Thế nào là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Phóng viên - 21/10/2020 | 16:44 (GTM + 7)

Từ thực tế khám nghiệm hiện trường các vụ cháy xảy ra trong năm vừa qua, cho thấy hệ thống dây dẫn điện trong những khu vực kinh doanh sản xuất, kết hợp nơi ở hầu hết không đủ điều kiện phụ tải, lắp đặt đấu nối không đúng kỹ thuật phục vụ việc kinh doanh và sinh hoạt (Ảnh: Thanh Niên)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ từ những căn nhà kết hợp giữa ở và kinh doanh đã được cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên do ý thức PCCC kém, người dân sử dụng tận dụng tối đa không gian của căn nhà để kinh doanh đã khiến nguy cơ hỏa hoạn luôn rình rập.

Điển hình là vụ cháy xảy ra vào cuối tháng 7/2017, tại ngôi nhà 4 tầng ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội làm 2 người chết và vụ cháy ngôi nhà 5 tầng vào cuối tháng 9/2017, tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khiến 2 cháu bé tử vong.

Khi được hỏi “Cần phải làm gì để tránh nguy cơ cháy tại nhà ở kết hợp kinh doanh?”, một số người dân chia sẻ như sau:

"Đi ra đi vào đều phải cẩn thận, quan sát, nếu có sự cố gì là chúng tôi hô hoán, chữa cháy ngay, nhưng ở đây chưa bao giờ có cháy cả".

"Tôi chủ động tạo những lối thoát hiểm, vì dụ khi xe máy mà cháy đằng trước mà chạy lên gác thì càng chết, nên quan trọng nhất là phải tạo lối thoát hiểm".

Theo Đại tá Lê Văn Hiến, Phó Trưởng Công an quận Đống Đa, từ thực tế khám nghiệm hiện trường các vụ cháy xảy ra trong năm vừa qua, cho thấy hệ thống dây dẫn điện trong những khu vực kinh doanh sản xuất, kết hợp nơi ở hầu hết không đủ điều kiện phụ tải, lắp đặt đấu nối không đúng kỹ thuật phục vụ việc kinh doanh và sinh hoạt.

Hơn nữa, không có sự bảo trì, cải tạo hệ thống điện đã xuống cấp, treo mắc hàng hóa, vật dụng lên đường dây điện, để các chất dễ cháy như bình chứa khí gas, xăng, dầu, giấy, vải… gần đường dây điện và các thiết bị sinh nhiệt như đèn, bếp điện, ổ cắm điện.

Đại tá Lê Văn Hiến cho biết: "Thực tế diện tích các cửa hàng kinh doanh kết hợp nhà ở không lớn, thường tận dụng tối đa diện tích sàn và không gian trong nhà để chứa hàng hóa; các mặt hàng được bày la liệt dưới sàn nhà, chiếm lối đi lại, thậm chí cầu thang lên xuống cũng được tận dụng để hàng hóa.

Nhiều hộ kinh doanh bố trí nơi thờ cúng chưa hợp lý, bàn thờ làm bằng vật liệu dễ cháy. Mặt khác có dự trữ nhiều vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ... đặt gần hàng hóa, vật dụng dễ cháy xung quanh. Nguy hiểm hơn, hàng hóa còn để cạnh bếp nấu ăn... đây chính là những nguy cơ xảy ra cháy nổ".

Cũng theo lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, một trong những nghịch lý khiến nguy cơ mất an toàn PCCC luôn ở mức báo động với loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh đó là: người dân có thể bỏ hàng tỷ đồng để mua sắm tài sản trong gia đình và hàng hóa, nhưng không bỏ ra dù chỉ vài trăm nghìn đồng để mua những thiết bị báo cháy, bình chữa cháy...

Điều đó có nghĩa là, công tác hạn chế các vụ cháy gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bán hàng xen lẫn nơi ở.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn PCCC, Đại tá Lê Văn Hiến, Phó Trưởng Công an quận Đống Đa đưa ra những khuyến cáo: "Chúng tôi khuyến cáo mỗi hộ dân tự kiểm tra lại các nguy cơ cháy ở nhà mình. Thứ hai nữa là cần có kỹ năng thoát nạn. Cũng mong rằng người dân quan tâm và trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay. Với sự cố hôm nay, lúc mới phát sinh thì chỉ là đám cháy nhỏ hay là sự cố nếu kiểm soát được thì có thể dập tắt được".

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cháy nổ tại các khu dân cư, đặc biệt đối với loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh, các hộ kinh doanh cần chủ động trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ và tham gia đầy đủ các lớp huấn luyện, tuyên truyền về PCCC do lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức.

Đặc biệt, khi có sự cố xảy ra, người dân cần bình tĩnh để xử lý đám cháy, tìm lối thoát nạn; đồng thời báo cho mọi người xung quanh kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm, tránh để tình trạng bị ngạt khói, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Một số thông tin về công tác PCCC tuần qua

# Theo thống kê của Phòng CS PCCC&CNCH CA TP Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn thủ đô xảy ra 6 vụ cháy (2 vụ cháy trung bình, 4 vụ cháy nhỏ). Ngoài ra còn có 9 vụ chập điện trên cột và 16 sự cố khác.

# Ngày 7/10, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an TP Hà Nội đã tổ chức tập huấn Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Công an cơ sở. Qua tập huấn, các học viên được các chuyên gia trao đổi một số kiến thức, văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH.

# Cũng trong tuần qua, CAQ Ba Đình đã tổ chức tuyên truyền, thực tập chữa cháy, cứu nạn cho các em học sinh trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng, Hà Nội. Qua buổi diễn tập, các học sinh và thầy cô giáo sẽ có thêm kỹ năng thực tiễn trong công tác thoát nạn khi có sự cố cháy.
 

Ví dụ 2: tôi có 01nhà dùng để sinh hoạt của cả gia đình và có 01 căn nhà làm trên đất nông nghiệp ở cùng địa phương. Căn nhà này dùng để là nơinghỉ ngơi, trông coi cây trồng, vật nuôi. Căn nhà này có được gọi là nhà ở không?

Rất mong được sự tư vấn củaluật sư. Trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật dân sựcông ty Luật Minh Khuê.

Luật sưtư vấn pháp luật dân sựgọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

1. Cơ sở pháp lý

Luật Nhà ở 2014

Luật Đất đai 2013

Thông tư liên tịch số 07/1991/LB-TThướng dẫn việc phân hạng nhà, loại đất và cách tính thuế nhà, đất

2. Khái niệm nhà ở

Khái niệm nhà ở được quy định tại Luật Nhà ở 2014 và được giải thích tại khoản 1 Điều 3như sau:

"Nhà ởlà công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân."

Khái niệm "nhà ở" quy định tại Luật Nhà ở bao gồm:

-Nhà ở riêng lẻlà nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

-Nhà chung cưlà nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

-Nhà ở thương mạilà nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

-Nhà ở công vụlà nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

-Nhà ở để phục vụ tái định cưlà nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

-Nhà ở xã hộilà nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Như vậy, vớikhái niệm "nhà ở" quy định ở trên, việc xác định đâu là nhà ở phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nó chứ không phụ thuộc vào thực tế sử dụng. Do đó, đối với ví dụthứ nhất,căn nhà dùng để sinh hoạt của cả gia đình hằng ngày hoặccăn nhà thứ 2 thi thoảng mới đến đều được xác định là nhà ở.

3. Phân loại nhà ở

Theo quy định tại Thông tư số 7/LB_TT, nhà ởđược phân thành 6loại với kết cấu kĩ thuật khác nhau: biệt thự, nhà cấp I,nhà cấp II, nhà cấp III, nhà cấp IV và nhà tạm. Như vậy, việc xác định có phải là nhà ở hay không không phụ thuộc vào kết cấu xây dựng của nhà. Tuy nhiên, với khái niệmnhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập. Như vậy, điểm mấu chốt ở đây là nhà ở riêng lẻ phải được xây dựng trên "thửa đất ở". Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, đất ở là đất phi nông nghiệp theo quy định tại điểm akhoản 2 Điều 10. Như vậy, ở ví dụ thứ 2,căn nhà làm trên đất nông nghiệp dùng để làm nơinghỉ ngơi, trông coi cây trồng, vật nuôi không được coi là nhà ở.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

4.Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật nhà ở.

- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật nhà ở.

- Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở:

+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

5.Công nhận quyền sở hữu nhà ở

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật nhà ởthì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 99/2015/NĐ-CPthì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

- Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật nhà ởthì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

- Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

- Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật nhà ởthì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua EmailTư vấn pháp luật dân sự qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp dânsự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề