Thói quen ăn uống của người Việt Nam bằng tiếng Trung

2016-01-19 13:28:06     CRIonline


    
      

Tạp chí "Cầu vồng Hữu nghị" số quý 3 năm 2015

Tập san "Cầu vồng Hữu nghị" số thứ 3 năm 2015 do Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc chúng tôi và Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh đồng xuất bản hiện đã ra mắt độc giả. Tập san gồm các bài viết của sinh viên Việt Nam đã và đang học tập tại Trung Quốc và các bạn sinh viên nước ngoài đang theo học tiếng Việt. Nội dung tập san phong phú, chất lượng, nhằm tăng cường sự hiểu biết và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng Việt Nam – Trung Quốc. Nếu bạn cũng muốn tìm hiểu cuộc sống du học của các bạn lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc, chia sẻ cảm nhận của các bạn, bạn có thể viết thư cho chúng tôi cho biết địa chỉ nhận tập san. Các bạn có thể gửi thư đến địa chỉ , hoặc truy cập chuyên trang Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc trên mạng xã hội FB để nhắn địa chỉ nhận tập san cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi tập san "Cầu vồng Hữu nghị" tới các bạn một khi nhận được địa chỉ.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn bài viết trong tập san "Cầu vồng Hữu nghị" mang tên "Đôi lời bàn về tập tục ăn uống của người Việt Nam và Người Trung Quốc" của bạn Trần Thị An Tuệ, lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có nhiều nét tương đồng và chịu sự ảnh hưởng qua lại về văn hóa truyền thống. Trong bài viết này, tác giả xin mạn phép đề cập tới một khía cạnh rất nhỏ trong đó, chính là một số tập tục ăn uống của người dân hai nước. Mời các bạn lắng nghe bài viết qua giọng đọc của Mẫn Linh.

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có nhiều nét tương đồng về văn hóa truyền thống. Trong bài viết này, tác giả xin được mạn phép đề cập tới một khía cạnh rất nhỏ trong đó, chính là văn hóa trong bữa ăn của người dân hai nước.

Những ai đã từng tới Trung Quốc, dùng bữa cơm cùng người dân nước bạn hẳn đều bắt gặp hình ảnh chiếc bàn xoay dùng để bày biện các món ăn. Ở một quốc gia coi trọng lễ tiết như Trung Quốc, việc sử dụng chiếc bàn ấy trong bữa ăn sao cho đúng quy tắc cũng đòi hỏi mỗi người cần tìm hiểu thấu đáo.

Người Việt Nam khi dọn cỗ thường có thói quen chuẩn bị tươm tất và bày tất cả đồ ăn lên mâm rồi mới thưởng thức, nhưng người Trung Quốc lại có thói quen mang từng món ăn lên trong suốt cả bữa ăn. Vì vậy, trong văn hóa của người dân nước này, nếu trên bàn ăn có các bậc tiền bối, có người chủ bữa tiệc hoặc trẻ nhỏ thì khi thức ăn được đưa lên, bạn cần chú ý xoay món ăn đó tới cho người lớn tuổi, chủ nhân hoặc trẻ nhỏ trước, rồi mới chuyển cho người khác. Điều này thể hiện sự hiểu biết, tôn trọng chủ nhân, tiền bối và sự quan tâm, nhường nhịn cho trẻ nhỏ.

Khi xoay bàn ăn, cần chú ý xoay theo chiều kim đồng hồ, xoay chậm và quan sát cẩn thận. Nếu có người đang còn đang gắp thức ăn mà bạn lại xoay bàn hoặc xoay với tốc độ quá nhanh, xoay ngược chiều kim đồng hồ thì đều bị coi là thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác.

Người Trung Quốc không có thói quen mời nhau khi bắt đầu bữa ăn, họ cũng thường không gắp thức ăn cho người khác mà mỗi người đều tự chủ động ăn uống theo sở thích của mình. Cũng giống như người Việt, người Trung Quốc khi mời bạn bè dùng bữa thường gọi rất nhiều món ngon, nếu gọi ít hoặc gọi vừa đủ thì sẽ bị coi là keo kiệt hoặc không hiếu khách, không chân tình.

Đối với người dân Việt, trong mâm cơm của họ, đặc biệt là người dân miền Bắc và miền Trung, có rất nhiều quy tắc, lễ nghi mà nếu không học hỏi tận tường, thấu đáo thì bạn khó có thể nắm bắt được hết. Tới bữa ăn, nếu ai còn có việc thì phải có người ra mời. Đợi khi cả nhà đã ngồi vào mâm đông đủ, con cháu sẽ lần lượt mời từ trên xuống, mời từng người một rồi mới được phép cầm đũa. Với người Việt, lời mời là biểu hiện của thái độ kính trọng, lễ phép, văn minh. Trên mâm cơm, đặc biệt khi có khách tới nhà, gia chủ sẽ gắp đồ ăn ngon vào bát cho khách, cha mẹ gắp thức ăn cho ông bà, rồi ông bà lại gắp nhường cho các cháu. Ấy là tấm chân tình của người Việt! Người Việt khi ăn cơm rất chú ý đến cách ăn, họ quan niệm rằng, cách ăn còn quan trọng hơn cả món ăn. Khi ăn không được nhai chóp chép, nhồm nhoàn, uống canh không được để phát ra tiếng. Chú ý phải một tay cầm đũa, tay khi nâng bát, không bao giờ được đặt bát xuống bàn để và thức ăn, người nào làm như vậy sẽ bị coi là thô lỗ, "phàm ăn tục uống".

Người Việt không có thói quen sử dụng bàn xoay như người dân Trung Quốc, đồ ăn sẽ được bày biện hết lên mâm một lần. Vì vậy, khi gắp thức ăn, mọi người cũng phải chú ý quan sát trước để không bao giờ đan chéo đũa với người khác trên mâm cơm. Khi lựa chọn đồ ăn, bạn cần khéo léo nhìn và chọn trước rồi đưa đũa gắp một lần, không được phép khoa đũa trên mâm, khi đã gắp miếng nào thì không được bỏ lại, cũng không bao giờ được gắp liên tiếp một món ăn vào trong bát của mình mà chỉ được lấy từng ít một, ăn hết mới được phép lấy tiếp. Khi dùng bữa với người dân Việt Nam, bạn cũng cần chú ý không gõ bát đũa hay gõ mâm, vì người Việt tin rằng tiếng gõ đó sẽ mang đến sự xui xẻo, kêu gọi ma quỷ tới nhà.

Tới một gia đình Việt Nam và cùng họ ăn một bữa cơm, bạn sẽ thấu hiểu những lễ tiết tưởng chừng như rất phức tạp nhưng đã ăn sâu vào trong máu của mỗi người dân Việt Nam, và theo một cách rất tự nhiên được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cũng thường vừa ăn cơm vừa trò chuyện rất vui vẻ, nhưng họ không bao giờ được phép mang bực dọc hay những chuyện không vui nói trong bữa ăn. Trên mâm cơm, bà hoặc mẹ, con gái lớn, con dâu bao giờ cũng ngồi đầu nồi để xới cơm. Người đầu nồi vừa ăn vừa ý tứ quan sát cả nhà, xem ai sắp hết bát thì dừng tay để xới cơm, không để ai phải chờ. Con cái nếu ăn xong bữa, muốn đứng lên trước thì phải xin phép người lớn tuổi và mời mọi người tiếp tục dùng cơm. Gia chủ mời khách tới nhà dùng bữa mà đứng dậy khi khách chưa ăn xong thì bị coi là khiếm nhã, ấy cũng bởi người Việt vốn rất thịnh tình, hiếu khách. Ông bà thường nhắc nhở con cháu rằng: "Chớ eo xèo khi đãi khách, Đừng hậm hực lúc ăn cơm".

Có thể thấy rằng, dù phong tục hai quốc gia có những điểm riêng biệt, nhưng tựu chung lại, không quản là bữa cơm gia đình hằng ngày giản dị hay tiệc chiêu đãi thịnh soạn, trong mỗi bữa ăn của người dân hai nước, điều quan trọng nhất chính là ở không khí đầm ấm, vui vẻ. Sự kính trọng các bậc tiền bối, nhường nhịn cho con trẻ, tấm lòng mến khách, chân tình của gia đình đều được khắc họa rõ nét qua từng cử chỉ rất nhỏ được thể hiện trên bàn ăn.

Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, tác giả chỉ xin mạn phép trình bày những nét cơ bản nhất về văn hóa trong bữa cơm của người dân Việt Nam và Trung Quốc. "Nhập gia tùy tục", hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ có thêm cho mình những hiểu biết mới về phong tục của mỗi quốc gia, để nếu có dịp được ngồi dùng bữa với người dân nước bạn, mỗi chúng ta sẽ thể hiện được nét văn hóa và sự hiểu biết của mình, từ đó mang lại cảm giác vui vẻ và thoải mái cho tất cả mọi người trên bàn ăn.

Tiếng Trung giao tiếp cơ bản Bài 6 Sở thích ăn uống

Học Tiếng Trung Giao tiếp tại Hà Nội

Học Tiếng Trung giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao theo các bài giảng Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày của Thầy Nguyễn Minh Vũ.

Để chất lượng buổi học Tiếng Trung giao tiếp có hiệu quả tốt nhất, các em cần học thật chắc kiến thức Tiếng Trung trong Quyển Hán ngữ 1 và Hán ngữ 2 phiên bản mới theo link bên dưới.

Học Tiếng Trung giao tiếp Hán ngữ 1

Học Tiếng Trung giao tiếp Hán ngữ 2

HI các em học viên, hôm nay chúng ta cùng chuyển sang bài mới đó là bài số 6, Sở thích ăn uống. Chúng ta vào link bên dưới xem qua lại chút xíu bài số 5 trước khi vào bài học mới ngày hôm nay.

Tiếng Trung giao tiếp cơ bản Bài 5 Hỏi Thời gian

Học Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày theo chủ đề

STT Tiếng Trung Tiếng Việt Phiên âm
1 你喜欢吃什么? Bạn thích ăn gì? Nǐ xǐhuān chī shénme?
2 我喜欢吃又酸又甜的。 Tôi thích ăn món vừa chua vừa ngọt. Wǒ xǐhuān chī yòu suān yòu tián de.
3 我喜欢吃拉一点儿的。 Tôi thích ăn món cay một chút. Wǒ xǐhuān chī là yì diǎnr de.
4 我喜欢吃中餐。 Tôi thích ăn món Trung Quốc. Wǒ xǐhuān chī zhōngcān.
5 我不喜欢吃西餐。 Tôi không thích ăn món Tây. Wǒ bù xǐhuān chī xīcān.
6 我喜欢吃快餐。 Tôi thích đồ ăn nhanh. Wǒ xǐhuān chī kuàicān.
7 中国菜很好吃。 Món Trung Quốc rất ngon. Zhōngguó cài hěn hǎochī.
8 香港菜不好吃。 Món Hồng Kông không ngon. Xiānggǎng cài bù hǎochī.
9 我不能吃辣的。 Tôi không ăn được cay. Wǒ bù néng chī là de.
10 我不喜欢吃咸的。 Tôi không thích ăn món mặn. Wǒ bù xǐhuān chī xián de.
11 我喜欢吃生菜。 Tôi thích ăn rau sống. Wǒ xǐhuān chī shēngcài.
12 越南的生菜很好吃。 Rau sống của Việt Nam rất ngon. Yuènán de shēngcài hěn hǎochī.
13 生菜里边有很多维生素。 Trong rau sống có rất nhiều vitamin. Shēngcài lǐbian yǒu hěn duō wéishēngsù.
14 我很喜欢吃水果。 Tôi rất thích ăn hoa quả. Wǒ hěn xǐhuān chī shuǐguǒ.
15 越南的水果很丰富多样。 Hoa quả của Việt Nam rất phong phú đa dạng. Yuènán de shuǐguǒ hěn fēngfù duōyàng.
16 中国的水果不多。 Hoa quả của Trung Quốc không nhiều. Zhōngguó de shuǐguǒ bù duō.
17 芒果又酸又甜。 Quả xoài vừa chua vừa ngọt. Mángguǒ yòu suān yòu tián.
18 榴莲有特别的味道。 Sầu riêng có mùi vị rất đặc biệt. Liúlián yǒu tèbié de wèidào.
19 很多人不喜欢吃榴莲。 Rất nhiều người không thích ăn sầu riêng. Hěn duō rén bù xǐhuān chī liúlián.
20 榴莲的味道很浓。 Mùi vị của sầu riêng rất nồng. Liúlián de wèidào hěn nóng.
21 榴莲是我喜欢吃的水果。 Sầu riêng là hoa quả mà tôi thích ăn. Liúlián shì wǒ xǐhuān chī de shuǐguǒ.
22 越南人很喜欢吃山竺。 Người Việt Nam rất thích ăn măng cụt. Yuènán rén hěn xǐhuān chī shānzhú.
23 一起吃两种水果才好。 Ăn cùng lúc hai loại hao quả mới tốt. Yì qǐ chī liǎng zhǒng shuǐguǒ cái hǎo.
24 榴莲吃多了很容易上火。 Ăn nhiều sầu riêng rất dễ bị nóng. Liúlián chī duō le hěn róngyì shàng huǒ.
25 他们互相补充。 Chúng nó bổ sung lẫn nhau. Tāmen hùxiāng bǔchōng.
26 你好像胖起来了。 Hình như bạn béo lên thì phải. Nǐ hǎoxiàng pàng qǐlái le.
27 你应该减肥了。 Bạn nên giảm béo là vừa. Nǐ yīnggāi jiǎnféi le.
28 你要多吃一点儿水果和生菜。 Bạn cần ăn nhiều hoa quả và rau sống một chút. Nǐ yào duō chī yì diǎnr shuǐguǒ hé shēngcài.
29 你不要吃太多肉类。 Bạn đừng ăn nhiều thịt quá. Nǐ bú yào chī tài duō ròu lèi.
30 多吃水果和蔬菜对身体很有好处。 Ăn nhiều rau sống và rau xanh rất có lợi cho sức khỏe. Duō chī shuǐguǒ hé shūcài duì shēntǐ hěn yǒu hǎochù.
31 你可以用水果片做面膜。 Bạn có thể đắp mặt nạ bằng lát hoa quả. Nǐ kěyǐ yòng shuǐguǒ piàn zuò miànmó.
32 水果对皮肤非常好。 Hoa quả rất tốt cho da dẻ. Shuǐguǒ duì pífū fēicháng hǎo.
33 你吃饭了吗? Bạn đã ăn cơm chưa? Nǐ chī fàn le ma?
34 你吃早饭了吗? Bạn đã ăn sáng chưa? Nǐ chī zǎofàn le ma?
35 你吃午饭了吗? Bạn đã ăn trưa chưa? Nǐ chī wǔfàn le ma?
36 你吃晚饭了吗? Bạn đã ăn tối chưa? Nǐ chī wǎnfàn le ma?
37 我还没吃。 Tôi vẫn chưa ăn. Wǒ hái méi chī.
38 我吃了。 Tôi ăn rồi. Wǒ chī le.
39 今天我请你吃饭。 Hôm nay tôi mời bạn ăn cơm. Jīntiān wǒ qǐng nǐ chīfàn.
40 你跟我一起去吃饭吧。 Bạn đi ăn cơm với tôi đi. Nǐ gēn wǒ yì qǐ qù chīfàn ba.
41 这个菜好吃吗? Món này ngon không? Zhège cài hào chī ma?
42 这个菜味道怎么样? Mùi vị của món ăn này thế nào? Zhège cài wèidào zěnme yàng?
43 我觉得还可以。 Tôi thấy cũng được. Wǒ juéde hái kěyǐ.
44 我觉得马马虎虎。 Tôi thấy cũng tàm tạm. Wǒ juéde mǎmǎ hūhū .
45 我觉得不太好吃。 Tôi thấy không ngon lắm. Wǒ juéde bú tài hǎochī.
46 我觉得不好吃。 Tôi thấy không ngon. Wǒ juéde bù hǎochī.
47 我觉得很好吃。 Tôi thấy rất ngon. Wǒ juéde hěn hǎochī.
48 好吃极了。 Ngon tuyệt. Hǎochī jí le.
49 太好吃了。 Ngon quá. Tài hǎochī le.
50 她不喜欢吃中国菜。 Cô ta không thích ăn món Trung Quốc. Tā bù xǐhuān chī zhōngguó cài.
51 中国菜很油腻。 Món Trung Quốc rất béo ngậy. Zhōngguó cài hěn yóunì.
52 中国菜没有越南菜好吃。 Món Trung Quốc không ngon bằng món Việt Nam. Zhōngguó cài méiyǒu yuènán cài hǎochī.
53 中国菜放很多食用油。 Món Trung Quốc cho rất nhiều dầu mỡ. Zhōngguó cài fàng hěn duō shíyòng yóu.
54 我不喜欢吃太多食用油的菜。 Tôi không thích ăn món quá nhiều dầu mỡ. Wǒ bù xǐhuān chī tài duō shíyòng yóu de cài.
55 越南菜很好吃。 Món Việt Nam rất ngon. Yuènán cài hěn hǎochī.
56 我不喜欢吃辣菜。 Tôi không thích ăn món cay. Wǒ bù xǐhuān chī là cài.
57 她不能吃辣的东西。 Cô ta không ăn được món cay. Tā bù néng chī là de dōngxi.
58 她喜欢吃甜的东西。 Cô ta thích ăn đồ ngọt. Tā xǐhuān chī tián de dōngxi.
59 你喜欢喝什么? Bạn thích uống gì? Nǐ xǐhuān hē shénme?
60 我喜欢喝可口可乐和百事可乐。 Tôi thích uống Coca Cola và Pepsi. Wǒ xǐhuān hē kěkǒu kělè he bǎishì kělè.
61 你要喝什么? Bạn muốn uống gì? Nǐ yào hē shénme?
62 喝什么都可以。 Uống gì cũng được. Hē shénme dōu kěyǐ.
63 你给我来一杯热咖啡。 Bạn lấy cho tôi một cốc café nóng. Nǐ gěi wǒ lái yì bēi rè kāfēi.
64 只要开水,不要加冰块。 Chỉ cần nước lọc, đừng cho thêm đá. Zhǐyào kāishuǐ, bú yào jiā bīng kuài.
65 我喜欢喝汽水。 Tôi thích uống nước ngọt. Wǒ xǐhuān hē qìshuǐ.
66 我不喜欢喝茶。 Tôi không thích uống trà. Wǒ bù xǐhuān hē chá.
67 我喜欢喝柠檬茶。 Tôi thích uống trà chanh. Wǒ xǐhuān hē níngméng chá.
68 我不喜欢喝绿茶。 Tôi không thích uống trà xanh. Wǒ bù xǐhuān hē lǜchá.
69 奶茶很好喝。 Trà sữa rất ngon. Nǎichá hěn hǎohē.
70 我很喜欢喝咖啡。 Tôi rất thích uống café. Wǒ hěn xǐhuān hē kāfēi.
71 我喜欢喝冰咖啡。 Tôi thích uống café đá. Wǒ xǐhuān hē bīng kāfēi.
72 我喜欢喝热咖啡。 Tôi thích uống café nóng. Wǒ xǐhuān hē rè kāfēi.

Video liên quan

Chủ đề