Theo em cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị

Đề 1 – 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4

Đề 1

*  ĐỌC HIỂU

Đọc thầm văn bản sau :                     

CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi ngưòi rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn nữa khi những củ khoai tâỵ bắt đầu thoi rữa, rỉ nước. Cuối cúng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết sô” khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói : “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

(Lại Thế Luyện)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?

a. Để cho cả lớp liên hoan.

b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn Sinh học.

2Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?

a. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh.

b. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.

c. Cả hai ý trên.

3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác ?

a. Vì oán giận hay thù ghét ngưòi khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta.

b. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của ngưòi khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi ngưòi, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

c. Cả hai ý trên.

4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị ?

a. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.

b. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thôi rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.

c. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau.

b. Con người sống phải biết thương yêu nhau.

c. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Từ nào sau đây có đủ cả 3 bộ phận của tiếng ?

a. ta                                           b. oán                                     c. ơn

2. Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có ?

a. vần                                        b. thanh                                  c. âm đầu

3Bộ phận âm đầu của tiếng “quà” là gì ?

a. q                                            b. qu                                       c. cả hai ý trên.4.

4. Bộ phận vần của tiếng “oán” là gì ?

a. oa                                          b. an                                       c. oan

5. Tiếng “ưa” có những bộ phận nào ?

a. Âm đầu “ư”, vần “a”, thanh ngang.

b. Âm đầu ” ưa”, vần “ưa”, không có thanh.

c. Không có âm đầu, vần “ưa”, thanh ngang.

CẢM THỤ VĂN HỌC

Trong câu chuyện trên, người thầy giáo có nói : “Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

Theo em, vì sao thầy giáo lại cho rằng tha thứ lại chính là món quà tốt đẹp dành tặng cho chính bản thân chúng ta ? Em hiểu lời nói của thầy có ý nghĩa gì ?

*  TẬP LÀM VĂN

1Kể lại Câu chuyện về túi khoai tây bằng lời kể của thầy giáo.

2. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết một bài hát rất hay với lời hát đầu tiên như sau : “Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ?…”. Em hãy viết một đoạn văn ngắn để nốì tiếp suy nghĩ của nhạc sĩ về “tấm lòng”.

Xem thêm Gợi ý tham khảo Đề 1 – 35 đề luyện tập Tiếng Việt 4 tại đây.

Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có ?; Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ? … trong KCSL môn văn lớp 4 cuối kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

Theo em cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm văn bản sau:

CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

(Lại Thế Luyện)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1.. Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?

a. Để cho cả lớp liên hoan.

b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn Sinh học.

2.. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?

a. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh.

b. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.

c. Cả hai ý trên.

3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác ?

a. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta.

b. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

c. Cả hai ý trên.

4.Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị ?

a. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.

b. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.

c. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.

5.Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau.

b. Con người sống phải biết thương yêu nhau.

c. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Từ nào sau đây có đủ cả 3 bộ phận của tiếng ?

a. ta                b. oán              c. ơn

2. Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có ?

a. vần             b. thanh           c. âm đầu

3. Bộ phận âm đầu của tiếng “quà” là gì ?

a. q                 b. qu               c. Cả hai ý trên.

4. Bộ phận vần của tiếng “oán” là gì ?

a. oa               b. an                 c. oan

5. Tiếng “ưa” có những bộ phận nào ?

a. Âm đầu “ư”, vần “a”, thanh ngang.

b. Âm đầu ” ưa”, vần “ưa”, không có thanh.

c. Không có âm đầu, vần “ưa”, thanh ngang.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Trong câu chuyện trên, người thầy giáo có nói : “Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

Theo em, vì sao thầy giáo lại cho rằng tha thứ lại chính là món quà tốt đẹp dành tặng cho chính bản thân chúng ta? Em hiểu lời nói của thầy có ý nghĩa gì ?

IV. TẬP LÀM VĂN

1. Kể lại Câu chuyện về túi khoai tây bằng lời kể của thầy giáo.

2. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết một bài hát rất hay với lời hát đầu tiên như sau : “Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không?…” Em hãy viết một đoạn văn ngắn để nối tiếp suy nghĩ của nhạc sĩ về “tấm lòng”.

Theo em cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị

I. ĐỌC HIỂU

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Trong câu chuyện, khi quẳng được số khoai tây nặng nề, rỉ nước đầy tên những người mình không ưa hay giận ghét, ai cũng cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng. Tha thứ cũng vậy! Người được tha thứ vui mừng đã đành. Người tha thứ cũng cảm thấy trút bỏ được sự hận thù, thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, nhẹ nhàng. Phải chăng đó thực sự là một “món quà” quý giá, tốt đẹp mà chúng ta dành tặng cho chính bản thân chúng ta. Lời nói của thầy thật có ý nghĩa. Đừng tưởng tha thứ cho ai là chúng ta đã làm phúc cho người đó, thật ra là chúng ta đang làm phúc cho chính mình. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tha thứ, trút bỏ hận thù ? Hãy làm ngay khi chưa quá muộn !

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề số 1:

Vào một buổi học, tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Tôi chậm rãi giải thích với các em học sinh rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của các học sinh cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có học sinh một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó tôi yêu cầu các em học sinh hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, học sinh của tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, các em đã quyết định xin tôi cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

Đề số 2

TẠI SAO?

Tại sao bạn có thể dễ dàng khóc như mưa khi xem một bộ phim tình cảm nhưng lại dửng dưng trước cảnh đồng bào bị bão lụt hoặc khi chứng kiến hoàn cảnh của những người nghèo khổ ?

Tại sao bạn có thể nướng hàng đống tiền vào truyện tranh, quà vặt, quần áo mới mà không góp nổi cho người nghèo một xu nhỏ ?

Tại sao mỗi sáng bạn có thể mua cho con mèo nhà bạn một túi sữa tươi nhưng lại không thả nổi một đồng nào vào chiếc nón của những người nghèo khổ đang ngửa ra xin trước mặt mình ?

Tại sao bạn luôn than thở, đòi hỏi cái này cái kia, so bì với người giàu hơn mình mà không nghĩ rằng có những người khốn khổ chỉ cầu xin cho khỏi chết đã là hạnh phúc lắm rồi ?

Tại sao bạn ghét học, không chú tâm học hành mà lo mải chơi, phí tiền của bố mẹ, trong khi có những trẻ em nghèo chỉ ước mong được đi học thôi nhưng không được ?

Tại sao ? Tại sao ?

Bạn có thấy quá là vô lí không ? Và ai đang vô lí ? Chính ban tạo nên những điều vô lí ấy. Khi bạn nhận thấy được niềm hạnh phúc và may mắn của mình so với những người khác, mà ở đây chính là những người nghèo khổ thì bạn có chắc là lúc ấy vẫn còn kịp để sửa sai không ? Đừng bao giờ dửng dưng và vô tâm trước những người nghèo khổ, thiệt thòi hơn mình, đừng bao giờ để quá muộn. Nếu không bạn sẽ tự biến mình thành một người có trái tim sỏi đá và vô cảm đấy ! Chỉ các bạn, tôi và tất cả chúng ta có một trái tim nhân hậu, lòng cao cả thì thế giới này sẽ tốt đẹp lên biết bao ! Bạn hãy luôn nhớ rằng : “Sống trên đời cần có một tấm lòng” bạn nhé !

(Nguyễn Phú – Thuỳ Dương)