Thế nào là công chúng

Công chúng là mọi nhóm người có quan tâm hoặc ảnh hưởng thực tế hay tiềm tàng đến khả năng của doanh nghiệp trong việc thành đạt những mục tiêu của mình.

Công chúng có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giải quyết các quan hệ với công chúng chủ yếu.

Bộ phận quan hệ với công chúng của doanh nghiệp có trách nhiệm lập kế hoạch, theo dõi thái độ của công chúng thuộc các tổ chức, dàn xếp và xử lý dư luận, phân phối thông tin và giao tiếp để tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp.

Quan hệ công chúng là làm gì?

Có thể hiểu quan hệ công chúng là những nỗ lực một cách có kế hoạch, tổ chức của một cá nhân hoặc một tập thể nhằm thiết lập và duy trì, phát triển những mối quan hệ có lợi với đông đảo công chúng của nó. Có năm hoạt động cơ bản mà bộ phận quan hệ với công chúng phải thực hiện:

Các hoạt động quan hệ công chúng

Quan hệ với báo chí: mà mục đích là đăng tải các thông tin có giá trị trên các phương tiện truyền thông đại chúng để thu hút sự chú ý đến con người, sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức.

Tuyên truyền sản phẩm: Tiến hành những nỗ lực khác nhau nhằm công bố về những sản phẩm cụ thể.

Truyền thông của doanh nghiệp: bao gồm truyền thông đối nội và đối ngoại nhằm làm cho mọi người hiểu biết sâu hơn về tổ chức đó.

Vận động hành lang: Làm việc với các nhà lập pháp và các quan chức chính phủ để cổ động việc ủng hộ hay hủy bỏ một đạo luật hay một qui định nào đó.

Tham mưu: đề xuất với ban lãnh đạo những kiến nghị về các vấn đề có liên quan đến công chúng và về vị trí và hình ảnh của doanh nghiệp.

Quan hệ công chúng trong marketing

Trên thực tế thì những người làm marketing thường quan tâm đến kết quả cuối cùng, trong khi những người làm công tác quan hệ công chúng lại xem nhiệm vụ của mình là chuẩn bị và phân phối thông tin. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang hình thành bộ phận marketing quan hệ công chúng (MPR).

MPR không chỉ là tuyên truyền, tức là có nhiệm vụ đảm bảo chỗ đăng tải (chứ không phải chỗ phải trả tiền) trên các phương tiện in ấn, truyền thanh và truyền hình để cổ động hay giới thiệu một sản phẩm, một địa điểm hay một con người, mà còn có các nhiệm vụ :

– Hỗ trợ việc giới thiệu sản phẩm mới

– Hỗ trợ việc xác định lại vị trí của một sản phẩm sung mãn;

– Tạo nên sự quan tâm đến một loại sản phẩm;

– Ảnh hưởng đến những nhóm mục tiêu nhất định;

– Tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp bằng cách tạo nên những ý nghĩ tốt đẹp về các sản phẩm của nó.

MPR đặc biệt có hiệu quả trong việc tạo sự biết đến và hiểu biết nhãn hiệu đối với những sản phẩm mới lẫn những sản phẩm hiện có.

Đặc điểm hoạt động quan hệ công chúng

Đặc điểm hoạt động quan hệ công chúng

+ Chi phí thấp: Chi phí quan hệ công chúng được coi là ít tốn kém so với các chương trình truyền thông khác. Bởi nếu cùng một bài PR đăng trên khuôn khổ báo nhất định có thể được rất nhiều báo khác đưa tin lại mà đôi khi không hề tốn kém trong khi đó những chương trình truyền thông khác để có khoảng không gian và thời gian tương tự phải chi rất nhiều tiền để mua khoảng trống đăng bài.

Bên cạnh đó, nếu tính chi phí bình quân theo tháng thì có thể nói một chương trình PR thường có tác dụng lâu dài hơn các chương trình truyền thông khác, vì vậy chi phí trung bình lại còn giảm hơn nữa.

+ Đối tượng cụ thể: Bản chất của PR là tạo dựng quan hệ, vì vậy thông thường phải hướng đến một nhóm nhỏ và điều này trái ngược với quảng cáo và các công cụ truyền thông khác thường nhắm đến số lượng đông và thường chủ yếu tập chung vào nhóm khách hàng.

+ Đáng tin cậy: Đối tượng nhận tin thường dễ dàng nhận biết được chủ thể truyền tin và chủ thể truyền tin thường bỏ tiền để tự nói về tổ chức, về doanh nghiệp, về sản phẩm của mình, thì PR thường theo hình thức hữu xạ tự nhiên hương, tức là tự mình làm những điều mang lại lợi ích cho các nhóm đối tượng để bên thứ ba sẽ nói về tổ chức, về doan nghiệp, về sản phẩm của họ. Chính vì vậy, thông điệp của chương trình PR thường mang tính tin cậy cao và dễ dàng được các nhóm công chính tiếp cận mà không gặp những rào cản về tâm lý.

+ Khó điều khiển: Không phải doanh nghiệp tự bỏ tiền ra để nói về mình mà từ người thứ ba nói về doanh nghiệp làm cho hoạt động PR trở nên khó điều khiển. Doanh nghiệp không biết liệu hoạt động của mình có được báo chí đưa tin hay không? Thông điệp có được truyền tải như tổ chức, doanh nghiệp mong muốn không hay bị truyền tải theo hướng ngược lại? thông điêph có được truyền tải đúng thời điểm cần thiết không? Đủ tần xuất xuất hiện không?

Điều này làm cho doanh nghiệp, tổ chức khó mà điểu khiển hoàn toàn theo ý mình, khác hẳn với quảng cáo và các phương thức truyền thông khác hoàn toàn có thể chủ động về nội dung, về thời điểm, về tần suất xuất hiện hay lặp lại.

+ Cạnh tranh gay gắt: Hoạt động quan hệ công chúng không những đối mặt với sự cạnh tranh từ các chương trình quan hệ công chúng của đối thủ cạnh tranh mà nó còn bị cạnh tranh bởi các chương trình của các tổ chức, các chương trình của bản thân các phương tiện truyền thông.

Vai trò của quan hệ công chúng

MPR: Hỗ trợ hoạt động marketing, tập trung chuyên sâu vào sản phẩm và khách hàng nhằm đạt được sự xác nhận của bên thứ ba, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Corporate PR: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và hỗ trợ quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp.

Finacial PR: Marketing cho cổ phiếu của công ty và thu hút các nhà đầu tư đến công ty.

Human resource PR: Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy quan hệ bên trong doanh nghiệp và thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài.

Với những vai trò này thì hoạt động PR cần đạt được:

PR quan hệ công chúng phải thể hiện được nhu cầu và mong muốn của các nhóm công chúng khác nhau của một tổ chức, sau đó quản lý và có những hoạt động phản ứng tác động lại công chúng từ đó mở ra đối ngoại giữa tổ chức với các nhóm công chúng hữu quan có ảnh hưởng tới tổ chức.

PR quan hệ công chúng

Các cuộc đối thoại có thể khuyến khích sự hòa hợp, hiểu biết giữa tổ chức và các nhóm công chúng của mình

Quan hệ công chúng luôn hướng tới xã hội và hoạt động vì lợi ích xã hội

Quan hệ công chúng tạo cơ hội để tổ chức hợp tác với các nhóm công chúng và loại trừ những tiêu cực

Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhóm công chúng trong các lĩnh vực đời sống của họ.

Vai trò của người làm PR là đưa ra các vấn đề và những nguy cơ nhắc cho nhà quản lý nhớ về những trách nhiệm đạo đức của họ, giúp nhà quản lý định hình những mục tiêu và ra quyết định đúng đắn

Lường trước những vấn đề và giải quyết khi chúng còn là vấn đề nhỏ.

Chức năng truyền thông quan hệ công chúng

Định hướng dư luận: hướng suy nghĩ và hành động của các nhóm công chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của tổ chức

Đáp ứng dư luận: đưa ra các phản ứng đối với các diễn biến và các vấn đề hoặc những đề xướng của công chúng.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức và các nhóm công chúng của họ.

Thông tin liên hệ:

Email:

Web: thuengoaimarketing.vn

Hotline: 0971.2266.25

Tag: thuê đội ngũ marketing, tư vấn giải pháp marketing, tư vấn thương hiệu, dịch vụ marketing, dịch vụ marketing

Những năm gần đây, quan hệ công chúng là một ngành học, một công việc rất hot trên thị trường. Thế nhưng, rất nhiều người vẫn chưa thực hiểu quan hệ công chúng là gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu về công việc này, bài viết này là dành cho bạn.

Giới thiệu tổng quát về quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng (Public relations – PR) được định nghĩa là các phương pháp, cách thức hoạt động giao tiếp xã hội của một cá nhân, tổ chức hay chính phủ sử dụng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng bên ngoài cũng như nâng cao sự hiểu biết bản thân. Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ (PRSA) cũng đã đưa ra khái niệm: “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/ doanh nghiệp và công chúng.”

Bạn có thể đọc thêm bài viết về nghề PR để hiểu rõ hơn về khía cạnh này của quan hệ công chúng tại đây.

Bản chất của quan hệ công chúng là không ngừng xây dựng và cải thiện hình ảnh của một cá nhân, một công ty, một tổ chức bằng cách chuyển phát thông tin tới giới truyền thông đại chúng cũng như thu hút sự chú ý của họ. Mục đích cuối cùng của quan hệ công chúng là tạo thiện ý và hình ảnh đẹp trước công chúng, gia tăng uy tín, thương hiệu dù cho các giá trị này đều là vô hình.

Vai trò chính của một nhân viên PR trong lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp có ý nghĩa tích cực đến khách hàng cũng như các đối tượng công chúng quan trọng của họ. Từ đó, họ dễ dàng chấp nhận, tin tưởng và ủng hộ sản phẩm nhiều hơn.

Tại các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của nhân viên PR là không giới hạn. Thế nhưng, đa phần họ sẽ làm ở các mảng: tổ chức sự kiện, quản lý khủng hoảng truyền thông, xử lý sự cố bất ổn, thiết lập và duy trì quan hệ với giới truyền thông, các cơ quan báo trí, chính quyền chức trách,… Bên cạnh đó, PR còn đảm nhận luôn cả các công việc như chuẩn bị thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội…

3 giai đoạn chính của quan hệ công chúng

  • Giai đoạn 1: Xác định thái độ, quan điểm, lập trường của công chúng, sau đó đánh giá.
  • Giai đoạn 2: Tìm hiểu và lên kế hoạch những thủ tục cũng như chính sách cần thiết để doanh nghiệp tiếp nhận sự quan tâm của công chúng.
  • Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch truyền thông, quảng bá để công chúng hiểu đúng về doanh nghiệp cũng như giá trị cốt lõi qua các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Người làm ngành quan hệ công chúng cần có những tố chất gì?

Đam mê tin tức

Người làm quan hệ công chúng nói riêng cũng như các ngành nghề khoa học xã hội nói chung cần nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, nhạy bén trước thời cuộc và hiểu rõ được việc tận dụng sức mạnh truyền thông có thể thay đổi hình ảnh cho doanh nghiệp. Thế nên, đam mê và cập nhật tin tức chính thống một cách liên tục là yếu tố cần có ở một người làm quan hệ công chúng.

Nếu bạn ngại đám đông, không tự tin vào khả năng giao tiếp của mình, nghề này không dành cho bạn. Khả năng ăn nói lưu loát, khéo léo xử lý tình huống với mọi đối tượng sẽ rất có ích cho nghề PR. Không những vậy, bạn còn phải chủ động, nhanh nhạy với mọi vấn đề xảy ra xung quanh.

Bạn có thể đọc thêm bài viết về networking để xây dựng các mối quan hệ tốt hơn nhé!

Cứng cỏi, bản lĩnh

Nhân viên PR phải tiếp xúc và làm việc với nhiều người, từ công chúng tới giới truyền thông, anh chị nhà báo hay các cấp cơ quan. Thế nên, nếu là người rụt rè, nhút nhát, “yếu bóng vía”, bạn có lẽ không phù hợp với nghề. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, phát sinh mâu thuẫn là điều không tránh khỏi. Vì vậy, nghề này rất cần người mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua các khó khăn này.

Đam mê và thích viết

Bạn sẽ viết thông cáo báo chí nhiều và cũng như đại diện phát ngôn cho công ty. Vì vậy, người làm PR cũng cần có niềm đam mê với viết lách. Nếu không có đam mê này, bạn sẽ thấy rất khó khăn để gắn bó với nghề.

Ưu điểm và nhược điểm của quan hệ công chúng là gì?

Ưu điểm

  • Độ tin cậy cao.
  • Chi phí thấp.
  • Được đón nhận và lắng nghe vì đây không phải là quảng cáo.
  • Xác định các đối tượng hướng đến cụ thể.
  • Hình ảnh, uy tín của cá nhân, doanh nghiệp tăng cao.

Nhược điểm

  • Dễ xảy ra sự cố, áp lực truyền thông, dư luận.
  • Dễ gây ảnh hưởng, tổn hại đến hình ảnh công ty
  • Thông điệp truyền tải và hành động đôi lúc thiếu tính nhất quán.

Khối ngành quan hệ xã hội sẽ không có bất kỳ ranh giới công việc rõ ràng. Chỉ cần bạn có đam mê cùng tinh thần chịu khó học hỏi, bạn có thể làm được những gì bạn muốn. Sau đây là một vài vị trí “chính chuyên” của ngành quan hệ công chúng.

Chuyên viên PR

Đảm nhận các công việc như quan hệ cộng đồng, phụ trách thiết lập quan hệ báo chí, tổ chức các sự kiện quảng bá hình ảnh, truyền thông nội bộ,…cho các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước,…

Phóng viên, biên tập viên tin tức, nhà báo

Vì bạn sẽ được trang bị các kỹ năng như thu thập xử lý thông tin, viết lách, viết thông cáo báo chí, phân tích chiến dịch truyền thông,…Thế nên, các công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông, báo chí tại các cơ quan thông tấn, toà soạn, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình,….bạn hoàn toàn có thể tự tin đảm nhận.

Chuyên viên tư vấn và cố vấn quan hệ công chúng

Bạn có thể sẽ giữ các vị trí như trợ lý phân tích, đánh giá và lập báo cáo truyền thông đối nội, đối ngoại tại các tổ chức. Đồng thời, bạn cũng sẽ xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp cũng như lên kế hoạch thực hiện các chiến lược truyền thông, phát triển đội ngũ nhân sự, đại diện phát ngôn, tư vấn quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông cho các Sở, Bộ, ban Ngành liên quan đến lĩnh vực này.

Nghiên cứu và giảng dạy về ngành quan hệ công chúng tại các cơ sở giáo dục

Hiện tại, ngành này đang rất hot tại các trường đại học. Bạn có thể tham gia công tác nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng để trở thành trợ giảng, giảng viên hay thậm chí là quản lý cấp cao tại các cơ sở đào tạo truyền thông, PR.

Nếu bạn đã tìm hiểu đến đây, bạn sẽ thấy quan hệ công chúng và quảng cáo có những khác biệt rất rõ ràng thông qua các đặc điểm như sau:

  • Quan hệ công chúng: tốn nhiều công sức, quá trình lâu dài, độ tin cậy cao, hướng đến xây dựng hình ảnh, mối quan hệ, thương hiệu.
  • Quảng cáo: tốn nhiều chi phí, thực hiện trong giai đoạn ngắn, độ tin cậy thấp, hướng đến doanh số bán hàng, lợi ích kinh tế.

Trên đây là những chia sẻ về quan hệ công chúng là gì cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm thấy được niềm đam mê của mình cũng như xác định được lối đi riêng cho bản thân. Nếu yêu thích, hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực lớn để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những bài viết hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!

Bạn có thể tìm hiểu thêm về nghề sales cũng như bí quyết để trở thành salesman tại đây.

Những câu hỏi thường gặp

Hiện nay, có rất nhiều các trường đại học danh tiếng trên khắp cả nước đào tạo ngành quan hệ công chúng hoặc những ngành học liên quan có kỹ năng tương xứng với ngành như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội, (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Văn Lang, Đại học FPT, Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, ….

Khác biệt lớn nhất giữa hai công việc này nằm ở mục đích cuối cùng. Mục đích sau cùng của marketing là bán được hàng. Trong khi đó, mục đích sau cùng của PR là xây dựng hình ảnh và thiết lập quan hệ.

Học quan hệ công chúng sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng như ngôn ngữ, lý luận, phương pháp và đạo đức báo chí, tổ chức sự kiện, xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng cáo, truyền thông đa phương tiện, đàm phán và quản trị xung đột,…

Tùy vào năng lực và kinh nghiệm sẽ có các mức lương tương ứng khác nhau. Chuyên viên PR có thể dao động ở mức 10 – 15 triệu. Mức giá khởi điểm thường sẽ là 7 – 10 triệu, các chức vụ quản lý cấp cao có thể lên đến hơn 20 triệu.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Video liên quan

Chủ đề