Thế nào là một bài truyền thông tốt

Bạn rất muốn viết một bài content sáng tạo hay nhưng thật sự chưa thấy bào nào đạt được đến sự “hay”đó. Việc có được cho mình một bài viết hay thật sự không phải là chuyện gì quá khó nếu như bạn nắm được những yếu tố, bí quyết mà chúng tôi đưa ra dưới đây. Cùng với Bút Thuê Media xem ngay xem với những bài viết content hay thì các yếu tố nào quyết định nhé.

5 Yếu tố cơ bản quyết định một bài content sáng tạo hay

Đã đi theo nghiệp viết lách thì ai chẳng muốn có được một bài content hay. Nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Nhiều người cứ thắc mắc không biết là sao có những bài viết mà người đọc yêu thích đến thế, mình cũng muốn đạt được điều đó mà cứ luyện tập mãi mà không sao thấy được sự hiệu quả ấy. Thế nhưng bạn cứ yên tâm rằng sau khi đọc được bài này, bài viết của bạn sẽ hay hơn với điều kiện hãy áp dụng nó một cách linh hoạt nhé.

Yếu tố nào quyết định đến 1 bài content sáng tạo hay?

Thứ nhất, ý tưởng phải hay và độc đáo

Điều đầu tiên bạn cần phải biết chính là hãy để bài viết của bạn có ý tưởng thật hay và độc đáo. Không khó để làm được điều này nhưng cũng chẳng hề dễ dàng chút nào cả. Bạn cần xem độc giả bài viết của mình là ai và họ xem bài viết của bạn để làm gì. Hãy suy nghĩ, tìm kiếm và học hỏi cẩn thận trước khi quyết định xem ý tưởng đó là gì.

Hãy ghi nhớ kỹ rằng, chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu trong mọi vấn đề để có thể giúp cho bạn sở hữu được một bài viết hay dù bạn có đi theo ý tưởng nào đi nữa. Đừng chạy theo số lượng mà khiến cho người đọc vừa vào đã muốn thoát ra ngay.

Thứ hai, hãy chọn 1 tiêu đề hấp dẫn cho bài viết

Tâm lý người đọc hiện nay chính là đọc lướt và cái đập vào mắt đầu tiên chính là tiêu đề. Bạn hãy tạo một tiêu đề thật hay để có thể giúp cho người đọc bị hấp dẫn và click vào bài viết của bạn rồi mới có thể từ đó mà đọc bài viết của bạn một cách tỉ mỉ, hiểu được nội dung mà bạn muốn truyền đạt.

Tiêu đề của 1 bài content phải hấp dẫn mới có thể thu hút được người đọc

Thứ ba, hãy viết lời dẫn mở đầu hấp dẫn

Một trong những yếu tố mà bạn không thể nào có thể bỏ qua được chính là phải học cách để viết lời mở đầu sao cho thật hấp dẫn. Hãy thử đặt tâm lý của chính bạn khi đọc những lời đầu, nếu nó nhàm chán chắc chắn người ta sẽ chẳng muốn đọc tiếp nữa. Vì thế mà hãy nhớ rằng bài viết của bạn với lời dẫn hay thì sẽ càng giữ được chân người đọc ở lại lâu hơn.

Với lời dẫn hay, bạn hãy chọn đặt câu hỏi về sự tò mò, đưa những số liệu cụ thể hấp dẫn, thuyết phục người đọc…. Càng gợi được sự tò mò, càng gợi được cho người đọc sự thú vị thì người đọc sẽ càng ở lại lâu với bài viết của bạn.

Thứ tư, hãy làm phong phú cho bài viết của bạn

Một điều mà hầu hết hiện nay tâm lý người đọc đều có chính là đọc lướt. Ban đầu tiếp cận bài viết người ta sẽ chú ý đến những điểm nhấn trong bài như tiêu đề chính, tiêu đều phụ, hình ảnh hay các dòng in đậm, in nghiêng được bạn đánh dấu khác biệt. Một bài viết toàn chữ đương nhiên sẽ chẳng ai thích vì nó khiến người ta thấy không quá thu hút. Nó cũng giống như kiểu bạn cứ nếm mãi một vị lâu cũng thấy chán, thi thoảng đổi vị khác để giúp mình thấy ngon hơn.

Vì thế mà, hãy làm cho bài viết của bạn phong phú hơn với nhiều loại nội dung Media khác như hình ảnh, biểu đồ, infographics, video… Những nội dung đó chắc chắn sẽ giúp cho bạn có được một bài viết hấp dẫn với người đọc hơn nhiều là một bài viết bạn cứ chỉ chăm chăm vào chữ viết thật nhàm chán.

Thứ năm, hãy nâng cao khả năng đọc

Yếu tố cuối cùng quyết định đến việc bài content của bạn có hay không chính là cách bạn sử dụng ngôn ngữ để nâng cao khả năng đọc cho độc giả. Dù bạn viết thế nào thì mục đích cuối cùng cũng chính là vì người đọc nên bạn cũng nên nhớ rằng, ngôn từ càng đa dạng thì sẽ càng kích thích họ đọc hết bài viết của mình. Hãy dùng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa, viết câu ngắn và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.

Hãy nâng cao khả năng đọc của độc giả qua những cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau

Như vậy, bạn có thể thấy rằng thật sự có rất nhiều cách để bạn có thể sở hữu được một bài viết content hay đúng không nào. Điều quan trọng chính là bạn cần phải vận dụng nó một cách linh hoạt để có thể giúp cho mình có được một bài viết là của mình, thể hiện được cái riêng và nét độc đáo của chính bạn.

Truyền thông hiệu quả được đo lường qua độ nhận biết thương hiệu của sản phẩm hay doanh nghiệp. Truyền thông thương hiệu hiệu quả sẽ xây dựng và thể hiện giá trị hình ảnh sản phẩm một cách hiệu quả nhất, qua đó giá trị thương hiệu sản phẩm sẽ định hình, kích cầu sự tin tưởng lâu dài. Nếu một kênh truyền thông tốt sẽ đem lại giá trị lâu dài cho thương hiệu.

Truyền thông  quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức.

  • Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông.
  • Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận thông tin.
  • Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
  • Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông.
  • Phản hồi: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát.
  • Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông

Truyền thông thương hiệu  hoạt động đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi: bạn cung cấp sản phẩm nào

Truyền thông trực tiếp:

Mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng để giới thiệu sản phẩm mới tại các điểm tập trung đông người như khu dân cư, chợ, siêu thị … Đây là cách thức mà hầu hết các doanh nghiệp hàng tiêu dùng ứng dụng mạnh mẽ khi ra một sản phẩm mới.

  • Ưu điểm: dễ nắm bắt tâm lý số đông, dễ thuyết phục và hiệu quả nhanh
  • Nhược điểm: tốn kém thời gian, kinh phí và nhân lực, không phát tán được thông tin trên diện rộng

Truyền thông gián tiếp:

Thông qua sách, báo, phim ảnh, quảng cáo, banner, Internet, tranh ảnh. Đây là phương pháp truyền thông thương hiệu được sử dụng phổ biến hiện nay

  • Ưu điểm: Đối tượng tác động rộng lớn trong thời gian ngắn. Có nhiều cách thể hiện khác nhau như clip… tranh ảnh, chữ viết dễ hấp dẫn khách hàng
  • Nhược điểm: không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên không cảm nhận được biểu hiện của khách hàng.
  • Mạng xã hội
  • Mua bán trực tuyến
  • Chia sẻ hình ảnh
  • Tìm địa điểm
  • Hỏi đáp
  • Game trực tuyến
  • Diễn đàn
  • Tin nhắn nhanh
  • Chia sẻ Clip
  • Blog

1. Mục tiêu xây dựng sự nhận biết (awareness building)

– Làm cho khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của bạn và sản phẩm mà bạn cung cấp, mục đích nhằm khi mà khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu, sản phẩm của bạn.

2. Mục tiêu đưa tin (informational)

– Báo cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm mới, giới thiệu một sản phẩm mới vào thị trường

– Thông báo về việc thay đổi giá.

– Giới thiệu, mô tả về các dịch vụ sẵn sàng phục vụ.

– Uốn nắn những nhận thức sai lệch.

– Xây dựng một hình ảnh đặc biệt.

3. Mục tiêu thuyết phục (persuasive)

– Thay đổi nhận thức về tính chất của sản phẩm.

– Điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng.

– Kích thích nhu cầu (thuyết phục khách hàng mua hàng ngay).

– Thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thêm thông tin:

* Tạo ra cơ hội dẫn đến việc mua hàng

– Cung cấp thông tin theo yêu cầu.

4. Mục tiêu nhắc nhở (remiding)

– Nhắc khách hàng rằng trong tương lai họ sẽ có thể cần đến sản phẩm/dịch vụ

– Nhắc khách hàng sản phẩm được bán ở chỗ nào

– Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất

– Nằm trong nhóm sản phẩm/dịch vụ được cân nhắc, xem xét

5. Mục tiêu xây dựng thương hiệu (brand building)

– Trong những loại hình truyền thông nầy, thương hiệu hiện diện một cách rất rõ ràng và những gì mà người ta muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng được thể hiện một cách rất rõ ràng. Và ngoài ra có thể không có chi tiết gì khác nữa (ví dụ như địa chỉ …)

6. Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (change perception)

– Những loại hình truyền thông nầy có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức về doanh nghiệp từ như thế nầy sang như thế khác. Nếu thành công, bạn có thể nói: Khi tôi nghĩ về thương hiệu XXX tôi nghĩ ngay đến YYY. Họ truyền đi những thông điệp mạnh mẽ và những khẳng định về định vị.

7. Mục tiêu bán hàng (sell a product)

– Thường có cái gì đó “ngay”. Nếu đáp lại thì sẽ có tưởng thưởng và sự đáp lại được tạo thuận lợi tối đa.

8. Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition)

– Được dùng rộng rãi trong quảng cáo xe, quảng cáo máy tính … bất kỳ ngành nghề nào mà khách hàng dễ bị tác động bởi các điểm nổi bật của sản phẩm.

ATP – Tổng hợp

Truyền thông thương hiệu là gì? Vai trò của truyền thông

Bài học từ những khủng hoảng truyền thông

Video liên quan

Chủ đề