Thế nào là gương điển hình tiên tiến

Cô giáo Tô Thị Xuân - tấm gương điển hình tiên tiến trong sự nghiệp trồng người.

    Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.

  Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tác động đến tất cả Cán bộ, Đảng viên và nhân dân giúp cho mỗi người nhận thức đúng hơn những giá trị cao đẹp của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ khi triển khai cuộc vận động đến nay đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương.

“Tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực và hiệu quả”, đó là lời nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp khi nhắc đến cô giáo Tô Thị Xuân, giáo viên trường Tiểu học Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

 Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, hình thức thi đua, ngành giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực nhằm nâng cao và phát triển chất lượng giáo dục toàn diện. Các phong trào “Hai không”; Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã thực sự ngấm vào nhận thức, hành động của các thầy, cô giáo. Đã có rất nhiều tấm gương thầy, cô tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ ở khắp mọi miền của tổ quốc. Cô giáo Tô Thị Xuân, , giáo viên trường Tiểu học Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là một tấm gương sáng đó.

                                       Cô giáo Tô Thị Xuân với các em học sinh.

Với lòng yêu nghề, tinh thần ham học hỏi kinh nghiệm từ các thầy, cô đi trước, tích cực tham gia các đợt thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Cô nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường, lớp. Trải qua hơn 24 năm đứng lớp, nhiều năm  cô cũng xếp vị trí đứng đầu. Dù ở cương vị nào thì cô giáo Tô Thị Xuân luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Cô luôn giữ gìn đạo đức lối sống, tính tiên phong của người đảng viên. Có lề lối làm việc khoa học, kỷ luật, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quan liêu và tiêu cực trong đơn vị. Cô không bằng lòng với những gì mình đã đạt được, cô luôn cố gắng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức người giáo viên nhân dân, không ngừng học tập, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp, để có những bài giảng hay, phương pháp giảng dạy khoa học  để truyền thụ cho học trò những kiến thức văn hoá, cũng như vốn kiến thức về kĩ năng sống sau này. Bản thân cô luôn là tấm gương điển hình trong các phong trào của nhà trường. Cô tích cực tham mưu với Ban giám hiệu về việc lồng ghép nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các hoạt động như: quét dọn sạch trường, đẹp lớp. Thực hiện tốt các hoạt động xã hội từ thiện như: Mua tăm ủng hộ hội người mù; quyên góp đồng bào bị thiên tai ( trong năm học vừa qua cô và học sinh lớp cô phụ trách đã đóng góp ủng hộ 700 000 đồng cho đồng bào Miền Trung trong trận lũ lịch sử), đóng góp kế hoạch nhỏ,…

  Với học sinh cô luôn nhắc nhở các em phải học thực chất, thi thực chất, không trao đổi bài trong khi làm bài kiểm tra, làm bài thi. Cô luôn động viên các em mỗi ngày hãy làm nhữngt việc tốt phù hợp với khả năng của bản thân để giúp đỡ gia đình khi ở nhà.

Trên lớp cô luôn hết mình với bài giảng, luôn tạo tình cảm thân thiện, gần gũi với học trò, coi học trò như con của mình. Đây là những phẩm chất tốt tạo niềm tin yêu, kính trọng của các em học sinh và cha mẹ học sinh dành cho cô. Với đức tính năng nổ, nhiệt tình trong công tác, cô luôn luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Năm 2019 cô đã vinh dự được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong năm học. Sự tâm huyết, nhiệt tình của cô đã được đáp lại bằng chất lượng học tập của học sinh. Năm học 2020-2021, lớp cô phụ trách 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Đặc biệt, cô đã động viên, giúp đỡ các em tham gia các sân chơi trực tuyến trên mạng, có 01 học sinh đạt 02 giải Quốc gia. Đây chính là động lực giúp cô có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu cho những năm học tiếp theo.

Không chỉ  nhiệt tình,  trách nhiệm trách nhiệm  trong  công tác,  trong gia đình cô giáo Tô Thị Xuân cũng là người vợ, người mẹ đảm đang, luôn chăm sóc các thành viên trong tổ ấm của mình bằng tất cả tình thương yêu, bởi theo cô đó là trách nhiệm thiêng liêng của người phụ nữ. Gia đình đã tạo thêm sức mạnh giúp cô vươn lên trong cuộc sống, trong nghề nghiệp. Năm 2019-2020 cô được Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình Tặng danh hiệu " Giỏi việc trường, đảm việc nhà".
Những thành tích mà cô đã đạt được chính là phần thưởng vô giá cho những cố gắng không mệt mỏi của cô. Cô luôn tâm niệm mình cống hiến vì học sinh, vì sự tin yêu của phụ huynh khi gửi gắm con em mình cho giáo viên cho ngôi trường Hùng Tiến thân yêu.

Chúc cho cô giáo Xuân nói riêng và các cô giáo nói chung luôn vượt lên những khó khăn của nghề để đưa những chuyến đò cập bến đong đầy kí ức và yêu thương.

Chú trọng bồi dưỡng, xây dựng ĐHTT

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minhrất quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng ĐHTT, gương người tốt, việc tốt. Bác từng căn dặn: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và“Người tốt, việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”; “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Vì vậy, "lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Ðảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới". Để khích lệ, nhân rộng ĐHTT, gương người tốt, việc tốt, Bác thường xuyên quan tâm đến những việc nhỏ, việc bình thường nhưng ích nước, lợi dân. Người nói: “Đối với anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua được Đảng và Nhà nước khen thưởng thì phải qua nhiều cấp, nhiều ngành cân nhắc, xét duyệt. Còn với người tốt làm những việc tốt, thì việc khen thưởng có thể đơn giản hơn. Nếu Trung ương cho phép Bác làm, thì Bác nghe báo cáo, đọc báo và chỉ cần điều tra một chút cho đúng sự thật, là Bác có thể thưởng huy hiệu”.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Kinh tế-Quốc phòng 710, Binh đoàn 15 tham gia xây dựng nông thôn mới tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua các giai đoạn xây dựng, chiến đấu và phát triển, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong quân đội đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thi đua-khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước. Từ Phong trào thi đua “Giết giặc lập công” thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đến Phong trào Thi đua Quyết thắng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã có hàng vạn đơn vị anh hùng, đơn vị quyết thắng, cùng các anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua... làm cho phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trở thành một biểu tượng sáng đẹp của dân tộc. Đặc biệt, Phong trào Thi đua Quyết thắng hiện nay đang được cấp ủy, chỉ huy các cấp tổ chức thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, có chiều sâu và sức lan tỏa rộng. Gắn kết chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên với các đợt thi đua cao điểm, đột kích, các phong trào, các cuộc vận động của các cấp, các ngành, tạo thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp trong toàn quân. Càng khó khăn, gian khó phong trào thi đua càng được phát huy, khơi dậy mạnh mẽ phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong từng tập thể, cá nhân. Đại dịch Covid-19 một lần nữa như “lửa thử vàng”. Trước khó khăn, gian nguy của hàng vạn đồng bào, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phát động phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề “Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”;những tấm gương cán bộ, chiến sĩ quân đội quên mình trên tuyến đầu chống dịch, tự giác nhận việc khó, việc nguy hiểm để nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc đã chạm đến trái tim của mọi người dân.

Chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 739, Bộ CHQS tỉnh Bình Định giúp nhân dân xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn gặt lúa.

Nghị quyết số 847-NQ/QUTW xác định: Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân phải gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Cuộc vận động“Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới”và các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của các cấp, các ngành vàđịa phương; “...Kịp thời phát hiện, nhân rộngcác ĐHTT, gương người tốt, việc tốt...”.

Thực chất, ĐHTT, gươngngười tốt, việc tốt là biểu hiện cao nhất, sinh động nhấtphẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Càng phát hiện, nhân rộng được nhiều điển hình,gươngngười tốt, việc tốt thì phẩm chấtBộ đội Cụ Hồ càng lan tỏa,tạo hiệu ứng sâu rộng, lôi cuốn, cổ vũ để cái tốt ngày càng sinh sôi nảy nở, phát triển, hòa quyện với thực tiễn hoạt động của cán bộ, chiến sĩ; làm cho chủnghĩa cá nhân không còn “đất” tồn tại trong quân đội.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95, Sư đoàn 2, Quân khu 5 giúp nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc làm vườn.

Lan tỏa phẩm chấtBộ đội Cụ Hồ

ĐHTT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của phong trào thi đua và lan tỏa phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, song vẫn còn những đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việcphát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình, gươngngười tốt, việc tốt..., làm cho phong trào thi đua mất sức sống, thiếu động lực và đi vào lối mòn, hình thức. Nguyên nhân là do vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chỉ huy chưa được phát huy;phương pháp, hình thức phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng ĐHTT còn cứng nhắc và có biểu hiện hạ thấp tiêu chí nên điển hình chưa thực sự rõ nét, tính thuyết phục, sức lan tỏa hạn chế.

Phát hiện ĐHTT là việc làm hết sức công phu, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy phải đi sâu, đi sát phong trào thi đua, tìm hiểu kỹ kinh nghiệm, thành tích của từng tập thể, cá nhân; phải thông qua phong trào thi đua thực hiện những việc khó, việc mới để phát hiện và tạo điều kiện cho điển hình sớm xuất hiện. Để có cơ sở phát hiện, lựa chọn điển hình, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tập trung giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc rằng: ĐHTT là những tập thể, cá nhân có ý chí quyết tâm cao, có hành động tích cực, có thành tích tiêu biểu, sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt trên một mặt hoặc nhiều mặt, có thể nêu gương cho mọi người và đơn vị học tập, áp dụng, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ hơn. Trong đó, cơ sở và tiêu chí được đặt lên hàng đầu là trách nhiệm chính trị và động cơ phấn đấu. Cũng có thể chọn điển hình về một mặt, một lĩnh vực mà đơn vị đang cần nhân rộng... Mặt khác, điển hình phải được rèn luyện, kiểm nghiệm trong thực tiễn và được soi chiếu với 5 đặctrưng cơ bản của phẩm chấtBộ đội Cụ Hồ theoNghị quyết 847,nhằm loại bỏ tình trạng "hiện tượng đánh lừa bản chất"; những kẻ cơ hội hoặc bè phái, cục bộ trong lựa chọn...

Cán bộ Chi nhánh 716, Binh đoàn 15 hướng dẫn người dân xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum trồng và chăm sóc lúa nước.

Phát hiện ĐHTT phải căn cứ vào những cá nhân, tập thể có khả năng hoàn thành sớm, hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua, hoặc một mặt nổi trội so với cá nhân, tập thể khác trong đơn vị thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trực sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, hoạt động phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác... Do đó, trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, cấp ủy, chỉ huy và cơ quan chính trị phải thường xuyên yêu cầu cấp dưới, cán bộ chủ trì, các tổ, ban, hội đồng thi đua bám sát thực tiễn với phương châm “cơ quan bám đơn vị, cán bộ bám thao trường”. Tiến hành chấm điểm, nhận xét và thông báo thi đua chặt chẽ, làm cơ sở phát hiện, đánh giá, nhận xét đúng thực trạng, khả năng phát triển của từng tổ chức, từng con người cụ thể trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua, trên cơ sở đó tìm ra ĐHTT.Việc bồi dưỡng, xây dựng ĐHTT có ý nghĩa quyết định đến phát huy, lan tỏa phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Cấp ủy, chỉ huy các cấp phải căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ và những mặt tích cực của điển hình để xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả đối với từng tập thể, cá nhân. Nội dung bồi dưỡng có thể toàn diện hoặc một mặt. Song, chủ yếu tập trung vào bồi dưỡng động cơ, thái độ, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ; bồi dưỡng những kinh nghiệm, những cách làm hay để ĐHTT khắc phục khó khăn, phấn đấu, rèn luyện, trở thành điển hình toàn diện hơn, xứng đáng với sự tôn vinh của tập thể.

Nhân rộng, phát huy tác dụng của ĐHTT là một yêu cầu trong tổ chức phong trào thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào. Nhân rộng ĐHTT cần tiến hành đồng bộ các biện pháp như: Sử dụng các thiết chế văn hóa, hoạt động văn hóa, văn nghệ, diễn đàn, tọa đàm để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những kết quả, thành tích, kinh nghiệm, cách làm hay của điển hình. Tổ chức phát động Phong trào “Học tập, làm theo, đuổi kịp và đuổi vượt các ĐHTT” trong toàn đơn vị để động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ học tập, làm theo. Hằng tháng, quý, năm và kết thúc một phong trào, một đợt thi đua, cấp ủy, chỉ huy các cấp đánh giá kết quả lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng, nhân rộng ĐHTT một cách nghiêm túc, thực chất. Tôn vinh, khen thưởng bằng những chính sách, phần thưởng tương xứng nhằm khích lệ và tạo hiệu ứng, dư luận tích cực trong đơn vị...

Phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng, nhân rộngĐHTTlà trách nhiệm của mọi tổ chức, lực lượng và cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, trước hết là của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp; là một trong những biện pháp để thực hiện thắng lợiNghị quyết 847; góp phầnthực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân độinhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệmvụ Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó.

NGUYỄN ANH SƠN

Video liên quan

Chủ đề