Thuốc chống đông máu là gì

Thuốc Coumadin® là gì và dùng để điều trị bệnh gì?

Coumadin® là một thuốc kê toa được sử dụng để điều trị chứng huyết khối và ngăn ngừa hình thành huyết khối trong cơ thể. Huyết khối có thể làm nghẽn mạch máu và dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc nghẽn tĩnh mạch chi dưới hoặc nghẽn tĩnh mạch phổi.

Bệnh nhân cần sử dụng warfarin khi:

  • Bị rung nhÄ©, má»™t triệu chứng nhịp tim đập không bình thường có thể dẫn tá»›i chứng huyết khối và Ä‘á»™t quỵ;
  • Có huyết khối ở tÄ©nh mạch chi dÆ°á»›i (chứng huyết khối tÄ©nh mạch sâu) hoặc ở phổi (nghẽn tÄ©nh mạch phổi);
  • Có đặt van tim cÆ¡ học.

Thuốc chống đông máu là gì

Tại sao các xét nghiệm máu lại quan trọng? 

Cách duy nhất để kiểm tra Coumadin® có đem lại hiệu quả và an toàn là làm xét nghiệm máu định kỳ.

Coumadin® được kiểm tra bằng một loại xét nghiệm máu có tên là INR (International Normalized Ratio – Tỉ số chuẩn hóa quốc tế). Xét nghiệm này thể hiện được máu của bạn “đặc” hay “lỏng”, và nó đặc biệt quan trọng để xác định và điều chỉnh liều lượng của Coumadin®.

Phạm vi mục tiêu INR được bác sĩ của bệnh nhân quyết định nhưng thường nằm trong mức từ 2 đến 3. Nếu kết quả xét nghiệm INR thấp hơn phạm vi mục tiêu tức là máu đặc, bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối cao và có thể cần tăng liều cho bệnh nhân và ngược lại.

Khi bệnh nhân bắt đầu sử dụng Coumadin®, bệnh nhân cần làm xét nghiệm INR thường xuyên trong một vài ngày, sau đó làm xét nghiệm theo định kỳ trong suốt quá trình điều trị với Coumadin® hoặc trong một vài trường hợp như khi bệnh nhân bắt đầu hoặc ngưng sử dụng một thuốc nào đó có ảnh hưởng đến tác dụng của Coumadin® ,để chắc chắn rằng chỉ số INR của bệnh nhân vẫn nằm trong ngưỡng cho phép.

Các tác dụng phụ có thể có của Coumadin®?

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Coumadin® là xuất huyết. Cần làm xét nghiệm máu để làm giảm nguy cơ của tác dụng phụ này. Một điều quan trọng mà bệnh nhân cần lưu ý là dù kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân nằm trong giới hạn bình thường nhưng bệnh nhân vẫn có thể bị xuất huyết. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay các cơ sở cấp cứu nếu bệnh nhân cảm thấy tình trạng sức khỏe của mình có bất ổn.

Cảnh giác với các dấu hiệu hoặc triệu chứng của xuất huyết sau đây:

  • Đau, sÆ°ng tấy hoặc cảm thấy khó chịu
  • NÆ°á»›c tiểu màu hồng hoặc nâu
  • Đi tiêu phân đỏ sậm hoặc Ä‘en
  • Đau đầu dữ dá»™i, chóng mặt hoặc Ä‘au bụng
  • Vết bầm tím xuất hiện Ä‘á»™t ngá»™t không rõ nguyên nhân và lá»›n dần
  • Vết thÆ°Æ¡ng chảy máu lâu
  • Chảy máu cam hoặc nÆ°á»›u răng không kiểm soát được
  • Chảy máu âm đạo hoặc chảy máu trong kỳ kinh nguyệt nhiều hÆ¡n bình thường
  • Khạc ra máu, hoặc ói ra máu tÆ°Æ¡i hoặc giống màu cà phê

Tác dụng phụ hiếm gặp:

Các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của Coumadin® là làm chết tế bào da hoặc “hoại tử da” và “hội chứng ngón chân tím”. Thông báo với bác sĩ của mình ngay lập tức nếu bệnh nhân thấy có thay đổi bất thường tại bất cứ chỗ nào trên cơ thể.

Bảo quản Coumadin® như thế nào?

Bảo quản Coumadin® ở nhiệt độ phòng, tại nơi khô ráo và thoáng mát. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm. Tránh ánh sáng. Để tất cả các thuốc xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Hỏi dược sĩ cách hủy thuốc như thế nào đối với các thuốc không sử dụng nữa.

Thuốc nào có tương tác với Coumadin®?

Coumadin® có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc khác. Các thuốc khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của Coumadin®.

Một điều rất quan trọng là bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ biết là bệnh nhân đang sử dụng Coumadin® trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ một loại thuốc nào khác (kể cả thảo dược, sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và thuốc không kê toa).

  • Má»™t số thuốc giảm Ä‘au không cần kê toa có thể làm tăng nguy cÆ¡ xuất huyết, bao gồm những thuốc nhÆ° là aspirin và các thuốc kháng viêm chứa hoạt chất ibuprofen hay diclofenac v.v.
  • Paracetamol là sá»± lá»±a chọn an toàn để Ä‘iều trị triệu chứng Ä‘au cho các bệnh nhân Ä‘ang sá»­ dụng Coumadin®. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cần sá»­ dụng Paracetamol thường xuyên (hÆ¡n 3-4 lần/tuần), hãy thông báo cho bác sÄ© của miÌ€nh vì liều của Coumadin® có thể cần phải giảm lại.
  • Má»™t vài thuốc trị các triệu chứng Ä‘au dạ dày nhÆ° ranitidine và bismuth subsalicylate có thể làm tăng tác dụng của Coumadin®.
  • Nhiều thuốc thảo dược có thể làm tăng tác dụng của Coumadin®, bao gồm nhÆ°ng không giá»›i hạn trong các loại thảo dược sau: tỏi, gừng, bạch quả, nhân sâm, nam việt quất, cây feverfew, v.v. Các thảo dược khác cÅ©ng có thể làm giảm tác dụng của Coumadin® nhÆ° St. John’s Wort hoặc coenzyme Q10.
  • Má»™t số kháng sinh cÅ©ng có thể làm tăng tác dụng và/hoặc Ä‘á»™c tính của Coumadin®.

Thuốc chống đông máu là gì

Cục máu đông là kết quả của một loạt các hiện tượng xảy ra trong quá trình cầm máu với 3 giai đoạn chính là: co mạch, kết tập tiểu cầu, đông máu. Cục máu đông được hình thành trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc khối tĩnh mạch... và đều để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây tử vong. Do vậy, việc sử dụng thuốc chống đông máu trong dự phòng và điều trị các bệnh do nguyên nhân huyết khối đóng vai trò rất quan trọng.

Có 3 nhóm thuốc chống đông máu chính được sử dụng trên lâm sàng với bản chất và cơ chế tác dụng khác nhau.

Heparin

Trong thực tế điều trị hiện nay có 2 loại heparin: heparin thường (trọng lượng phân tử trung bình 12.000 - 15.000) và heparin trọng lượng phân tử thấp (trọng lượng trung bình 5.000).

Đường dùng: Heparin không hấp thu qua đường uống và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Do vậy các heparin phải tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, không tiêm bắp.

Cơ chế và tác dụng chống đông máu: Heparin có tác dụng chống đông máu nhanh cả bên trong và ngoài cơ thể. Tác dụng của heparin tùy thuộc vào chiều dài chuỗi polysaccharid, tức là phụ thuộc vào trọng lượng phân tử heparin.

Ứng dụng lâm sàng: Heparin được dùng dự phòng và điều trị các bệnh do huyết khối: dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu; điều trị thuyên tắc do huyết khối; dự phòng thành lập cục máu đông trong chạy thận nhân tạo; kết hợp trong điều trị hội chứng mạch vành cấp.

Heparin trọng lượng phân tử thấp: Mặc dù heparin thường là một thuốc đã được sử dụng từ lâu và có ưu điểm là giá thành rẻ. Nhưng hiện nay, nó đã dần được thay thế bằng các heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparin, nadroparin) trong một số trường hợp do những ưu điểm nổi bật của chúng. Enoxaparin tiện dụng hơn do có thể tiêm dưới da, trong khi heparin thường phải tiêm tĩnh mạch; thời gian bán thải của enoxaparin dài hơn heparin thường 2 - 3 lần nên chỉ cần dùng 1 lần/ngày. Enoxaparin tác dụng chọn lọc lên yếu tố xa nên tác dụng ổn định, có thể dùng liều cố định theo cân nặng; còn heparin thường phải điều chỉnh liều theo tác dụng chống đông. Hơn nữa, hiệu quả của enoxaparin bằng hoặc hơn heparin thường, mà tác dụng phụ như chảy máu hay giảm tiểu cầu cũng ít gặp hơn.

Thuốc chống đông máu là gì

Hình ảnh máu đông trong lòng mạch máu (X)

Thuốc kháng vitamin K

Nguồn gốc: Là chất chống đông máu tổng hợp, dẫn xuất của coumarin (Coumadin, Sintrom) và indandion (Pindione, Prerviscan).

Đường dùng: Là thuốc chống đông máu đường uống, thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa nhưng tác động chậm, chỉ có tác động sau khi uống 48 - 120 giờ.

Cơ chế và tác dụng chống đông máu: Do thuốc có cấu trúc gần giống vitamin K nên cản trở việc khử vitamin K - epoxid thành vitamin K trong tế bào gan, là một chất cần cho việc tổng hợp các yếu tố đông máu.

Ứng dụng lâm sàng: Thuốc kháng vitamin K được dùng để điều trị tiếp theo heparin khi cần điều trị kháng đông kéo dài.

Thuốc chống kết tập tiểu cầu

Đường dùng: Nhóm này gồm các thuốc dùng theo đường uống.

Cơ chế tác dụng: Thuốc ngăn ngừa sự hình thành nút chặn tiểu cầu nên có tác dụng chống đông máu từ giai đoạn cầm máu sơ cấp.

Có 5 nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu chính được sử dụng trên lâm sàng hiện nay:

Aspirin là thuốc kinh điển có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhưng nhiều năm gần đây, nó được dùng như một thuốc chống kết tập tiểu cầu với liều thấp 100 mg/ngày.

Clopidogrel (Plavix) là dẫn xuất thienopyridin đã được chứng minh trên số lượng lớn bệnh nhân có hiệu quả và độ an toàn cao trong phòng ngừa các biến cố huyết khối ở động mạch.

Ticlopidin (Ticlid) có cấu trúc hóa học tương tự như clopidogrel, do đó có cơ chế tác dụng giống clopidogrel. Về hiệu quả điều trị, 2 thuốc này là tương tự nhau, nhưng ticlopidin kém an toàn hơn vì tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn là giảm bạch cầu hạt cao 3,2% (trong khi clopidogrel chỉ là 0,15%, aspirin là 0,21%).

Dipyridamol (Agrenox, Persantin) có cơ chế tác dụng chưa rõ ràng hay được sử dụng phối hợp với aspirin.

Và cuối cùng là Trifusal (Disgren), một chất thuộc nhóm salicylat có cấu trúc gần giống aspirin. Thuốc có tác dụng chọn lọc trên cyclooxygenase của tiểu cầu, do đó ức chế sự tạo thành thromboxan A2, là chất gây kết tập tiểu cầu mạnh nhất. Có nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc có hiệu quả tương đương aspirin trong phòng ngừa các biến cố do huyết khối động mạch và tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ chảy máu nặng thấp hơn.

Ứng dụng lâm sàng: Các thuốc chống kết tập tiểu cầu được dùng để phòng ngừa dài hạn các biến cố do huyết khối động mạch ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định, tai biến mạch máu não. Thuốc cũng được sử dụng với những bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp.

Việc sử dụng các thuốc chống đông máu trong điều trị cần phải chú ý tới các tác dụng không mong muốn xảy ra với bệnh nhân mà phổ biến nhất là gây chảy máu. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc chống đông máu cũng phải bảo đảm cân đối giữa hiệu quả điều trị và khả năng kinh tế của người bệnh.

DS. Ngô Trang
suckhoedoisong.vn