Thiết kế sản phẩm về TÍNH chất vật lý TÍNH chất HÓA học ĐIỀU CHẾ hoặc ỨNG dụng của ôxy

Etilen chắc không còn là cái tên xa lạ đối với chúng ta. Với quan niệm những người thường, những gì hiểu biết về Etilen là thường làm cho trái quả chín nhanh, nhưng bên cạnh đó C2H4 còn  mang là nhiều công dụng đa dạng khác nhau. Vậy nên trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem khí C2H4 là gì? Những ứng dụng và phương pháp điều chế khí Etilen, đặc biệt là câu hỏi: Khí Etilen có độc hại không?

Etilen là gì?

Etilen hay còn gọi là Ethylene là một chất khí, một trong các loại hidrocacbon và là một anken (alkene) đơn giản nhất có công thức hóa học là C2H4 hay CH2=CH2.

Etilen chính là một trong những chất khí sinh học đầu tiên mà con người biết đến, là loại khí Olefin đơn giản nhất. Vì thế Etilen rất gần gũi với đời sống chúng ta, thậm chí ngay chính trong gia đình mình.

Muốn xem Tổng Hợp một số đồ Án – Giáo Trình Xử Lý Khí Thải—> Hãy Truy Cập Vào link sau Để DOWNLOAD

https://xulychatthai.com.vn/tong-hop-bo-do-an-xu-ly-khi-thai-link-google-driver/

Tính chất vật lí của khí Etilen:

Là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, dễ bắt cháy và có mùi ngọt nhẹ của xạ hương.

Xem thêm: Báo giá dịch vụ hút hầm cầu tại Đà Nẵng như thế nào?

Tính chất hóa học của khí Etilen

Tổng quát thì C2H4 tác dụng được với rất nhiều chất ở nhiều dạng khác nhau như: khí oxy, dung dịch brom, phản ứng trùng hợp của etilen C2H4, vân vân… C2H4 là một chất khí hoàn toàn không thể trơ về mặt hóa học. Có thể tham gia phản ứng ở nhiều dạng khác nhau.

Cụ thể tính chất hóa học Etilen như sau:

Etilen có công thức cấu tạo:  Viết gọn là : CH2=CH2

Thiết kế sản phẩm về TÍNH chất vật lý TÍNH chất HÓA học ĐIỀU CHẾ hoặc ỨNG dụng của ôxy
Etilen là gì?

Trong phân tử etilen C2H4, có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon, bao gồm 1 liên kết kém bền, dễ dàng đứt khi tiến hành phản ứng hóa học.

Khi đốt trong oxi, etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

Phương trình hóa học

C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O + Q

  • Etilen tác dụng brom dạng dung dịch

Phương trình hóa học:

CH2= CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br

  • Với đặc điểm các chất liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng. Phân tử etilen kết hợp với nhau (còn gọi là phản ứng trùng hợp)

Các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo ra chất có phân tử lượng rất lớn gọi là PolyEtiten hay còn gọi là PE

Phương trình phản ứng.

….+ CH2= CH2 +  CH2= CH2 +….→ ….- CH2– CH2 – CH2– CH2-….

Ứng dụng của Etilen trong thực tế

Nhắc đến công dụng mà Ethylenen mang lại cho con người thì vô số kể với nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như:

Ứng dụng của Ethylene trong công nghiệp như:

  • Dùng trong sản xuất bao bì
  • Vận chuyển
  • Ngành điện tử
  • Ngành dệt may
  • Nguyên liệu tạo ra chất phủ và chất kết dính
  • Nguyên liệu trong vật liệu xây dựng
  • Tham gia nhiều phản ứng tạo ra các hóa chất
  • Ứng dụng vào ngành hóa dầu
  • Ứng dụng dẫn xuất
Thiết kế sản phẩm về TÍNH chất vật lý TÍNH chất HÓA học ĐIỀU CHẾ hoặc ỨNG dụng của ôxy
Ứng dụng của Etilen

và nhiều ứng dụng khác phục vụ đời sống con người.

Đối với các ngành nông nghiệp:

  • Ethylene có khả năng làm tăng sự sinh trưởng của các tế bào thực vât
  • Gây kích thích sự nảy mầm, sinh trưởng của các loại cây trồng, cây cối
  • Tăng năng suất cây trồng, phục vụ các ngành nông nghiệp trồng trọt canh tác
  • Đặc biệt quen thuộc nhất đối với chúng ta là làm cây trái quả nhanh chín hơn thậm chí còn chín đều, ổn định hơn so với các phương pháp khác.
Thiết kế sản phẩm về TÍNH chất vật lý TÍNH chất HÓA học ĐIỀU CHẾ hoặc ỨNG dụng của ôxy
Ứng dụng C2H4 trong nông nghiệp

Dù đóng góp một phần không nhỏ đến đời sống con người và động – thực vật, song, chúng vẫn rất nguy hại nếu chúng ta không biết cách đối phó hay sử dụng C2H4 hay Etilen mà không hề có một kiến thức nào về nó.

Sự nguy hiểm của Etilen như thế nào?

  • Trước tiên thì khí ethene hoàn toàn không độc nếu con người hít vào. Tuy nhiên, trong môi trường quá nhiều khí C2H4 sẽ gây ngạt thở do thiếu oxy.
  • Theo tính chất vật lí  – một chất không màu không mùi, vì thế rất khó phân biệt việc khí C2H4 đang tích tụ trong phòng kín hay không.
  • Hít quá nhiều khí C2H4 sẽ bị mất nhận thức, gây mê, và thậm chí tử vong vì ngạt thở. Ngoài ra khi các bạn vô tình tiếp xúc C2H4 ở dạng lỏng mà không có đồ bảo hộ sẽ gây tê và các mô phơi nhiễm sẽ bị đông cứng.
  • Vì Etilen rất dễ bắt cháy, nên tuyệt đối không để khí C2H4 lọt ra ngoài nơi đang có lửa hay sử dụng đồ gây nổ, cháy trong môi trường có C2H4.
  • Các bình chứa C2H4 đều chứa áp lực cao, tránh trường hợp bình bị rò rỉ. Khi sử dụng bình có chứa Etilen phải thường xuyên kiểm tra.

Mong rằng qua bài viết trên, có thể giúp bạn hiểu rõ được khí Etilen là gì? những tính chất và  ứng dụng của chúng. Đặc biệt ở phần lưu ý sự nguy hại của C2H4 có thể giúp bạn thận trọng hơn khi có bình chứa C2H4 tại nơi sính sống và làm việc.

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/

Câu hỏi:Nêu tính chất hoá học, tính chất vật lý của oxi. Bài tập về oxi

Lời giải:

Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ Trái Đất). Oxi có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống của động vật và thực vật. Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, nguyên tố oxi có trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể người, động vật và thực vật…

- Sơ lược nguyên tố Oxi

-Ký hiệu hóa học của nguyên tố oxi là O.

-Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi là O2

-Nguyên tử khối: 16.

-Phân tử khối: 32.

1. Tính chất vật lý.

-Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.

-Oxi có khối lượng phân tử là 32 nên nặng hơn không khí.

-Oxi khi bị hóa lỏng ở nhiệt độ −1380có màu xanh nhạt và có thể bị hút bởi nam châm.

2. Tính chất hóa học của oxi

a. Tác dụng với kim loại

Oxi có thể tác dụng với khá nhiều kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại nhưbạc (Ag) vàng (Au) hay bạch kim (Pt)).

  • Ví dụ: Đốt cháy sắt trong bình oxi, dây sắtcháy sáng như pháo hoa, sau khi cháy xuất hiện oxit màu nâu đỏ

PTHH:3Fe + 2O2 →t0 Fe3O4

b. Tác dụng với phi kim

Oxi tác dụng với khá nhiều phi kim trong tự nhiên và với những điều kiện khác nhau, chỉ trừ nhómhalogen (Flo, Clo, Brom và Atatin) là oxi không phản ứng và sản phẩm tạo thành là các oxit axit.

Ví dụ:Đưa muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ thuỷ tinh có chứa khí oxi. Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn cháy trong không khí, cho ngọn lửa màu xanh

PTHH :S+O2 →t0 SO2

c. Tác dụng với một số hợp chất

Oxi còn có thể tác dụng với các chất có tính khử hoặc các hợp chất hữu cơ để tạo thành những hợp chất mới.

Ví dụ:Khí metan có trong khí bùn ao, phản ứng cháy của metan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, đồng thời toả nhiều nhiệt.

PTHH: CH4 + 2O2 →t0 CO2 + 2H2O

3. Vai trò và ứng dụng của oxi

- Oxi có khả năng kết hợp với Hemoglobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi cơ thể người và động vật. Oxi oxi hoá các chất thực phẩm ở trong cơ thể tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.

-Oxi còn tham gia vào hoạt động hô hấp và việc phân hủy trong tự nhiên. Trong không khí, oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp

-Ngoài ra, oxi còn được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp. Oxi được dùng trong các bình lặn của thợ lặn, hay sử dụng làm ống thở cho phi công trong những trường hợp không khí loãng… Đặc biệt, oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất thép hay sản xuất rượu.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng về oxi

A. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

C. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.

D. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 2. Oxi có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây.

A. Ca, CO2, SO2

B. K, P, Cl2

C. Ba, CH4, S

D. Au, Ca, C

Câu 3 : Nung nóng kali clorat KClO3 thu được 3,36 lít khí oxi trong điều kiện tiêu chuẩn, thực hiện các yêu cầu sau:

a. Viết phương trình phản ứng cháy dựa vào tính chất hóa học của oxi đã học

b. Tính khối lượng KClO3cần dùng.

Câu 4. Đốt cháy 12,4 (g) (P) trong bình chứa khí oxi.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra cho phản ứng đốt cháy trên.

b. Tính thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để đốt cháy hết lượng (P) trên.

Hướng dẫn giải bài tập:

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3:

a) Viết phương trình phản ứng: 2KClO3 →t0 2KCl +3O2

b) Tính khối lượng:

2KClO3 →t0 2KCl +3O2

2 mol 3 mol

x mol 0,15 mol

Khối lượng của KClO3 cần dùng là: m = n.M =0,1x122.5 = 12.25 (g)

Câu 4:

a) Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 →t0 2P2O5

b) Số mol Photpho (P) tham gia phản ứng:

4P + 5O2 →t0 2P2O5

4 mol 5 mol 2 mol

0.4 mol ---> 0.5 mol

Thể tích khí Oxi cần dùng để đốt hết lượng Photpho mà đầu bài cho là:

V(O2) = 0.5 x 22.4 = 11,2 (lít)