Thức khuya mụn mọc ở đâu

Nhiều cô nàng cho rằng: mụn xuất hiện là do sự tích tụ của bã nhờn, bụi bẩn. Điều này không sai, nhưng căn nguyên nằm phía sau những nốt mụn này có thể là “tiếng nói” của cơ thể bạn đó. Dựa vào vị trí mụn trên gương mặt, bạn có thể xác định được nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Đằng sau những nốt mụn có thể là “tiếng nói” của cơ thể bạn

Hãy cùng Menard “đào sâu” các nguyên nhân và tìm ra giải pháp điều trị mụn trên từng vị trí nhé:

Xem thêm: 6 điều cần tránh khi da nhiều mụn

1. Nguyên nhân mụn hình thành vùng trán

– Nguyên nhân: Căng thẳng, stress là yếu tố hàng đầu khiến vùng trán bạn xuất hiện những nốt mụn “khó ưa”. Bởi khi đó, cơ thể sẽ tiết ra chất cortisol làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, và mụn dễ dàng “nổi dậy”.

– Giải pháp: Bạn cần cân bằng cuộc sống của mình, luôn nghĩ tích cực, sống vui vẻ, lạc quan, không quên dành thời gian để xả xtress, vui chơi với bạn bè và người thân. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ để điều chỉnh lượng dầu tiết ra.

2. Nguyên nhân mụn hình thành ở mũi

– Nguyên nhân: Những nốt mụn có sự “yêu mến” đặc biệt đối với vùng mũi. Lý do là bởi hệ tiêu hóa của bạn bất ổn dẫn đến việc cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng từ thức ăn, cũng như không đào thải được các chất độc hại.

– Giải pháp: Bạn nên điều chỉnh lại hệ tiêu hóa của mình bằng cách ăn, nghỉ đúng giờ, ăn nhiều rau xanh, chất xơ và các thực phẩm dễ tiêu hóa. Một số thực phẩm tốt cho tiêu hóa: sữa chua, bơ, khoai lang, chuối, dứa, yến mạch,…Bạn cũng nên tránh ăn đồ cay nóng vì chúng có chứa chất làm “tê liệt” hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa.

3. Mụn ở huyệt thái dương

– Nguyên nhân: Huyệt thái dương là nơi ít khi xuất hiện mụn, vì đây là vùng da không tiết nhiều dầu. Nếu bỗng một ngày đẹp trời, nốt mụn đáng ghét tấn công vùng da này thì bạn hãy kiểm tra hệ gan – mật ngay nhé! Vì nổi mụn ở thái dương cho thấy gan của bạn đang “quá tải”.

– Giải pháp: Bổ sung các loại trà, đồ uống nhuận tràng, mát gan; không ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng vào ban đêm, tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn. Và bạn cũng nên thanh lọc cơ thể 1 tuần/1 lần bằng phương pháp thích hợp.

4. Nguyên nhân mụn hình thành trên má phải

Mụn trên má phải có liên quan mật thiết đến đến chức năng của phổi

– Nguyên nhân: Mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức năng của phổi bất thường. Bạn chỉ cần để ý một chút là nhận ra ngay thôi: khi có hiện tượng ho, cảm hoặc đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện ngay những nốt mụn này.

– Giải pháp: Bạn cần giữ ấm cổ họng mình, nhất là trong mùa đông lạnh giá và nên bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi, gừng,…

5. Nguyên nhân mụn xuất hiện ở má trái

– Nguyên nhân: Thức khuya là yếu tố khiến làn da chị em lão hóa nhanh nhất. Vì trong khoảng 23h đến 2h giờ sáng hôm sau là lúc da phục hồi nhiều nhất. Thức khuya thường xuyên không chỉ làm làm rối loạn trao đổi chất, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh mà còn khiến tuyến thượng thận tiết ra chất cortisol nhiều hơn và má trái sẽ xuất hiện mụn.

– Giải pháp: Dù công việc bận rộn bạn cũng nên ngủ trước 11h nhé. Hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm vì sẽ giúp da mặt mịn màng và hạn chế tối đa tình trạng nổi mụn.

6. Nguyên nhân mụn hình thành ở cằm

Khi nội tiết tố thay đổi, mụn có thể “ghé thăm” ở vùng cằm

– Nguyên nhân: Sự thay đổi hormon, nội tiết tố là nguyên nhân khiến da vùng cằm của bạn bị nổi mụn. Ví dụ, khi đến ngày đèn đỏ nhiều bạn nữ sẽ mọc mụn dưới cằm. Sự thay đổi nội tiết sẽ khiến làn da tiết nhiều dầu hơn, và vì thế, mụn sẽ dễ dàng tấn công hơn.

-Giải pháp: Bạn cần chuẩn bị kế hoạch dinh dưỡng trước 1 tuần của kì kinh nguyệt. Không nên thức khuya, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và giữ vệ sinh da cẩn thận bạn nhé!

7. Nguyên nhân mụn hình thành ở môi:

– Nguyên nhân: Môi là vùng rất ít khi bị nổi mụn, tuy nhiên nếu gặp phải thì đầu tiên, bạn cần giữ vệ sinh vùng môi luôn sạch sẽ, sau đó áp dụng các biện pháp như: thanh lọc cơ thể, cắt giảm lượng đường, dầu mỡ, các loại thực phẩm có tính axit (thịt, sữa, rượu, cà phê, đường). Vì nóng trong, suy yếu chức năng gan và sức đề kháng bị giảm sút là nguyên nhân gây lên tình trạng mụn trên môi.

-Giải pháp: Tuân theo thời gian và quy tắc ăn uống khoa học. Khi ăn nên nhai kĩ, không nên uống nước làm loãng dịch vị dạ dày. Bạn cũng nên uống vitamin và sinh tố quả nho để mát gan, tiêu độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Biết được nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên khuôn mặt là cơ sở để bạn xác định phương pháp chăm sóc da và điều trị mụn thích hợp. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ góp phần giúp bạn sở hữu làn da mịn màng, khỏe mạnh!

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm chăm sóc da mụn:

//shop.menard.vn/dong-san-pham/beauness

Thức khuya có nổi mụn không? Ngủ muộn có mọc mụn không?… là những vấn đề nhiều người băn khoăn khi thức đêm để làm việc, xem phim, chơi game… Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là tác nhân gây ra mụn, nám, nếp nhăn… Cùng Hebora tìm hiểu nguyên nhân và các cách thức khuya không bị mụn đơn giản trong bài viết này.

Ngủ muộn có thực sự khiến mụn mọc nhiều hơn?

1. Thức khuya có nổi mụn không?

Câu trả lời là . Bởi đêm là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe, da được tái tạo và chăm sóc nhưng khi cơ thể không được đáp ứng sẽ dẫn đến tình trạng nhanh lão hóa, tác nhân chính gây ra mụn.

Tình trạng thức khuya, ngủ thiếu giấc… khiến nhịp sinh học bị rối loạn, sức khỏe từ đó mà bị ảnh hưởng rất lớn. Hệ quả của việc thức đêm rõ nhất chính là da xấu, nổi mụn sần sùi, sắc mặt nhợt nhạt.

Tổng hợp: Thực phẩm mát gan giải độc trị mụn tốt nhất #2022

Tại sao thức khuya lại nổi mụn được tổng hợp trong một số nguyên nhân cơ bản như sau:

1.1. Tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh hơn

Trên thực tế vào ban đêm là thời gian để da có thời gian nghỉ ngơi, hấp thụ dưỡng chất, có khả nhanh tái tạo và phục hồi tốt. Nhưng nếu thức khuya sự căng thẳng, stress khiến các hoocmon bị rối loạn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ.

Bên cạnh đó thức khuya khiến cơ thể mất nước, da trở nên khô qua trình đào thải độc tố, bụi bẩn bị chặn lại gây bít tắc lỗ chân lông mà hình thành các mụn đầu đen, mụn viêm. 

1.2. Thay đổi nội tiết trong cơ thể

Đây là một trong những nguyên nhân giúp bạn trả lời câu hỏi “Thức khuya có bị lên mụn không”. Ở phụ nữ việc thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, làm thay đổi lớn cả trong tâm sinh lý.

Đặc biệt tình trạng nổi mụn trên mặt, lưng, cổ sẽ diễn ra khá phổ biến, những mụn này thường rất khó điều trị, điều trị chúng có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.

Mặt tự nhiên nổi nhiều mụn trứng cá thì phải làm sao?

1.3. Da không được nghỉ ngơi, hồi phục

Khi thức đêm, da phải tiếp xúc với tia phóng xạ từ các thiết bị điện tử. Đồng thời da không có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi dẫn đến tình trạng da càng trở nên xấu hơn.

Đến đây hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi thức khuya có nổi mụn không? Thói quen này không chỉ là tác nhân gây mụn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cần được thay đổi cho khoa học và phù hợp hơn.

2. Thức khuya mọc mụn ở đâu?

Khi thức đêm thường xuyên, mụn có thể mọc trên nhiều vị trí như ở lưng, trên mặt đặc biệt là các vùng trán, cằm. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng nổi mụn cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm và đủ giấc.

3. Nên ngủ từ mấy giờ để không nổi mụn?

Thời gian cần đi ngủ từ 22h và thức dậy vào 5 – 6h sáng. Đặc biệt sau thời gian 22h nên tắt toàn bộ các thiết bị điện tử điện thoại, laptop hoặc để ra xa giúp ngủ sâu giấc và ngon hơn.

Nhiều người cho rằng đủ giấc là ngày ngủ đủ 8 – 9 tiếng nhưng thực tế không phải như vậy ngủ đủ giấc cần phải đúng giờ theo đồng hồ sinh học.

4. Dậy sớm có bị nổi mụn không?

Quan trọng là bạn có ngủ sớm hay không? Nếu bạn ngủ muộn thì mụn vẫn mọc như bình thường.

Ngủ sớm sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bị nổi mụn tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị nổi mụn. Việc mụn có xuất hiện hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và ngủ sớm chỉ là một trong số đó.

Chính vì vậy để mặt không nổi mụn cần phải thay đổi thói quen, sống khoa học để luôn có một sức khỏe dẻo dai và làn da sáng mịn, đầy sức sống.

Nhận diện các loại mụn trên khuôn mặt #thường #gặp #nhất

Tìm hiểu thức khuya có nổi mụn không?

5. Thức khuya có hại cho sức khỏe như thế nào?

Thức khuya khiến da mọc mụn, sạm, nám, nhanh lão hóa thì còn ảnh hưởng tới sức khỏe cụ thể gây ra các chứng bệnh nguy hiểm như:

  • Gây đau đầu, giảm trí nhớ: Dù là bất cứ bộ phận nào trên cơ thể con người sau một ngày dài làm việc căng thẳng đều cần có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Vì vậy khi thức đêm nhiều khiến cơ thể phải làm việc quá sức, luôn ở trạng thái căng thẳng dẫn đến tình trạng đau đầu, suy giảm trí nhớ.
  • Giảm hệ miễn dịch: Thức đêm khiến các năng lượng dự trữ trong cơ thể bị tiêu hao và thường không được bù đắp lại. Từ đó gây ra trình trạng mệt mỏi, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường.
  • Rối loạn nội tiết: Đây là vấn đề thường gặp ở phụ nữ khi có thói quen thức khuya do các loại hoocmon ị mất cân bằng còn là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các bệnh như phụ khoa, nấm ngứa, hay u xơ, u nang…
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Khi thức đêm dạ dày vẫn phải làm việc và tiết nhiều dịch gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Giảm thị lực: Mắt phải làm việc quá sức, gây mỏi, nhức mắt, khô mắt từ đó giảm thị lực, có thể gây cận thị, loạn thị.

5+ Cách tự lấy nhân mụn tại nhà #An toàn #Hiệu nghiệm

6. Cách thức khuya không nổi mụn cực kỳ hiệu quả

Vậy là bạn đã biết “thức khuya có nổi mụn không” ở phần trên. Nhưng thực tế, do công việc nên bạn phải thức đêm thì làm sao để hạn chế tình trạng mụn nhọt? Dưới đây Hebora sẽ gợi ý cho bạn một số cách trị mụn khi thức khuya:

  • Rửa mặt kỹ trước khi đi ngủ để loại bỏ sạch các bã nhờn trên da hạn chế tối đa tình trạng bít tắc lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn xuất hiện. 
  • Uống sữa ấm trước khi đi ngủ: Thức đêm sẽ tiêu hao năng lượng và thường dễ bị đói, chính vì vậy nên bổ sung năng lượng bằng thực phẩm lành lạnh là nước ấm. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia hay thức ăn nhanh. 
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da: Dù ngủ muộn nhưng các bước chăm sóc, skincare vẫn không được bỏ qua, giúp da được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. 
  • Uống nhiều nước: Thức đêm sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước, da khô nên việc bổ sung đủ lượng nước hàng ngày là vô cùng cần thiết để hạn chế mụn. 
  • Làm sạch chăn màn, gối thường xuyên bởi đây là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da, là nơi lý tưởng để các loại vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ. 

Nếu bạn bị mụn trứng cá đã lâu, nhưng không rõ về dấu hiệu, cách điều trị sao cho đúng, thì tham khảo bài viết Mụn trứng cá là gì để biết thêm thông tin nhé.

Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tác hại của việc thức khuya cũng như trả lời câu hỏi thức khuya có nổi mụn không? Hy vọng những thông này thực sự cần thiết và có ích trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. 

Theo Nguyễn Ngọc Duy

Video liên quan

Chủ đề