Thí nghiệm hóa học đinh sắt để trong không khí năm 2024

Câu 515126: Cho thí nghiệm nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng và phương trình hóa học của thí nghiệm là:

  1. đinh sắt có chất rắn màu xanh bám vào, dung dịch chuyển sang màu vàng; PTHH: Fe + CuSO4 ⟶ FeO4 + CuS.
  1. dung dịch xuất hiện màu nâu đỏ, đinh sắt tan dần; PTHH: Fe + CuSO4 ⟶ CuO4 + FeS.
  1. màu xanh của dung dịch nhạt dần, có lớp kim loại đỏ bám vào đinh sắt; PTHH: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4.
  1. đinh sắt dày lên do có chất rắn màu vàng bám vào; PTHH: Fe + CuSO4 ⟶ CuFe + SO4.

Một học sinh làm thí nghiệm với ba chiếc đinh sắt có kích thước như nhau, chiếc thứ nhất để ngoài không khí, chiếc thứ 2 ngâm trong dầu hỏa (thành phần chính là các hiđrocacbon), chiếc thứ 3 ngâm trong dung dịch muối ăn.

Em hãy dự đoán thứ tự về tốc độ ăn mòn của ba chiếc đinh sắt và đề xuất biện pháp bảo vệ vật làm bằng sắt, thép đối với sự ăn mòn.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Thứ tự tốc độ ăn mòn tăng dần: chiếc đinh 2 < chiếc đinh 1 < chiếc đinh 3

Một số biện pháp chống ăn mòn các đồ dụng vật dụng bằng thép:

- Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.

- Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại.

- Chế tạo hợp kim ít ăn mòn.

NHÀ SÁCH VIETJACK

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

  1. Bậc của mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ là số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon đó. Biết trong mỗi phân tử A có một nguyên tử cacbon bậc IV, viết công thức cấu tạo của A.

Câu 2:

  1. Một loại gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propan (C3H8) và butan (C4H10) với tỉ lệ mol 1 : 2.

Cho biết giá trị ∆rHo298 (lượng chất tham gia phản ứng tính theo mol) của các phản ứng:

C3H8 (k) + O2 (k) → 3CO2 (k) + 4H2O (l)

C4H10 (k) + O2 (k) → 4CO2 (k) + 5H2O (l)

∆rHo298 = -2220 kJ

∆rHo298 = -2874 kJ

Xác định lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.

Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10.000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?

Câu 3:

Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Thông thường, độ tan của chất rắn tăng còn độ tan của chất khí giảm khi nhiệt độ tăng. Đồ thị dưới đây thể hiện sự thay đổi độ tan của một số chất tan theo nhiệt độ (ký hiệu các chất là X1, X2, X3, X4):

Thí nghiệm hóa học đinh sắt để trong không khí năm 2024

Các dung dịch X1, X2, X3, X4 đang đạt trạng thái bão hòa ở 80oC, nếu hạ nhiệt độ xuống 0oC thì phần trăm khối lượng chất tách ra khỏi dung dịch so với khối lượng chất tan ban đầu của chất nào là lớn nhất ? Giải thích.

Câu 4:

Hoà tan hỗn hợp A gồm các chất: Na2O, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau vào nước dư. Sau phản ứng, đun nóng để khí bay ra hết thu được khí X, dung dịch Y và kết tủa M. Xác định các chất tan trong Y và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 5:

Biến thiên entanpi chuẩn của một phản ứng hóa học, kí hiệu là ∆rHo298, chính là nhiệt tỏa ra hay thu vào kèm theo phản ứng đó ở điều kiện chuẩn. Nếu giá trị ∆rHo298 < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt, nếu giá trị ∆rHo298 > 0 thì phản ứng thu nhiệt. Khi các chất trong phản ứng đều là chất khí, có thể tính ∆rHo298 bằng cách lấy tổng năng lượng liên kết (Eb) của các chất phản ứng trừ đi tổng năng lượng liên kết (Eb) của các chất sản phẩm. Cho giá trị trung bình của một số năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

Liên kết

C-H

C-C

C=C

C≡C

Eb (kJ/mol)

418

346

612

837

  1. Tính giá trị ∆rHo298 cho phản ứng CH3-CH2-CH3 (k) → CH4 (k) + CH2=CH2 (k) và nhận định phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Biết các chất phản ứng và các sản phẩm đều ở thể khí.

Câu 6:

Độ tan của CuSO4 ở 10 C là 17,4 gam. Hòa tan hoàn toàn 16 gam CuO vào dung dịch H2SO4 20% lấy vừa đủ, đun nóng rồi đưa về 10 C thì thấy tách ra m gam tinh thể CuSO4.5H2O. Viết phương trình phản ứng, tính m.

Câu 7:

Đốt một lượng sắt trong oxi sau một thời gian thu được m gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan X vào 200 ml dung dịch H2SO4 1M đến phản ứng hoàn toàn thì thu được 1,12 lít khí H2, còn lại 2,8 gam kim loại chưa tan. Tính m.