Thông báo kết quả thử việc trước bao nhiêu ngày năm 2024

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính.

Ảnh minh họa: Quế Chi

Điều 28 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:

- Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, chỉ được thử việc một lần đối với một công việc. Khi kết thúc thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu phải giao kết hợp đồng lao động, ngược lại phải chấm dứt hợp đồng thử việc.

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về thử việc cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng;
  1. Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.

Như vậy, đối với việc không thông báo kết quả thử việc cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thời gian thử việc có phải đóng BHXH không? Quy định về thời gian thử việc tối đa, mức lương thử việc tối thiểu là bao nhiêu, có chịu thuế TNCN không? Mẫu hợp đồng thử việc theo Luật lao động mới nhất.

Quy định về Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất:

Căn cứ theo Điều 24 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định:

"1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. 2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này. 3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng."

Như vậy: - Thử việc có thể ghi trong hợp đồng lao động

hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

- Nội dung của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và các nội dung sau:

  1. Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  2. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  3. Công việc và địa điểm làm việc; đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  5. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Các bạn có thể tải mẫu hợp đồng thử việc ở cuối bài viết nhé.

----------

Quy định về thời gian thử việc tối đa:

Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định Thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Quy định về người quản lý doanh nghiệp:

24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

(Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14)

Như vậy: - Chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc. - Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp. - Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên. - Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. - Thời gian thử việc không quá 6 ngày đối với các công việc khác.

----------

Kết thúc thời gian thử việc:

Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. - Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. - Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên

có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy: - Sau khi kết thúc thời gian thử việc DN phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. - Nếu đạt yêu cầu thì phải ký hợp đồng lao động (trường hợp khi thử việc ký hợp đồng thử việc) hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động (trường hợp khi thử việc ký hợp đồng lao lao động)

Thông báo kết quả thử việc trước bao nhiêu ngày năm 2024

----------

Quy định về mức lương thử việc tối thiểu:

Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định về Tiền lương thử việc

- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

-----------

Hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH không?

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: 1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; 1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; 1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

\=> Như vậy đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không gồm hợp đồng thử việc.

Căn cứ theo Công văn số 1734/BHXH-QLT ngày 16/8/2017 của BHXH TP.HCM 2.2. Chỉ tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN

  1. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 (trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật về lao động) thực hiện từ ngày 01/01/2018.

Như vậy: Hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

\=> Đó là trường hợp ký hợp đồng thử việc, vậy còn trường hợp thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì sao?

Trường hợp thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động hiện tại đang có 2 quy định như sau:

Theo Công văn Số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/07/2011 của Bộ LĐTBXH

3. Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

---------

Trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam trả lời:

Nội dung câu hỏi: Kính gửi BHXH VN, Tôi có một vấn đề mong được phía đơn vị giúp tôi phương hướng giải quyết, cụ thể như sau: Theo Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019,thì "Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động". - Nếu công ty tôi ký HĐLĐ gộp cả thời gian thử việc, thì công ty tôi có thể đóng BH bắt buộc cho NLĐ trong thời gian thử việc được không ạ? - Và thêm một trường hợp nửa là nếu trong thời gian thử việc đó NLĐ không đạt yêu cầu hoặc tự nghỉ việc thì nếu công ty đã đóng BH bắt buộc rồi, công ty có phải điều chỉnh lại do không đủ thời gian được đảm bảo tham gia BH bắt buộc không ạ? Công ty tôi thuộc BHXH Quận 2, TP.HCM Rất mong nhận được phản hồi của BHXH Việt Nam Xin cảm ơn

Trả lời bởi:Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời

Ngày trả lời:08/02/2021 File đính kèm:Câu trả lời:

1. Căn cứ quy định tại, khoản 2 Điều 24 Bộ Luật lao động năm 2019, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;

thời gian thử việc không phải tham gia BHXH bắt buộc. 2. Trường hợp Công ty đã đăng ký tham gia, đóng BHXH bắt buộc trong thời gian thử việc thì lập hồ sơ hoàn trả tiền đóng BHXH theo hướng dẫn tại tiết g điểm 3.1, điểm 3.2 và điểm 3.3 khoản 3 Điều 43 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam. Đề nghị đơn vị Ông/Bà đối chiếu các quy định và hướng dẫn nêu trên để biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

-------

Tham khảo thêm trên trang hệ thống thông tin Bộ với người dân và Doanh nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn:

Về hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 và Khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2012 thì “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc” và “Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Như vậy, trường hợp trong tháng vừa có thời gian thử việc, vừa có thời gian làm việc theo hợp đồng lao động mà

Kết thúc thử việc báo trước báo nhiêu ngày?

(1) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày; (2) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.

Hợp đồng 12 tháng nghỉ việc báo trước báo nhiêu ngày?

Khi ký hợp đồng lao động từ 12 đến 36 tháng Người lao động ký hợp đồng lao động 12-36 tháng phải nghỉ việc trước bao nhiêu ngày? Bạn cần thông báo cho công ty của bạn ít nhất 30 ngày về việc từ chức của bạn.

Thời gian thử việc tối thiểu là báo lâu?

* Thời gian thử việc - Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: không quá 30 ngày; - Đối với công việc khác: không quá 06 ngày làm việc.

Người sử dụng lao động báo trước báo nhiêu ngày?

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.