Thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng là gì

Phiếu giao nhận EIR là viết tắt của Equipment Interchange Receipt: là 1 loại phơi phiếu ghi lại tình trạng của cont. Ví dụ khi chủ hàng lấy cont ra khỏi depot để kéo về kho riêng đóng hàng, sẽ có 1 tờ phơi ghi rằng tình trạng cont tốt xấu hay thủng rách, ngoài ra có cách thông tin khác như số cont, số xe ô tô kéo cont ra, chủ hàng…; tương tự khi đóng hàng xong trả về bãi chứa cont chờ xuất khẩu thì người ta cũng làm vậy, cont có còn tốt hay ko, số chì như thế nào.

Tóm lại, khi cái cont được chuyển giao từ người này sang người khác, thì sẽ phát sinh 1 cái EIR để làm bằng chứng. Sau này nếu cái cont có bị vấn đề, rách hoặc thủng cont chẳng hạn, thì sẽ căn cứ vào cái EIR đó, bị ở bước nào thì cái người giao cont ở bước đó chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại.

Thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng là gì

Phiếu EIR có rất nhiều nội dung nhỏ, bạn cần lưu ý khi khai thông tin để đảm bảo hàng hóa ra vào cảng đúng quy trình và thời gian. Nội dung trên phiếu giao nhận gồm những phần chính sau:

– Phần tiêu đề gồm: Biểu tượng, tên chứng từ, số hiệu chứng từ, ngày phát hành chứng từ.

– Nội dung thứ nhất của Phiếu giao nhận container là các thông số liên quan đến chủ hàng, gồm: Tên cơ quan, tên người nhận hàng, số CMND, số hiệu lệnh giao hàng, lệnh cấp rỗng hay số hiệu Booking Note, thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng, cơ quan phát hành lệnh giao hàng, ngày tháng phát hành.

– Nội dung thứ hai là các thông tin về container như: số hiệu container, cỡ, loại, trạng thái, trọng lượng, vị trí, tên tàu, chuyến tàu, hãng tàu, chủ khai thác, ngày xếp dỡ, cảng dỡ, số seal…

– Nội dung thứ ba là các chi tiết về tình trạng container, được biểu thị bằng cách đánh dấu vị trí hư hỏng trên hình vẽ, đánh dấu vào mã số quy ước và ghi chú.

– Nội dung thứ tư là các chi tiết về thời gian giao nhận hàng, phương án giao nhận, số hiệu xe nâng (cẩu khung), lượng container phải dời dịch trong quá trình giao nhận…

– Cuối cùng là ký xác nhận của các bên

( tổng hợp và biên tập )

Thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng là gì

Giám đốc công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu VnLogs với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Xuất nhập khẩu & Logistics – CEO trung tâm đào tạo Masimex – Admin của group trên Facebook: Cộng đồng Xuất nhập khẩu và Logistics Việt Nam.

Để có thể đưa hàng ra khỏi kho, bãi…được giám sát bởi cơ quan giám sát thì người nhận phải có giấy chứng nhận hàng từ doanh nghiệp cũng như trả phí Delivery Order(D/O) cho nhu cầu trên. Quy định này được cụ thể như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Delivery order trong xuất nhập khẩu là gì nhé !

MỤC LỤC

1. Delivery order là gì?

D/O là viết tắt của cụm từ Delivery Order nghĩa là "Lệnh Giao Hàng" hoặc "Phiếu Giao Hàng" trong xuất nhập khẩu. Phí D/O có thể được hiểu đơn giản là phí lệnh giao hàng - là các loại phí liên quan đến việc phát hành lệnh giao hàng.

Thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng là gì
Lệnh giao hàng tại container

Các hãng tàu hoặc đơn vị forwarder sẽ phát hành D/O cho consignee, hay là người nhận hàng. Consignee này sẽ sử dụng D/O để làm thủ tục hải quan và nhận hàng khi tàu đã đến cảng. Theo đó, D/O có thể được coi như một lệnh của người giữ hàng chỉ thị cho đơn vị nhận hàng lấy hàng.

Thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng là gì
Chi phí cho lệnh giao hàng quy định ra sao?

Tuy nhiên, nếu Consignee muốn sử dụng D/O thì sẽ phải đóng một khoản phí cho đơn vị forwarder hoặc hãng tàu. Đây chính là phí D/O. Cần chú ý rằng phí D/O không nên nhầm lẫn với phí chứng từ (Documentation fee) dù hai loại phí này có kí hiệu viết tắt khá giống nhau. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ai mới bắt đầu tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu.

\>>> Xem thêm: Lệnh giao hàng điện tử EDO là gì?

2. Phân loại D/O (Delivery Order)

Thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng là gì
Phân loại D/O trong xuất nhập khẩu

Có hai loại được dùng hiện nay gồm D/O của hãng tàu và của forwarder:

- D/O của hãng tàu là loại phí đặt ra nhằm yêu cầu người giữ hàng cần giao hàng đến người nhận. Thường thường, hãng tàu sẽ yêu cầu giao hàng cho forwarder và ngược lại, forwarder cũng sẽ yêu cầu giao hàng cho họ.

Lúc này, đại lý vận chuyển đã nắm trong tay D/O nhận từ doanh nghiệp và giao lại cho phía doanh nghiệp nhập khẩu có đính kèm hóa đơn gốc là sẽ đủ điều kiện nhận hàng.

Lưu ý: chỉ khi nào phí D/O được giao cùng với bill gốc của hãng tàu thì người nhận hàng mới đủ điều kiện để nhận hàng.

- D/O của forwarder được hiểu là chứng chỉ kế toán cho bộ phận tài chính nói chung. Theo đó, đại lý vận chuyển sẽ nhận chi phí này từ người nhận hàng và yêu cầu người giữ hàng phải giao hàng cho người nhận hàng.

Tuy nhiên, khi đại lý vận chuyển không trực tiếp phát hành bill thì dù có D/O của forwarder thì người nhận hàng vẫn không được phép lấy hàng khi không có giấy tờ kèm theo.

\>>> Nếu vẫn còn khó khăn trong việc xử lý giấy tờ thông quan hàng hoá, tham khảo dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nội của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

3. Chức năng của D/O trong quá trình xuất nhập khẩu

D/O (Delivery Order) là một trong các loại chứng từ phổ biến trong quá trình xuất nhập khẩu. Chức năng của D/O rất quan trọng đối với đối tác liên quan đến quá trình vận tải hàng hóa từ điểm xuất khẩu đến điểm nhập khẩu. Hơn nữa, D/O cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đủ các thông tin pháp lý về sản phẩm và sự chuyển động của sản phẩm.

Cụ thể, chức năng của D/O trong quá trình xuất nhập khẩu như sau:

  • Xác nhận khai trình xuất khẩu: D/O là một tài liệu khái quát nhất về sản phẩm được xuất khẩu, đóng vai trò giúp xác nhận thông tin và chứng minh nguồn gốc của hàng hóa. D/O được công nhận là chứng từ quan trọng để xác nhận khai trình xuất khẩu.
  • Giúp đối tác có thể thông quan hàng hóa trong quá trình nhập khẩu: D/O cho phép giải quyết vấn đề vận chuyển và thông quan hàng hóa. Khi hàng hóa đến nơi đích, nó sẽ được thông quan dựa trên các thông tin được cung cấp trong D/O. Việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của D/O sẽ giúp cho quá trình nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho đối tác.
  • Quản lý lưu thông chuyển động của hàng hóa: D/O cũng cho phép quản lý và giám sát chuyển động của hàng hóa từ điểm xuất khẩu đến điểm nhập khẩu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho đối tác liên quan. Bên cạnh đó, D/O cũng giúp trong quá trình lưu thông hàng hóa qua các cửa khẩu, cầu phà và các điểm kiểm tra trên đường vận chuyển.

Trên đây là những chức năng của D/O trong quá trình xuất nhập khẩu. Việc thực hiện chính xác và đầy đủ các thông tin trong D/O là rất quan trọng để đảm bảo việc xuất nhập khẩu diễn ra thành công và giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

\>>> Nếu có vấn đề khi làm Delivery Order, khách hàng có thể tham khảo dịch vụ hải quan trọn gói của HVT Logistics để được hỗ trợ làm các giấy tờ xuất nhập khẩu một cách nhanh nhất

4. Thủ tục và quy trình lấy Delivery Order (D/O)

Pháp luật quy định thế nào về hồ sơ lấy D/O

Hồ sơ lấy D/O sẽ gồm: 1 bản gốc giấy giới thiệu, 1 cmnd hoặc cccd của người lấy hàng, 1 bản photo của thông báo hàng đã đến và vận đơn photo được in 2 mặt.

Nhiều hãng tàu bắt buộc chủ hàng phải có vận đơn photo để họ đóng dấu và gửi cho hải quan làm chứng từ.

Quy trình lấy lệnh D/O

Về số lượng theo quy định của lệnh D/O là 3 bản. Đây được xem là chứng từ mà người nhận phải có để lấy hàng. Đồng thời người lấy hàng cũng cần chuẩn bị thêm các chứng từ khác (đã được trình bày ở phần hồ sơ nêu trên) mới đủ điều kiện cho phép lấy hàng.

Sau khi có được đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người nhận hàng sẽ liên hệ với các hãng tàu hoặc forwarder để lấy lệnh nhận hàng.

Bạn có thể thực hiện lấy lệnh cùng lúc với khi làm thủ tục hải quan hoặc có thể lấy lệnh D/O trước khi làm thủ tục trên.

Bên cạnh phí D/O thì người nhận hàng cũng phải thanh toán một số phí như phí vệ sinh khu vực để hàng, phí CFS hàng lẻ, phí cước container…Mức phí sẽ theo phí cụ thể tại mỗi hãng tàu và sau khi thanh toán, người nhận hàng cần giữ bill để kiểm tra nếu có yêu cầu.

Lưu ý về mặt quy trình nhận hàng

Khi forwarder có ký tên với cương vị là đại lý trên lệnh giao hàng thì lệnh giao hàng đó được xem là có hiệu lực ngang bằng với lệnh giao hàng từ hãng tàu.

Khi có sử dụng thêm tàu phụ để chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp cần có lệnh nối từ feeder thì mới được phép nhận hàng. Lệnh nối này có thể là bản photo và được forwarder cung cấp khi doanh nghiệp có yêu cầu.

Trên đây là những vấn đề xoay quanh lệnh giao hàng D/O như khái niệm, phân loại, đặc điểm cũng như các quy trình cụ thể cho vấn đề nói trên. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức bổ ích liên quan đến lệnh giao hàng nếu trên.

\>>> Xem thêm: Surcharge là gì? Có những loại Surcharge nào trong XNK?

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ vận chuyển cũng như các dịch vụ về xuất nhập khẩu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: