Thủ tướng canada gốc pháp đầu tiên là ai

1000 - 1755 | Thắng lợi của Anh | Liên bang Canada | Tự chủ với Vương quốc Anh | Thời đại Trudeau | Từ năm 1984 đến nay

1000 – 1755

Khoảng 1000 năm sau Công nguyên – người Viking là những người châu Âu đầu tiên đến Bắc Mỹ

1497 – Thuyền trưởng gốc Italia John Cabot đã đến bờ biển của Newfoundland và Cape Breton, tuyên bố chủ quyền cho Vương quốc Anh.

1534 - Jacques Cartier khám phá sông St Lawrence và tuyên bố chủ quyền vùng vịnh St Lawrence cho nước Pháp.

1583 – Newfoundland trở thành thuộc địa nước ngoài đầu tiên của Vương quốc Anh.

Khoảng năm 1600 -  Do sự cạnh tranh buôn bán lông thú giữa các nước Anh, Pháp và Hà Lan, những người Châu Âu lợi dụng sự cạnh tranh ở các bộ tộc Anh-điêng để tạo thành các liên minh.

1608 - Samuel de Champlain thành lập nên một trung tâm mua bán ở Quebec.

1627 – Công ty Nước Pháp Mới mới được thành lập để quản lý và khai thác “Nước Pháp mới” – thuộc địa của Pháp ở Bắc Mỹ.

1670 – Công ty Vịnh Hudson's do các thương gia Luân-đôn thành lập nắm quyền kiểm soát thương mại trên toàn bộ các vùng lân cận các sông đổ về Vịnh Hudson.

1701 – 30 bộ tộc Anh-điêng đã ký hiệp định hòa bình với Pháp ở gần Montreal.

1755 - Những người thổ dân Acadia không chấp nhận tuyên thệ trung thành đã bị đưa ra khỏi Nova Scotia. Một nửa số dân Acadia đã thiệt mạng.

Thắng lợi của Anh

1756 – Cuộc chiến tranh Bảy Năm giữa Nước Pháp Mới và các thuộc địa to lớn hơn và mạnh hơn của Anh bắt đầu. Sau những chiến thắng sớm của người Pháp, Quebec thất thủ năm 1759 và người Anh chiếm ưu thế ở Montreal.

1763 – Theo Hiệp ước Paris, Anh tiếp quản tất cả các thuộc địa của Pháp ở phía Đông Mississippi bao gồm cả Nước Pháp Mới – nơi trở thành vùng thuộc địa Quebec.

1774 – Đạo luật Quebec công nhận tiếng Pháp và đạo Thiên chúa giáo là ngôn ngữ và đạo giáo chính ở thuộc địa này.

1779 – Các nhà buôn lông thú ở Montreal đã lập nên Công ty Bắc Tây. Công ty này đã thiết lập một mạng lưới các trung tâm buôn bán dọc phía Tây và phía Bắc. Hệ thống này đã mở rộng sang tận Thái Bình Dương.

1783-1784 – Những người tị nạn trong cuộc chiến dành độc lập của Mỹ chuyển đến ở tại Nova Scotia, Đảo Hoàng Tử và Quebec.

1791 – Quebec chia thành Hạ Canada (hiện nay là Quebec) và Thượng Canada (hiện nay là Ontario).

Khoảng những năm 1800 – Những người nhập cư đổ tới. Mỗi năm, có hàng ngàn người mới đến từ Anh, Scotland và Ireland.

1812-1814 – Chiến tranh năm 1812 giữa Mỹ và Anh, chủ yếu do việc Anh phong tỏa các cảng của Pháp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước Mỹ. Hoạt động quân sự này gồm có các trận đánh của hải quân trên Vùng Hồ Lớn và vụ tấn công của Mỹ ở York (nay là Toronto). Tuy nhiên, Mỹ đã không thực hiện được kế hoạch xâm chiếm Canada.

1817 – Ngân hàng Montreal – ngân hàng thường trực đầu tiên của Khu vực Bắc Mỹ thuộc Anh - được thành lập.

1821 – Công ty Vịnh Hudson’s và Công ty Bắc Tây sát nhập sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt dẫn đến đổ máu.

1836 – Tuyến đường xe lửa Champlain và St Lawrence  - đường xe lửa đầu tiên của Canada được đưa vào sử dụng.

1837/8 – Nổi dậy có vũ trang ở cả hai miền Thượng và Hạ Canada do bất mãn với chính quyền, nghèo đói và sự phân hóa xã hội.

1841 – Tỉnh Canada thống nhất được thành lập từ vùng Canada Đông (thuộc Hạ Canada) và vùng Canada Tây (thuộc Thượng Canada).

1846 – Hiệp ước biên giới Oregon đã xác định biên giới giữa Khu vực Bắc Mỹ thuộc Anh và Mỹ được thiết lập ở vĩ tuyến 49.

Quá trình thống nhất Canada

1867 – Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh thống nhất Ontario, Quebec, Nova Scotia và New Brunswick vào thành Nước tự trị Canada (Dominion of Canada).

1869 – Louis Riel thành lập Ủy ban quốc gia của những người Métis để bảo vệ quyền lợi của những người của ông và hỗ trợ việc tổ chức cuộc khởi nghĩa Sông Hồng. Việc xét xử và hành quyết ông đã làm dấy nên nhiều tranh cãi.

1870 – Manitoba trở thành tỉnh thứ năm của Canada, tiếp theo là British Columbia vào năm 1871 và Đảo Hoàng tử Edward vào năm 1873.

1885 – Đường xe lửa Thái Bình Dương của Canada Pacific được hoàn thành.

1894 – Chiếc cúp Stanley đầu tiên được trao.

1896 đến1899 – Cơn sốt đào vàng Klondike.

1905 - Alberta và Saskatchewan trở thành tỉnh thứ 8 và 9 của Canada.

1909 - Thuyền trưởng J.E Bernier tuyên bố chủ quyền cho Canada đối với toàn bộ Bắc cực – từ đất liền cho đến Cực Bắc.

1914 –Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ. Canada tham chiến với phía Anh và Pháp. Một số người Canada nói tiếng Pháp rất thận trọng với quyết định này.

1921 - Agnes Campbell Macphail là người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Hạ Viện.

1921-1922 - Frederick Banting và Charles Best phát minh ra insulin để điều trị tiểu đường.

Quá trình giành độc lập từ Anh

1931 – Điều luật Westminster đã dành cho các nước tự trị thuộc Anh quyền độc lập hoàn toàn.

1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Các lực lượng của Canada đã tham chiến ở Italia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, trên biển Đại Tây Dương và ở Hồng Kong.

1947 – Canada được tuyên bố là có vai trò ngang bằng với Vương quốc Anh trong khối Thịnh vượng chung.

1949 – Canada là một trong những nước sáng lập nên Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Newfoundland – lúc đó là một nước tự trị thuộc Anh – trở thành một tỉnh của Canada.

1961 – Luật về Bảo hiểm y tế tỉnh Saskatchewan trở thành gói bảo hiểm đầu tiên tại Bắc Mỹ có bảo hiểm trên toàn cầu.

1965 – Lá quốc kỳ hiện nay của Canada được chính thức sử dụng, thay cho lá cờ có hình cờ Anh.

Thời đại Trudeau

1968 – Pierre Trudeau thuộc Đảng Tự Do thắng trong cuộc bầu cử Liên bang. Trong khi đó, đảng Quebecois (PQ) được thành lập để đấu tranh cho sự độc lập hoàn toàn của Quebec.

1970 – Các thành viên của Mặt trận giải phóng Quebec - một nhóm ly khai cấp tiến Quebec – đã bắt cóc một đại diện thương mại của Anh và ám sát một bộ trưởng Quebec.

1976 - Đảng Quebecois thắng cử tại cuộc bầu cử của tỉnh Quebec.

1980 – Cuộc trưng cầu dân ý nhằm tách Quebec khỏi Canada đã thất bại.

1980 – Terry Fox bắt đầu hành trình chạy Marathon Hy vọng ở thành phố Saint John’s, tỉnh Newfoundland, để quyên góp tiền cho nghiên cứu về bệnh ung thư. Cuộc chạy đã quyên góp được hơn 23 triệu đôla.

1982 – Vương quốc Anh chuyển giao những quyền lập pháp cuối cùng cho Canada. Canada thông qua hiến pháp mới, trong đó có Chương về các Quyền và Tự do.

1984 đến nay

1984 – Trudeau về hưu. Đảng Bảo thủ Tiến bộ dưới sự lãnh đạo của Brian Mulroney đã thắng cử.

1988 – Canada và Mỹ thống nhất việc thành lập khu vực mậu dịch tự do.

1992 – Canada, Mỹ và Mexico hoàn tất các điều khoản của Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

1993 – Mulroney từ chức và chuyển giao quyền lực lại cho Kim Campell. Bà trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Canada. Quốc hội Canada phê chuẩn NAFTA. Campell kêu gọi tổng tuyển cử nhưng đã thất bại nặng nề trước Đảng Tự Do. Jean Chretien trở thành Thủ tướng.

1995 – Cuộc trưng cầu dân ý về độc lập cho Quebec đã thất bại chỉ với khoảng cách chênh lệch sít sao 1%.

1999 – Vũng lãnh thổ Nunavut được thành lập ở khu vực tây bắc Canada . Đây là tỉnh đầu tiên của Canada có phần lớn dân cư là người bản địa.

2000 – Chretien được bầu lại làm Thủ tướng Canada nhiệm kỳ thứ ba.

2001 – Tại Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ diễn ra tại Canada, lãnh đạo nhiều nước trong khu vực đã tái khẳng định cam kết thành lập khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới vào năm 2005.

2003 – Jean Chretien nghỉ hưu sau 10 năm nắm giữ cương vị Thủ tướng. Paul Martin tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng.

2004 – Đảng Tự do dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Paul Martin đã thắng cử nhiệm kì thứ tư. Kết quả bầu cử dẫn đến chính phủ của Đảng Tự do là chính phủ thiểu số đầu tiên sau 25 năm.

2006 – Vào ngày 23 tháng 1, Đảng Bảo thủ Canada dưới sự lãnh đạo của Stephen Harper chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử liên bang và thành lập một chính phủ thiểu số. Paul Martin từ chức lãnh đạo Đảng Tự do Canada.

Vị Thủ tướng trẻ nhất lịch sử nước này gây chú ý dư luận Canada và thế giới sau khi trở thành người đầu tiên ở Canada nối nghiệp cha. Giờ đây, Justin Trudeau tiếp tục gây chú ý khi giới thiệu một nội các đặc biệt chưa từng có tiền lệ ở Canada và cả trên thế giới.

Tân Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã chính thức nhậm chức sau lễ tuyên thệ diễn ra vào sáng ngày 4/11 tại Dinh Toàn quyền Canada. Hơn 4.000 người dân thủ đô Canada đã tụ họp tại con đường dẫn vào Dinh Toàn quyền để chào đón vị tân Thủ tướng vừa trẻ vừa đẹp trai của họ. Đây là ngày trọng đại của đất nước Canada, một sự thay đổi không khí chính trị đang diễn ra, đường lối, chủ trương và nhiều chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, vì nhà lãnh đạo mới của đất nước Canada là người của một đảng theo đường lối tự do, phóng khoáng.

Người ta tin tưởng vị thủ tướng trẻ sẽ thực hiện lời hứa lúc tranh cử của mình, vì ngay sau khi giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử hôm 19/10, Trudeau đã thông báo ngay với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng khi chính thức nhậm chức, ông sẽ cho rút các máy bay ném bom của Canada ra khỏi chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Iraq.

Thủ tướng Justin Trudeau.

Ngay sau đó, Trudeau đã trình lên Toàn quyền David Lloyd Johnston danh sách nội các mới với 30 bộ trưởng. Điều đáng chú ý là trong thành phần nội các bao gồm một nửa (15 người) là nữ, thành phần đa chủng tộc, hầu hết thành viên nội các có tuổi đời dưới 50, trong đó bản thân Thủ tướng mới 43 tuổi, và hầu hết là những người mới trên chính trường. Đây có lẽ là lần đầu tiên không chỉ ở Canada mà trên toàn thế giới, một nội các chính phủ có số lượng nam và nữ bộ trưởng ngang bằng nhau.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi hầu hết chính phủ các nước trên thế giới vẫn duy trì số lượng nam nhiều hơn nữ và nam nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng hơn nữ. Trudeau không lý giải nhiều về quyết định chọn nội các nam nữ bằng nhau. Nhưng người ta hiểu rằng đối với ông, vấn đề bình đẳng giới được quan tâm hàng đầu, cùng với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác.

Một điều đáng chú ý nữa trong thành phần nội các của Trudeau chính là tính đa dạng về chủng tộc, bao gồm người có gốc gác từ khắp năm châu. Chẳng hạn, người được giao nắm giữ chiếc ghế rất quan trọng tại Bộ Quốc phòng, một vị trí cực kỳ quan trọng, là ông Harjit Sajjan, một người Sikh di cư từ Ấn Độ sang Canada.

Năm nay 44 tuổi, Sajjan sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở bang Punjab, Ấn Độ, theo cha mẹ di cư sang Canada khi còn thiếu niên, học trung học và đại học ở Canada. Sau đó, ông phục vụ trong ngành cảnh sát 11 năm trước khi gia nhập Quân đội Hoàng gia Canada vào năm 2006, 3 lần được điều sang chiến đấu chống khủng bố tại Afghanistan và 1 lần sang gìn giữ hòa bình tại Bosnia-Herzegovina. Nhiệm vụ hàng đầu của Sajjan trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Canada là cải tổ lại quân đội và thay đổi chiến lược tham gia chống khủng bố IS ở Syria và Iraq.

Ngoài Sajjan, nội các Trudeau còn có những người đến từ các quốc gia khác, như nữ Bộ trưởng Cải cách dân chủ Maryam Monsef, sinh trưởng tại Afghanistan, tị nạn sang Canada cách đây 20 năm để trốn khỏi chế độ hà khắc của Taliban. Monsef có lẽ là Bộ trưởng trẻ nhất trong nội các của ông Trudeau, bà sinh năm 1984 (31 tuổi). Hay như nữ Bộ trưởng Ngoại thương Chrystia Freeland, 47 tuổi, một người mẹ 3 con đến từ Ukraine.

Đó là Bộ trưởng Sáng tạo, Khoa học và Phát triển kinh tế Navdeep Singh Bains, mới 38 tuổi, có gốc gác cha mẹ là người Sikh Ấn Độ di cư sang Canada. Bộ trưởng Hạ tầng và Cộng đồng Amarjeet Sohi, 51 tuổi, người Ấn Độ thứ ba trong nội các mới, cũng là một trong những "lão làng" được Trudeau trọng dụng.

Không chỉ xem trọng các vấn đề trẻ, nữ và đa chủng tộc trong cơ cấu nội các, Trudeau còn quan tâm đến việc tận dụng kinh nghiệm của những người có tuổi trên 50, đưa vào nội các những "lão làng": Bill Morneau - cựu doanh nhân - làm Bộ trưởng Tài chính và Stephane Dion - cựu lãnh đạo đảng Tự do - làm Bộ trưởng Ngoại giao.

Kinh nghiệm và các mối quan hệ rộng rãi của 2 ông này sẽ giúp ích rất nhiều cho Chính phủ Canada trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới. Ngoài ra, Trudeau còn trao cho một trong những cố vấn thân cận nhất của mình là nghị sĩ Dominic LeBlanc vai trò đại diện lãnh đạo chính phủ trong Hạ viện.

Nữ Bộ trưởng trẻ nhất, Maryam Monsef, gốc Afghanistan. Các nữ bộ trưởng có vị thế ngang bằng nam giới trong nội các mới của ông Justin Trudeau.

Giới quan sát cũng nhận định rằng, trong những ngày đầu tiên lãnh đạo đất nước, Trudeau sẽ đối mặt một số thách thức khi phải thực hiện những lời hứa khi tranh cử. Thử thách đầu tiên có lẽ sẽ là vấn đề cải cách thuế. Trudeau dự kiến sẽ yêu cầu Quốc hội họp từ ngày 3 đến 11/12 tới để thảo luận và quyết định chính sách thuế mới, trong đó ông dự định sẽ cắt giảm thuế đối với những người có thu nhập từ 44.000 đôla Canada đến 89.000 đôla Canada, đồng thời tăng thuế đối với những người thu nhập trên 200.000 đôla Canada.

Vấn đề thứ hai Trudeau sẽ đối diện là lời hứa đón nhận 25.000 người Syria tị nạn từ nay cho đến cuối năm 2015. Trong khi nước láng giềng Mỹ có dân số đông hơn gấp 9 lần, chỉ hứa đón nhận 10.000 người trong năm tới. Làm thế nào để Canada có thể bảo đảm an ninh xã hội khi tiếp nhận được hết số lượng 25.000 người Syria tị nạn sẽ là vấn đề thử thách năng lực lãnh đạo của Trudeau. Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng Di cư John McCallum, Chính phủ Canada vẫn sẽ tiếp nhận đủ số người này vào cuối năm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan là một trong 3 người gốc Ấn Độ trong nội các mới.

Ngoài ra, vấn đề quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng sẽ đòi hỏi Trudeau "khổ trí nhọc lòng" không ít, khi có một số tỉnh trưởng không phải là người của đảng Tự do mà người của đảng Bảo thủ đối lập. Trudeau đang nỗ lực xây dựng lại sự đồng thuận quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu, một vấn đề nhạy cảm ở Canada do lượng khí thải cacbonic tăng cao được cho là kết quả tất yếu của việc tăng khai thác dầu mỏ ở miền Tây Canada.

Trudeau dự kiến tập hợp 10 tỉnh trưởng có nguồn tài nguyên thiên nhiên đưa họ đi cùng ông đến dự Hội nghị COP 21 tại Paris Pháp vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm nay để cho họ thấy yêu cầu cấp bách của vấn đề cắt giảm khai thác nhiên liệu hóa thạch.

An Châu (tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề