sẽ xây dựng đề án ghép tim nhân tạo.

Ghép thận bao lâu thì hồi phục?

Nếu tất cả các xét nghiệm đảm bảo yêu cầu nhận và hiến thận, được hội đồng chuyên môn của bệnh viện thông qua, thì phẫu thuật lấy thận để ghép và phẫu thuật ghép thận sẽ được tiến hành đồng thời. Sau một tuần người hiến thận có thể ra viện và phục hồi sức khỏe gần như hoàn toàn sau 1 tháng.

Chủ đề