Thiết bị xử lý dữ liệu của máy tính bao gồm?

Như các bạn đã biết, máy tính để bàn (PC) đã trở thành một trong những thiết bị công nghệ rất phổ biến và quen thuộc đối với nhiều người hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn tò mò rằng, cấu tạo của máy tính để bàn và các bộ phận của máy tính Hãy cùng Acup.vn tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!


Các bộ phận của máy tính để bàn

Tóm tắt các bộ phận chính của máy tính để bàn: Thùng máy CPU, màn hình, bàn phím, chuột máy tính. Trên thùng máy tính gồm: Mainboard, ram, ổ cứng, card màn hình, CPU, cổng giao tiếp, bộ phận tản nhiệt,... Sau đây là chi tiết những bộ phận của máy tính

1. Thùng máy CPU (Thùng máy tính để bàn)

Nhắc đến các bộ phận của máy tính để bàn thì đầu tiên phải nói tới thùng máy CPU thường được thiết kế khá lớn, trên các loại thùng máy được trang bị các lỗ thông hơi để tản nhiệt và các vị trí để gắn dây cáp, đôi khi còn được trang bị thêm bộ đèn phát sáng theo nhu cầu của người sử dụng.

Kích thước của chúng to hay nhỏ đều sẽ phụ thuộc phần lớn vào các bộ phận và cấu hình được lắp đặt bên trong thùng máy. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là thùng máy càng lớn thì máy tính sẽ mạnh hơn, mà quan trọng là loại bo mạch chủ nằm bên trong là gì.

Các bộ phận trên và trong thùng CPU gồm: Bộ vi xử lý, Card màn hình, Ram, Ổ cứng, cổng giao tiếp, quạt tản nhiệt và các bộ phận nhỏ khác.

Lưu ý: Có một số máy tính thì thùng máy CPU được tích hợp ngay phía sau màn hình như tivi. Có một số máy tính để bàn thùng CPU siêu nhỏ chỉ bằng hộp khăn giấy để bàn.


Thùng máy CPU  cỡ lớn của máy tính để bàn

1.1 Bộ vi xử lý CPU (Central Processing Unit) 

CPU (viết tắt là Central Processing Unit) là nơi có chứa các bộ vi xử lý. Đây có lẽ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của PC, quyết định đến sự “sống còn” và hiệu suất của cả phần cứng và phần mềm trên máy tính. Trong đó, hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là Intel và AMD, với kiểu kiến trúc CPU quen thuộc là 32 bit và 64 bit. Đây là bộ phận cơ bản của máy tính thể hiện sức mạnh và là trung tâm xử lý mọi dữ liệu của máy tính.


Bộ vi xử lý của máy tính để bàn 

1.2 Bộ nhớ RAM 

Ram là viết tắt của cụm từ Random Access Memory tức là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Chúng thường được dùng với vai trò là lưu trữ tạm thời các dữ liệu và thông tin mà các phần mềm, chương trình trên máy tính đang sử dụng.

Những dữ liệu được lưu trên RAM sẽ chỉ được lưu trữ tạm thời, khi máy tính được tắt nguồn là các dữ liệu này cũng sẽ bị mất đi.

Loại Ram thường được dùng trên laptop là loại RAM DDR2, DDR3 hoặc DDR4. Xem ngay cách phân biệt các loại ram laptop

Hầu như các loại ram này khi sử dụng trên máy tính sẽ đều hoạt động theo nguyên tắc kiến trúc kênh đôi để phân chia các dữ liệu được xử lý và làm tăng băng thông dữ liệu.


Bộ nhớ RAM 

1.3 Mainboard (Bo mạch chủ) 

Mainboard nằm bên trong PC thường được gọi với tên Tiếng Việt là bo mạch chủ. Tất cả các bộ phận bên trong và bên ngoài máy tính, thì đều cần kết nối thông qua bo mạch chủ này.

Ngoài ra, còn có một số bộ phận quan trọng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ, bao gồm chất bán dẫn oxit kim loại (CMOS) để lưu trữ một số thông tin chẳng hạn như đồng hồ của hệ thống khi máy tính bị tắt nguồn. Bo mạch chủ có các kích cỡ và tiêu chuẩn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là loại [ATX] và [MicroATX]. Hiện nay, bo mạch chủ còn có thể tháo rời và được thiết kế linh hoạt để gắn vào các thiết bị bên ngoài trong trường hợp cần thiết.


Mainboard của máy tình để bàn 

1.4 Ổ cứng (HDD và SSD) 

Ổ cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của PC, bao gồm các loại ổ đĩa quang thường được sử dụng để đọc và ghi dữ liệu trên CD, DVD và Blu-ray.

Khi ổ đĩa kết nối với bo mạch chủ sẽ được dựa trên kiểu công nghệ kết nối điều khiển mà nó được trang bị, bao gồm kết nối tiêu chuẩn IDE và tiêu chuẩn SATA.


Ổ cứng của máy tính

>>>Cách kiểm tra sức khỏe ổ cứng thần tốc

1.5 VGA (Card đồ họa hoặc Card màn hình) 

Trong khi các loại máy tính để bàn thường có sẵn card đồ họa trên bo mạch chủ của mình, thì một số mẫu máy tính khác lại cần nạp card đồ họa từ bên ngoài vào theo khe cắm mở rộng.

Với cả hai hình thức trên, PC đều sẽ xử lý các hình ảnh và video lên màn hình bằng các dữ liệu đồ họa phức tạp, nhờ vào hoạt động của CPU. Hơn nữa, một bo mạch chủ sẽ được kết nối với card đồ họa thẻ dựa trên một giao diện tiêu chuẩn, chẳng hạn như tiêu chuẩn AGP và tiêu chuẩn PCI.


Card đồ họa của máy tính 

1.6 Quạt tản nhiệt

Máy tính khi càng hoạt động lâu và xử lý nhiều dữ liệu thì sẽ càng tỏa nhiệt nhiều. CPU và các bộ phận khác trong máy tính không thể làm giảm tải lượng nhiệt tỏa ra. Do đó, nếu PC không được làm mát đúng cách, sẽ làm CPU bị nóng quá mức, gây nguy cơ làm hư hỏng các bộ phận của máy tính.

Do đó, việc trang bị quạt tản nhiệt là cách làm phổ biến nhất để làm mát PC. Ngoài ra, CPU còn được bao phủ bởi một khối kim loại được gọi là bộ tản nhiệt, giúp thu nhiệt từ CPU. Đối với các game thủ và những người dùng máy tính chuyên nghiệp, đôi khi họ còn dùng đến các giải pháp tản nhiệt đắt tiền hơn, chẳng hạn như trang bị hệ thống làm mát bằng nước để đáp ứng nhu cầu làm mát mạnh hơn.


Quạt tản nhiệt của PC

1.7 Bộ nguồn máy tính (PSU)

Đây là bộ phận quan trọng bởi lẽ mọi bộ phận trong PC đều sẽ phụ thuộc vào nguồn điện. Bộ nguồn máy tính này sẽ có vai trò kết nối với nguồn điện để cung cấp năng lượng cho máy tính. Trên một số loại máy tính để bàn, thì bộ nguồn này thường được gắn bên trong thùng máy có kết nối cáp nguồn ở bên ngoài với một số dây cáp kèm theo bên trong. Các dây cáp này sẽ kết nối trực tiếp với bo mạch chủ và các bộ phận khác như ổ đĩa và quạt tản nhiệt.

1.8 Các cổng kết nối 

Cổng kết nối là nơi giao tiếp giữa các thiết bị ngoại vị và máy tính. Thậm chí còn có nhiều cổng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ. Các loại cổng kết nối phổ biến thường được sử dụng trên PC như: Cổng USB, cổng mạng Ethernet và FireWire, cổng kết nối video như VGA, DVI, RCA, HDMI, và ổ cắm tai nghe và phát âm thanh ra loa.

2. Màn hình (Monitor)

Monitor là thiết bị hiển thị hình ảnh và nội dung, gắn liền với máy tính cũng là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính. Màn hình máy tính là một bộ phận tách rời đối với các máy tính để bàn. Các loại màn hình máy tính phổ biến hiện nay là loại tinh thể lỏng (LCD). Bên cạnh đó, thị trường đã có thêm loại màn hình máy tính cảm ứng (tương tự màn hình máy tính bảng) và màn hình dùng công nghệ OLED với cấu tạo mỏng, tiết kiệm năng lượng hơn, và giá cũng đắt hơn so với màn hình LCD.


Màn hình của máy tính để bàn 

3. Khe cắm mở rộng 

Thường thì trên bo mạch chủ sẽ trang bị thêm các khe cắm mở rộng. Các bộ phận có thể tháo rời và được thiết kế để phù hợp với các khe cắm mở rộng sẽ được gọi là card. Khi sử dụng các khe cắm mở rộng, bạn có thể thêm các card đồ họa, card mạng, cổng máy in hoặc đầu thu TV. Tuy nhiên, loại card đó phải phù hợp với loại khe cắm mở rộng đang sử dụng, cho dù đó là loại ISA / EISA cũ hay các loại PCI , PCI-X hoặc PCI Express đang phổ biến hiện nay.

4. Các bộ phận ngoại vi

Các bộ phận ngoại vi này bao gồm các thiết bị cơ bản đều được trang bị trên máy tính để bàn đó là: bàn phím, chuột, máy in, loa, tai nghe, micro, webcam và ổ đĩa USB. Hầu hết bất cứ các thiết bị điện tử này được cắm vào cổng kết nối trên PC.


Bàn phím và chuột máy tính 

Vậy là các bạn đã biết tất cả các bộ phận cấu tạo các bộ phận của máy tính để ba cũng như chức năng và cách thức để nó hoạt động. Mong rằng bài viết này sẽ có những thông tin hữu ích với các bạn! 

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.

Acup.vn – Địa chỉ laptop uy tín hơn 10 năm kinh doanh

1.Tổng quan 

Hệ thống xử lý dữ liệu tiếp nhận dữ liệu và lệnh nhập vào (thông tin), xử lý dữ liệu và xuất ra dữ liệu và lệnh điều khiển (Hình 1).


 

Nói chung hệ thống xử lý dữ liệu có thể gọi là máy chuyển đổi thông tin. Phương cách làm việc của hệ thống xử lý dữ liệu được gọi ngắn là nguyên tắc NXX: Nhập dữ liệu – Xử lý dữ liệu – Xuất dữ liệu. Hệ thống xử lý dữ liệu gồm các cụm thiết bị lắp ráp, được gọi là phần cứng (Hình 2).


 

Việc nhập dữ liệu được thực hiện bằng thiết bị nhập dữ liệu, thí dụ như bàn phím hay vùng thao tác của một bộ phận điều khiển CNC. Việc xử lý dữ liệu do máy tính đảm nhận. Máy tính bao gồm bộ phận xử lý trung tâm cũng như các bộ phận lưu trữ trong và ngoài. Lệnh xử lý của máy tính được nhận từ những chương trình, gọi là phần mềm. Việc xuất dữ liệu có thể thực hiện qua mô tả bằng hình ảnh trên màn hình hay qua các lệnh chuyển mạch cho những động cơ dẫn tiến của một máy công cụ.

2.Thiết bị và hệ thống xử lý dữ liệu (Hình 3)


Thiết bị xử lý dữ liệu điện tử ngày nay đã trở nên phổ biến trong đời sống cá nhân và nghề nghiệp. Máy tính bỏ túi là một máy tính nhỏ để tính toán nhanh và chính xác. Máy tính cá nhân (PC) có thể làm rất nhiều việc. Lĩnh vực sử dụng chính là xử lý văn bản, sản xuất các đồ họa đơn giản, quản lý dữ liệu, thí dụ như trong việc lưu kho, điều khiển máy và hệ thống sản xuất (Trang 188) cũng như truy cập Internet.

Với sự điều khiển số bằng máy tính (CNC), những bước gia công đơn lẻ của quá trình sản xuất được điều khiển tự động trong máy công cụ. Hệ thống CAD (viết tắt của từ tiếng Anh Computer Aided Design, nghĩa là thiết kế với trợ giúp của máy tính) được sử dụng để tạo ra bản vẽ thiết kế trên màn hình. Cả những tính toán cho chi tiết máy cũng có thể thực hiện trên hệ thống CAD.

3.Dây chuyền sản xuất
Một dây chuyền sản xuất hiện đại bao gồm nhiều máy móc và thiết bị khác nhau, trong đó năng lượng, vật liệu và thông tin được biến đổi (Hình 1). Máy động lực, máy làm việc (máy gia công), hệ thống tay máy (thiết bị xử lý thao tác) và vận chuyển cũng như hệ thống xử lý dữ liệu được kết nối thành một đơn vị thống nhất, tạo điều kiện sản xuất với giá cả thuận lợi.


 

• Việc cung ứng năng lượng được thực hiện với các động cơ điện như là động cơ truyền động và trợ động (trợ lực hay servo) trong từng máy gia công và thiết bị vận chuyển. • Việc gia công phôi được tiến hành trên máy công cụ CNC trong những công đoạn sản xuất nối tiếp.

• Việc vận chuyển vật liệu được đảm bảo bởi một hệ thống vận chuyển pa lét vận hành theo chu trình (định thời) và cổng nạp phôi. Hệ thống này đưa phôi vào máy công cụ và lấy ra sau khi gia công, chấtvào bệ để hàng (pa lét) và chuẩn bị cho công đoạn gia công tới. Mạng lưới dữ liệu nối các điều khiển máy và trung tâm điều khiển sản xuất. Từ đây việc gia công trên những máy công cụ cũng như chuẩn bị vật liệu qua hệ thống vận chuyển sẽ được điều khiển và như thế các máy và thiết bị được kết nối thành một hệ thống tổng thể.

1.Tổng quan 

Hệ thống xử lý dữ liệu tiếp nhận dữ liệu và lệnh nhập vào (thông tin), xử lý dữ liệu và xuất ra dữ liệu và lệnh điều khiển (Hình 1).


 

Nói chung hệ thống xử lý dữ liệu có thể gọi là máy chuyển đổi thông tin. Phương cách làm việc của hệ thống xử lý dữ liệu được gọi ngắn là nguyên tắc NXX: Nhập dữ liệu – Xử lý dữ liệu – Xuất dữ liệu. Hệ thống xử lý dữ liệu gồm các cụm thiết bị lắp ráp, được gọi là phần cứng (Hình 2).


 

Việc nhập dữ liệu được thực hiện bằng thiết bị nhập dữ liệu, thí dụ như bàn phím hay vùng thao tác của một bộ phận điều khiển CNC. Việc xử lý dữ liệu do máy tính đảm nhận. Máy tính bao gồm bộ phận xử lý trung tâm cũng như các bộ phận lưu trữ trong và ngoài. Lệnh xử lý của máy tính được nhận từ những chương trình, gọi là phần mềm. Việc xuất dữ liệu có thể thực hiện qua mô tả bằng hình ảnh trên màn hình hay qua các lệnh chuyển mạch cho những động cơ dẫn tiến của một máy công cụ.

2.Thiết bị và hệ thống xử lý dữ liệu (Hình 3)


Thiết bị xử lý dữ liệu điện tử ngày nay đã trở nên phổ biến trong đời sống cá nhân và nghề nghiệp. Máy tính bỏ túi là một máy tính nhỏ để tính toán nhanh và chính xác. Máy tính cá nhân (PC) có thể làm rất nhiều việc. Lĩnh vực sử dụng chính là xử lý văn bản, sản xuất các đồ họa đơn giản, quản lý dữ liệu, thí dụ như trong việc lưu kho, điều khiển máy và hệ thống sản xuất (Trang 188) cũng như truy cập Internet.


 

Với sự điều khiển số bằng máy tính (CNC), những bước gia công đơn lẻ của quá trình sản xuất được điều khiển tự động trong máy công cụ. Hệ thống CAD (viết tắt của từ tiếng Anh Computer Aided Design, nghĩa là thiết kế với trợ giúp của máy tính) được sử dụng để tạo ra bản vẽ thiết kế trên màn hình. Cả những tính toán cho chi tiết máy cũng có thể thực hiện trên hệ thống CAD.

3.Dây chuyền sản xuất
Một dây chuyền sản xuất hiện đại bao gồm nhiều máy móc và thiết bị khác nhau, trong đó năng lượng, vật liệu và thông tin được biến đổi (Hình 1). Máy động lực, máy làm việc (máy gia công), hệ thống tay máy (thiết bị xử lý thao tác) và vận chuyển cũng như hệ thống xử lý dữ liệu được kết nối thành một đơn vị thống nhất, tạo điều kiện sản xuất với giá cả thuận lợi.


 

• Việc cung ứng năng lượng được thực hiện với các động cơ điện như là động cơ truyền động và trợ động (trợ lực hay servo) trong từng máy gia công và thiết bị vận chuyển. • Việc gia công phôi được tiến hành trên máy công cụ CNC trong những công đoạn sản xuất nối tiếp.

• Việc vận chuyển vật liệu được đảm bảo bởi một hệ thống vận chuyển pa lét vận hành theo chu trình (định thời) và cổng nạp phôi. Hệ thống này đưa phôi vào máy công cụ và lấy ra sau khi gia công, chấtvào bệ để hàng (pa lét) và chuẩn bị cho công đoạn gia công tới. Mạng lưới dữ liệu nối các điều khiển máy và trung tâm điều khiển sản xuất. Từ đây việc gia công trên những máy công cụ cũng như chuẩn bị vật liệu qua hệ thống vận chuyển sẽ được điều khiển và như thế các máy và thiết bị được kết nối thành một hệ thống tổng thể.

3.Kỹ thuật về hệ thống xử lý

Quy trình xử lý cần thiết cho các công việc vận chuyển, gia công, lắp ráp và lịch trình kiểm tra trong sản xuất. Những hệ thống xử lý phù hợp cho việc thực hiện hoàn tất các công việc trên, thí dụ robot công nghiệp trong dây chuyền lắp ráp (Hình 1).

Ở đây hình thành một dòng vật liệu đến những nơi sản xuất và lắp ráp cũng như từ đó đi ra. Xử lý là một phần chức năng của dòng vật liệu này cũng như vận chuyển và lưu kho. Những chức năng xử lý được chia làm 5 phần phạm vi. Để đơn giản hóa việc mô tả và soạn tài liệu cho những chức năng này, người ta sử dụng những biểu tượng tương ứng (Hình 2).

Thiết bị xử lý cho việc nạp vào và dỡ ra trong máy tiện thực hiện chủ yếu những chuyển động thẳng (ngang, dọc) và chuyển động quay. Qua đây, phôi được đưa đến mâm cặp và sau quá trình gia công thì được đặt vào thùng vận chuyển xem như là chi tiết hoàn tất để đưa đi (Hình 3).

Bậc tự do của mỗi hệ thống xử lý cho phép thực hiện những chuyển động này (thẳng và quay). Bậc tự do cơ học f cho biết số chuyển động độc lập, thí dụ trượt hoặc quay của cấu kiện đối với hệ chuẩn của nó (Hình 4).


 

Có 3 bậc tự do tịnh tiến (thẳng), đó là chuyển động theo hướng trục X, Y và Z. Những chuyển động thẳng này làm thay đổi vị trí của cấu kiện. Ba bậc tự do quay (xoay) làm thay đổi định hướng của vật. Đó là nói về từng trường hợp xoay của các trục A, B và C.
4.Phân loại hệ thống xử lý

Người ta phân biệt giữa tay máy (thiết bị thao tác, thiết bị giả động tác tay người), thiết bị đặt vào (điền vào) và robot công nghiệp (RBCN). Các loại đó có những hệ điều khiển và những khả năng lập trình khác biệt cho quy trình chuyển động.


 

Tay máy có thể di chuyển những cấu kiện nặng của máy và những tải nặng nguy hiểm thông qua điều khiển bằng tay. Qua việc điều khiển từ xa, thiết bị thao tác có thể sử dụng trong những nơi mà con người không được phép bước vào vì nhiệt độ nóng, lạnh, có áp suất hay chịu tia phóng xạ. Thiết bị đặt vào (điền vào, nạp liệu) là những thiết bị được trang bị cho chuyển động tay kẹp tự động. Nó được đưa vào sử dụng trong sản xuất với số lượng lớn, khi thực hiện di chuyển từ điểm-tới-điểm, thí dụ như đưa chi tiết hoặc dụng cụ từ máng trữ đến máy. Những chuyển động đơn giản, như chuyển động nâng và chuyển động xoay, được điều chỉnh qua cữ chặn hoặc công tắc giới hạn. Robot công nghiệp có thể chuyển động hầu như không giới hạn trong không gian hoạt động. Chuyển động có thể được lập trình tự do hoặc điều khiển qua cảm biến.


Video liên quan

Chủ đề