Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Phạm Thị Hạnh Phúc - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính là hung thần cướp đi sinh mạng của nhiều bệnh nhân. Hiểu và lựa chọn các phương pháp chẩn đoán chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ (còn gọi là bệnh động mạch vành, bệnh mạch vành tim, bệnh suy vành) xảy ra khi động mạch vành bị hẹp, làm hạn chế cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng cho tim, gây tổn thương một phần cơ tim. Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ kéo dài quá lâu thì các mô tim sẽ bị chết do không được cung cấp máu.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể diễn tiến cấp tính hoặc mãn tính. Biểu hiện lâm sàng của bệnh suy vành mãn tính là cơn đau thắt ngực:

  • Cơn đau thắt ngực ổn định: Thường gặp nhất;
  • Cơn đau thắt ngực thay đổi: Hiếm gặp;
  • Thiếu máu cơ tim yên lặng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gồm:

  • Cảm thấy áp lực hoặc tức ngực, khó thở;
  • Đau lưng, ngực, hàm và các cơ quan khác ở phần trên cơ thể, kéo dài một vài phút, giảm dần và tái phát;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đổ mồ hôi;
  • Ho;
  • Lo lắng, chóng mặt, nhịp tim nhanh.

Tức ngực, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu cơ tim cục bộ

Bệnh thiếu máu cơ tim chủ yếu do mảng xơ vữa tích tụ gây xơ cứng động mạch, làm hạn chế lưu lượng máu trong động mạch, không cung cấp đủ lượng máu mang oxy tới tim và các cơ quan khác. Nguyên nhân phổ biến gây xơ cứng động mạch dẫn tới thiếu máu cơ tim cục bộ mãn tính là:

  • Cholesterol trong máu cao tạo thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn lưu thông máu tới tim và các cơ quan khác;
  • Béo phì, ăn thực phẩm giàu chất béo gây tích tụ mảng xơ vữa động mạch;
  • Lão hóa: khi bạn già đi, tim và mạch máu phải làm việc nhiều hơn để bơm và nhận máu trong khi động mạch bị suy yếu, kém đàn hồi, dễ tích tụ mảng xơ vữa;
  • Hút thuốc lá;
  • Người mắc bệnh đề kháng insulin, tiểu đường, cao huyết áp;
  • Người bị viêm khớp, lupus ban đỏ, nhiễm trùng hoặc viêm không rõ nguyên nhân.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch;
  • Ít tập thể dục, thường xuyên bị căng thẳng, sử dụng chất kích thích, tiền sử tiền sản giật khi mang thai.

Bác sĩ xem xét bệnh sử và kiểm tra cơ thể nếu nghi ngờ mắc bệnh;

  • Các xét nghiệm cơ bản: Hemoglobin, đường máu khi đói, hệ thống lipid máu (cholesterol toàn phần, LDL- C, HDL-C, Triglycerid) giúp bác sĩ đánh giá được các yếu tố nguy cơ của bệnh và nâng cao khả năng chẩn đoán chính xác;
  • Điện tâm đồ (ECG): Gắn các điện cực lên da để ghi lại hoạt động của tim. Một số bất thường trong hoạt động điện tim có thể cho thấy dấu hiệu mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ;
  • Siêu âm tim: Bác sĩ đặt một đầu dò siêu âm lên ngực bệnh nhân, phát ra các sóng âm thanh hướng vào tim để tạo ra hình ảnh tim. Siêu âm tim giúp xác định tổn thương các khu vực trong tim;
  • Holter điện tim: Giúp phát hiện những thời điểm xuất hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ trong ngày, rất có ý nghĩa đối với những bệnh nhân bị co thắt động mạch vành hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng;
  • Xạ hình tưới máu tim: Bác sĩ tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu của bệnh nhân. Trong khi bệnh nhân tập thể dục, bác sĩ sẽ theo dõi lượng chất phóng xạ khi nó đến tim và phổi để phát hiện những biểu hiện bất thường về lưu lượng máu;
  • Chụp động mạch vành: Bác sĩ tiêm chất cản quang vào mạch máu của tim. Sau đó, máy chụp X-quang sẽ được sử dụng để chụp một loạt hình ảnh mạch máu, cho phép bác sĩ quan sát chi tiết bên trong mạch máu;
  • Chụp CT scan: Thủ thuật chụp cắt lớp tim mạch này giúp xác định xem bệnh nhân có bị vôi hóa động mạch vành không. Bác sĩ sử dụng phương pháp quét CT mạch máu xóa nền để quan sát các động mạch tim;
  • Test gắng sức: Bác sĩ theo dõi nhịp tim, huyết áp và hơi thở trong khi bệnh nhân đi bộ trên máy chạy bộ hoặc xe đạp. Khi tập thể dục, tim sẽ co bóp khó khăn và nhanh hơn so với bình thường nên bài kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề tim khó nhận biết.

Siêu âm tim giúp xác định tổn thương các khu vực trong tim

5.1 Nong mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Bác sĩ thực hiện thủ thuật nong mạch vành để nong rộng các động mạch cung cấp máu cho tim. Trong khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ luồn một ống thông qua động mạch ngoại biên đi tới vị trí mạch vành bị tắc nghẽn. Sau đó, thổi phồng quả bóng nhỏ được gắn ở ống thông để làm lưu thông động mạch trở lại, cho phép máu lưu thông bình thường. Bác sĩ cũng có thể đặt một ống lưới nhỏ (gọi là stent) ở vị trí tắc nghẽn) để ngăn chặn động mạch bị hẹp lại.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Khi tiến hành, bác sĩ sẽ ghép một mạch máu khác băng qua đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn, giúp máu lưu thông phía dưới khu vực bị tắc nghẽn. Phương pháp này đôi khi được thực hiện ngay lập tức sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp được thực hiện thủ thuật sau vài ngày để tim ổn định.

5.2 Điều trị nội khoa

Sử dụng một số thuốc sau để điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ:

  • Chất làm loãng máu như aspirin để phá vỡ khối tiểu cầu, cải thiện lưu lượng máu qua động mạch vành bị hẹp;
  • Chất làm tan huyết khối giúp hòa tan các cục máu đông;
  • Nitroglycerin làm giãn các mạch máu;
  • Các thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel ngăn chặn hình thành cục máu đông;
  • Thuốc chẹn beta làm giảm huyết áp, thư giãn cơ tim và hạn chế mức độ tổn thương cho tim;
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE để giảm huyết áp và áp lực máu đến tim;
  • Thuốc giảm đau để giảm tình trạng đau thắt ngực.

Bỏ thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc;

  • Điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ như tăng huyết áp, tiểu đường và cholesterol trong máu cao;
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế hấp thu chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc, hạn chế ăn mặn;
  • Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sĩ để cải thiện lưu lượng máu đến tim;
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh;
  • Giảm căng thẳng.

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa và điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính chính là kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường không gây triệu chứng trong giai đoạn đầu. Bởi vậy, người bệnh cần chú trọng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Khám bệnh tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Khi có cơn đau ngực xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài trên 10 phút, bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ chuyên khoa kịp thời chẩn đoán, điều trị bệnh.

Bệnh nhân có thể lựa chọn thực hiện kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim không dùng thuốc beta block đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng để sớm phát hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính. Lựa chọn thực hiện kỹ thuật này mang lại cho bệnh nhân nhiều lợi ích như:

  • Được chẩn đoán bằng máy móc hiện đại:
    • Máy CT scanner 640 lát Aquilion One (Vision Edition) cho tốc độ chụp nhanh và được tích hợp công nghệ giảm liều tia AIDR 3D mới nhất hiện nay, giảm 75% liều tia lên bệnh nhân;
    • Máy có khả năng tổng hợp 320/640 lát cắt trong một vòng quay với tốc độ lên tới 0.275*s/0.35s;
    • Hệ thống sử dụng Detector thu nhận có bề rộng 160mm với 320 hàng Detector cho phép chụp tim, não,... trong một vòng quay;
    • iStation giúp hiển thị tín hiệu điện tim, hướng dẫn thở trên Gantry;
    • SureExposure 3D liên tục điều chỉnh dòng chụp trong suốt quá trình quét xoắn ốc theo ba trục không gian X, Y và Z theo hình dáng cơ thể bệnh nhân, giảm liều tia xạ đến thấp nhất có thể;
    • Hướng dẫn bệnh nhân bằng giọng nói và hệ thống (Voice link);
    • Boost3DTM cho phép giảm thiểu liều chiếu cho những vùng có độ hấp thụ tia X cao như vùng vai để thu nhận ảnh với độ chính xác cao;
    • Xử lý ảnh màu 3D (tái tạo bề mặt, tái tạo thể tích, MPR, MPR cong, MIP, Cine)
  • Được thăm khám với bác sĩ chuyên môn cao của Vinmec Hải Phòng:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Nguyên tắc điều trị hội chứng mạch vành cấp Tổng quan về Hội chứng động vành Cấp tính (ACS) (ACS) bao gồm: giảm đau, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, đảo ngược thiếu máu, giới hạn kích thước ổ nhồi máu, giảm sự làm việc của cơ tim, phòng ngừa và điều trị các biến chứng. ACS là một cấp cứu y khoa, tiên lượng phụ thuộc rất lớn vào sự khẩn trương trong chẩn đoán và điều trị. Điều trị đồng thời với chẩn đoán. Điều trị bao gồm tái thông mạch máu Tái thông mạch vành cho bệnh nhân hội chứng vành cấp (bằng can thiệp mạch vành qua da Can thiệp động mạch vành qua da , bắc cầu động mành vành Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành (Coronary Artery Bypass Grafting - CABG) , hoặc liệu pháp tiêu sợi huyết) và điều trị bằng thuốc cho ACS và bệnh động mạch vành Tổng quan bệnh động mạch vành cơ sở.

Thuốc được sử dụng phụ thuộc vào loại hội chứng vành cấp, bao gồm

  • Aspirin, clopidogrel, hoặc cả hai (prasugrel hoặc ticagrelor là một sự thay thế cho clopidogrel nếu bệnh nhân không được điều trị bằng tiêu sợi huyết)

  • Beta-blocker

  • Thuốc ức chế Glycoprotein IIb/IIIa được cân nhắc với 1 số bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da (PCI) và những người có nguy cơ cao (ví dụ: men tim tăng đáng kể, thang điểm TIMI 4, các triệu chứng tồn tại dai dẳng)

  • Heparin (không phân đoạn hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp) hoặc biivalirudin (đặc biệt là ở Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên Nhồi máu cơ tim cấp tính (MI) [STEMI] bệnh nhân có nguy cơ bị chảy máu cao)

  • Nitroglycerin đường tĩnh mạch (trừ khi có nguy cơ thấp, nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim cấp tính (MI) không biến chứng)

  • Tiêu sợi huyết cho những bệnh nhân bị STEMI nhưng không thể can thiệp PCI kịp thời

  • Chất ức chế ACE (càng sớm càng tốt)

  • Statin

Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc ức chế thrombo, ngăn chặn sự hình thành huyết khối được sử dụng thường quy. Thuốc chống thiếu máu cục bộ (ví dụ thuốc chẹn beta, IV nitroglycerin) thường xuyên được dùng, đặc biệt khi có triệu chứng đau ngực hoặc tăng huyết áp (xem bảng Thuốc điều trị Bệnh mạch vành Những thuốc cho bệnh mạch vành (Coronary Artery Disease) ).

Tiêu sợi huyết Thuốc tiêu sợi huyết Nguyên tắc điều trị hội chứng mạch vành cấp (ACS) bao gồm: giảm đau, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, đảo ngược thiếu máu, giới hạn kích thước ổ nhồi máu, giảm sự làm việc của cơ tim, phòng... đọc thêm nên được sử dụng nếu không có chống chỉ định cho nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI) nếu chụp mạch vành qua da (PCI) không có sẵn nhưng làm tồi tệ thêm tiên lượng cho đau thắt ngực không ổn định Đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim ST không chênh (NSTEMI).

Đau ngực có thể được điều trị bằng nitroglycerin hoặc đôi khi là morphin. Nitroglycerin thích hợp hơn morphine, nên được sử dụng một cách thận trọng (ví dụ nếu bệnh nhân có chống chỉ định với nitroglycerin hoặc đang bị đau mặc dù đã điều trị bằng nitroglycerin). Nitroglycerin Nitrat Nguyên tắc điều trị hội chứng mạch vành cấp (ACS) bao gồm: giảm đau, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, đảo ngược thiếu máu, giới hạn kích thước ổ nhồi máu, giảm sự làm việc của cơ tim, phòng... đọc thêm ban đầu được ngậm dưới lưỡi, tiếp theo là tưới máu IV liên tục nếu cần. Morphine 2 đến 4 mg IV, lặp lại mỗi 15 phút nếu cần, có hiệu quả cao nhưng có thể làm giảm hô hấp, có thể làm giảm sự co bóp cơ tim và là thuốc giãn mạch tĩnh mạch mạnh. Bằng chứng cũng cho thấy morphine can thiệp vào một số chất ức chế thụ thể P2Y12. Một thử nghiệm hồi cứu lớn cho thấy morphine có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (1, 2 Tài liệu tham khảo Nguyên tắc điều trị hội chứng mạch vành cấp (ACS) bao gồm: giảm đau, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, đảo ngược thiếu máu, giới hạn kích thước ổ nhồi máu, giảm sự làm việc của cơ tim, phòng... đọc thêm ). Hạ huyết áp và nhịp tim chậm của morphine thường có thể được khắc phục bằng sự nâng lên của chi dưới.

Huyết áp bình thường hoặc tăng nhẹ ở hầu hết các bệnh nhân khi đến phòng cấp cứu; BP giảm dần trong vài giờ tới. Tăng huyết áp tiếp tục cần điều trị với thuốc hạ huyết áp, thường dùng là nitroglycerin IV, làm giảm HA và giảm sự làm việc tim. Hạ huyết áp nặng hoặc các dấu hiệu khác của sốc Sốc là đáng lo ngại và phải được điều trị tích cực bằng truyền dịch IV và đôi khi là các thuốc gây co mạch.

Tài liệu tham khảo

  • 1. Meine TJ, Roe MT, Chen AY, et al: Association of intravenous morphine use and outcomes in acute coronary syndromes: results from the CRUSADE Quality Improvement Initiative. Am Heart J 149(6):1043-1049, 2005. doi 10.1016/j.ahj.2005.02.010.

  • 2. Kubica J, Adamski P, Ostrowska M, et al: Morphine delays and attenuates ticagrelor exposure and action in patients with myocardial infarction: the randomized, double-blind, placebo-controlled IMPRESSION trial. Eur Heart J 37(3):245–252, 2016. doi: 10.1093/eurheartj/ehv547.

Thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu

Aspirin, clopidogrel, ticagrelor, ticlopidine, và thuốc ức chế glycoprotein (GP) IIb/IIIa là những ví dụ về thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu. Tất cả các bệnh nhân đều được dùng aspirin 160 đến 325 mg (không có vỏ bọc ruột) nếu không có chống chỉ định (ví dụ chảy máu đe dọa tính mạng) liều nạp và liều 81 mg một lần/ngày dài hạn sau đó. Nhai liều đầu tiên trước khi nuốt để nhanh chóng hấp thụ. Aspirin cải thiện nguy cơ tử vong ngắn và dài hạn (1 Tham khảo về thuốc chống tiểu cầu Nguyên tắc điều trị hội chứng mạch vành cấp (ACS) bao gồm: giảm đau, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, đảo ngược thiếu máu, giới hạn kích thước ổ nhồi máu, giảm sự làm việc của cơ tim, phòng... đọc thêm ).

Nếu không thể dùng aspirin, có thể dùng clopidogrel 75 mg uống một lần/ngày hoặc dùng ticlopidine 250 mg 2 lần/ngày. Clopidogrel đã thay thế phần lớn ticlopidine để sử dụng thường qui vì nguy cơ giảm bạch cầu trung tính với ticlopidine và cần phải theo dõi số lượng bạch cầu.

Bệnh nhân không được tái thống mạch vành

Bệnh nhân hội chứng vành cấp Tổng quan về Hội chứng động vành Cấp tính (ACS) (ACS) không thể can thiệp hoặc không khuyến cáo can thiệp nên dùng cả aspirin và clopidogrel trong ít nhất 12 tháng. Nhìn chung, điều lo ngại về liều lượng và thời gian dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu là để cân bằng nguy cơ huyết khối động mạch vành với nguy cơ chảy máu cao.

Bệnh nhân đang được tái thông mạch vành

Ở những bệnh nhân được thực hiện PCI Tái thông mạch vành cho bệnh nhân hội chứng vành cấp , một liều nạp clopidogrel (300 đến 600 mg po một lần), prasugrel (60 mg po once) hoặc ticagrelor (180 mg po once) cải thiện kết cục.

Một số bác sĩ lâm sàng sử dụng thuốc ức chế GP IIb/IIIa cho tất cả các bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ những người có marker sinh học tim tăng rõ rệt, điểm nguy cơ TIMI 4, hoặc đau ngực dai dẳng mặc dù điều trị bằng thuốc đầy đủ) với gánh nặng huyết khối lớn. Thuốc ức chế GP IIb/IIIa được tiếp tục trong 6 đến 24 giờ, và chụp mạch được thực hiện trước khi thời gian truyền thuốc kết thúc. Các thuốc ức chế GP IIb/IIIa không được khuyến cáo cho những bệnh nhân đang điều trị tiêu sợi huyết. Abciximab, tirofiban, và eptifibatide dường như có hiệu quả tương đương, và sự lựa chọn thuốc nên phụ thuộc vào các yếu tố khác (ví dụ chi phí, tình trạng sẵn có, quen thuộc).

Đối với bệnh nhân dược can thiệp đặt stent, aspirin được sử dụng kéo dài. Clopidogrel 75mg mỗi lần một ngày, prasugrel 10mg mỗi lần/ngày, hoặc ticagrelor 90 mg po nên dùng tối thiểu 1 tháng ở bệnh nhân dùng stent không phủ thuốc. Bệnh nhân với stent phủ thuốc có nguy cơ huyết khối kéo dài và có thể có lợi ích nếu duy trì clopidogrel (hoặc prasugrel hoặc ticagrelor) 6 tới 12 tháng, mặc dù thời gian khuyến cáo vẫn còn chưa rõ ràng.

Tham khảo về thuốc chống tiểu cầu

  • 1. Levine GN, Bates ER, Bittl JA, et al: 2016 ACC/AHA Guideline focused update on duration of dual antiplatelet therapy in patients with coronary artery disease: A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines: An Update of the 2011 ACCF/AHA/SCAI Guideline for Percutaneous Coronary Intervention, 2011 ACCF/AHA Guideline for Coronary Artery Bypass Graft Surgery, 2012 ACC/AHA/ACP/AATS/PCNA/SCAI/STS Guideline for the Diagnosis and Management of Patients With Stable Ischemic Heart Disease, 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of ST-Elevation Myocardial Infarction, 2014 AHA/ACC Guideline for the Management of Patients With Non-ST-Elevation Acute Coronary Syndromes, and 2014 ACC/AHA Guideline on Perioperative Cardiovascular Evaluation and Management of Patients Undergoing Noncardiac Surgery JACC 68 (10): 1082–115, 2016.

Thuốc kháng đông

Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH), heparin không phân đoạn, hoặc biivalirudin thường được dùng thường qui cho bệnh nhân có hội chứng vành cấp (ACS) trừ khi có chống chỉ định (ví dụ, do chảy máu hoặc kế hoạc sử dụng streptokinase hoặc anistreplase). Lựa chọn thuốc phần nào có liên quan.

Bệnh nhân có nguy cơ cao bị tắc mạch hệ thống (ví dụ, rung nhĩ với điểm CHA2DS2VASc CHA2DS2-VASc Score ≥ 2) cũng cần điều trị lâu dài với thuốc chống đông đường uống (ví dụ warfarin, dabigatran, apixaban, Rivaroxaban). Chuyển sang warfarin đường uống nên bắt đầu 48 giờ sau khi hết triệu chứng hoặc PCI.

Heparin không phân đoạn

Heparin không phân đoạn sử dụng phức tạp hơn vì cần phải điều chỉnh liều thường xuyên (mỗi 6 h) để đạt được (aPTT) 1,5 đến 2 lần so với giá trị kiểm soát. Ở những bệnh nhân được chụp mạch vành, điều chỉnh liều bổ sung được thực hiện để đạt được thời gian kích hoạt đông máu (ACT) từ 200 đến 250 giây nếu bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế GP IIb/IIIa và 250 đến 300 giây nếu thuốc ức chế GP IIb/IIIa không được sử dụng. Tuy nhiên, nếu xuất huyết sau khi chụp mạch vành, tác dụng của heparin không phân đoạn sẽ ngắn hơn và có thể đảo ngược (bằng cách ngừng truyền heparin và cho protamin sulfat).

Heparin trọng lượng phân tử thấp

Heparrin trọng lượng phân tử thấp có khả năng sinh khả dụng tốt hơn, được cho bởi liều đơn giản dựa trên liều mà không theo dõi liều lượng aPTT và liều lượng, và có nguy cơ giảm tiểu cầu do heparin thấp hơn. Nó cũng có thể gia tăng lợi ích về kết cục liên quan đến heparin không phân đoạn ở bệnh nhân có ACS. Trong nhóm LMWH, enoxaparin dường như ư thế hơn dalteparin hoặc nadroparin. Tuy nhiên, enoxaparin có thể gây tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân STEMI > 75 tuổi, và tác dụng của nó không hồi phục hoàn toàn khi trung hòa bằng protamine.

Lựa chọn heparin

Vì vậy, sau khi cân nhắc các khía cạnh, nhiều guidelines đã khuyến cáo sử dụng LMWH (ví dụ enoxaparin) hơn heparin không phân đoạn ở bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc NSTEMI và ở bệnh nhân STEMI < 75 không trải qua PCI.

Ngược lại, heparin không phân đoạn được khuyến cáo khi PCI cấp cứu (ví dụ như bệnh nhân STEMI cấp tính được chuyển sang phòng can thiệp), khi CABG được chỉ định trong vòng 24 giờ tới và khi bệnh nhân có nguy cơ cao bị chảy máu (ví dụ, tiền sử xuất huyết tiêu hoá trong vòng 6 tháng cuối cùng) hoặc có độ thanh thải creatinin < 30 mL/phút. Các nghiên cứu đang tiến hành sẽ giúp làm rõ lựa chọn sử dụng giữa LMWH và heparin không phân đoạn.

Đối với những bệnh nhân trải qua PCI, heparin sau can thiệp không còn được khuyến cáo trừ khi bệnh nhân có nguy cơ cao biến cố tắc mạch (như bệnh nhân nhồi máu cơ tim trước rộng, huyết khối thất trái, rung nhĩ) vì thiếu máu cục bộ sau khi can thiệp đã giảm với việc sử dụng stent và thuốc ức chế kết tập tiểu cầu. Đối với bệnh nhân không trải qua PCI, heparin được tiếp tục trong 48 giờ (hoặc lâu hơn nếu các triệu chứng vẫn tồn tại).

Lựa chọn heparin

Những khó khăn với heparin (bao gồm các biến chứng chảy máu, khả năng giảm tiểu cầu do heparin Giảm tiểu cầu do Heparin Sự hủy hoại tiểu cầu có thể phát sinh do các nguyên nhân miễn dịch (nhiễm virut, thuốc, rối loạn mô liên kết hoặc rối loạn tăng sinh lym pho, truyền máu) hoặc các nguyên nhân không miễn dịch... đọc thêm và, với heparin không phân đoạn, nhu cầu điều chỉnh liều) đã dẫn đến việc tìm kiếm chất chống đông tốt hơn.

Thuốc ức chế thrombin trực tiếp, biivalirudin và argatroban có thể có tỷ lệ xuất huyết thấp hơn và cải thiện kết cục, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận (hirudin, một chất ức chế thrombin trực tiếp khác, có vẻ gây ra chảy máu nhiều hơn các thuốc khác). Yếu tố ức chế yếu tố Xa, fondaparinux, làm giảm tử vong và tái nhồi máu ở những bệnh nhân NSTEMI trải qua PCI mà không tăng chảy máu nhưng có thể dẫn đến kết cục xấu hơn heparin không phân đoạn ở bệnh nhân STEMI. Việc sử dụng thường qui các thuốc chống đông này còn chưa được khuyến cáo. Vì vậy chúng chỉ nên sử dụng thay thế cho heparin không phân đoạn hoặc LMWH ở những bệnh nhân có tiền sử giảm tiểu cầu do heparin.

Bivalirudin là thuốc chống đông máu được chấp nhận với những bệnh nhân trải qua PCI thì đầu, có nguy cơ cao bị chảy máu và được khuyên dùng cho những người có tiền sử giảm tiểu cầu do heparin. Đối với bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc NSTEMI, liều ban đầu là 0,1 mg/kg tiêm tĩnh mạch, sau đó là nhỏ giọt 0,25 mg/kg/giờ. Đối với bệnh nhân STEMI, liều ban đầu là 0,75 mg/kg tiêm tĩnh mạch, tiếp theo là 1,75 mg/kg/h.

Beta-Blockers

Thuốc này được khuyến cáo trừ khi chống chỉ định (ví dụ như nhịp tim chậm, hạ huyết áp, hoặc hen phế quản), đặc biệt đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao. Thuốc chẹn beta làm giảm nhịp tim, áp lực động mạch và co bóp cơ tim, do đó làm sức làm việc cơ tim và làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim. Diện tích nhồi máu là yếu tố chủ yếu xác định hiệu suất của tim sau khi hồi phục. Thuốc chẹn beta uống trong vài giờ đầu tiên cải thiện tiên lượng bằng cách giảm diện tích nhồi máu, tỷ lệ tái phát, tần suất rung thất và nguy cơ tử vong (1 Tham khảo về Chẹn beta Nguyên tắc điều trị hội chứng mạch vành cấp (ACS) bao gồm: giảm đau, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, đảo ngược thiếu máu, giới hạn kích thước ổ nhồi máu, giảm sự làm việc của cơ tim, phòng... đọc thêm ).

Nhịp tim và huyết áp phải được theo dõi cẩn thận trong quá trình điều trị với thuốc chẹn beta. Cần giảm liều nếu xuất hiện nhịp tim chậm hoặc tụt huyết áp. Các tác dụng phụ nặng nề có thể được đảo ngược bằng cách truyền chất chủ vận beta-adrenergic isoproterenol 1 đến 5 mcg/phút.

Tham khảo về Chẹn beta

  • Chen ZM, Pan HC, Chen YP, et al. Tiêm truyền tĩnh mạch ban đầu sau đó uống metoprolol ở 45.852 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng giả dược. Lancet 366:1622–1632, 2005.

Nitrat

Nitrat hoạt tính ngắn, nitroglycerin, được sử dụng để giảm gánh nặng cho tim ở một số bệnh nhân. Nitroglycerin làm giãn tĩnh mạch, động mạch và tiểu động mạch, làm giảm tiền gánh và hậu gánh. Do đó, nhu cầu oxy cơ tim giảm, giảm thiếu máu cơ tim.

Nitroglycerin đường tĩnh mạch được khuyến cáo trong 24 đến 48 giờ đầu tiên đối với bệnh nhân suy tim, nhồi máu cơ tim trước rộng, đau ngực liên tục, hoặc tăng huyết áp. Huyết áp không nên giảm < Huyết áp tâm thu từ 110 đến 120 mmHg; Những bệnh nhân vẫn có triệu chứng tại thời điểm đó nên có PCI cấp cứu chứ không phải là giảm huyết áp.

Sử dụng lâu hơn có thể có lợi cho bệnh nhân bị đau ngực tái diến hoặc sung huyết phổi dai dẳng. Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, nitroglycerin trong vài giờ đầu làm giảm diện tích nhồi máu và nguy cơ tử vong ngắn hạn và có thể cả nguy cơ tử vong dài hạn. Nitroglycerin không được sử dụng thường qui cho những bệnh nhân có nguy cơ thấp với nhồi máu cơ tim không biến chứng.

Tiêu sợi huyết

Tenecteplase (TNK), alteplase (rTPA), reteplase (rPA), streptokinase, và anistreplase (phức hợp hoạt hóa plasminogen anastyl) là các chất hoạt hóa plasminogen, tất cả đều dùng đường tĩnh mạch. Nó chuyển đổi plasminogen chuỗi đơn thành plasminogen chuỗi kép có hoạt tính tiêu fibrin. Nó có các đặc tính và liều dùng khác nhau (xem bảng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch Thuốc tiêu sợi huyết sẵn có ở Hoa Kỳ ) và chỉ thích hợp cho những bệnh nhân STEMI mở rộng vùng nhồi máu được lựa chọn.

Tenecteplase và reteplase thường được khuyến cáo do cách dùng đơn giản; tenecteplase bolus liều duy nhất trong 5 giây và reteplase bolus hai lần cách nhau 30 phút. Thời gian truyền thuốc và sai sót của thuốc giảm so với các thuốc tiêu sợi huyết khác. Tenecteplase, như alteplase, có nguy cơ xuất huyết nội sọ trung bình, có tỷ lệ tái thông mạch cao hơn các thuốc tiêu sợi huyết khác và giá thành rất đắt. Reteplase có nguy cơ xuất huyết nội sọ cao nhất và tỉ lệ tái tái thông tương tự như tenecteplase, và giá thành rất đắt.

Streptokinase (hiện không có ở Mỹ) có thể gây phản ứng dị ứng, đặc biệt ở những bệnh nhân đã sử dụng trước đó, và phải được truyền tĩnh mạch trong 30 đến 60 phút; tuy nhiên, nó có tỉ lệ xuất huyết nội sọ thấp và giá thành tương đối rẻ. Anistreplase và streptokinase có nguy cơ dị ứng tương tự, Anistreplase có giá thành đắt hơn một chút nhưng có thể sử dụng bolus một liều duy nhất. Cả hai loại thuốc không đòi hỏi sử dụng đồng thời cùng heparin. Đối với cả hai thuốc, tỷ lệ tái thông mạch thấp hơn so với các thuốc hoạt hóa plasminogen khác. Do có khả năng phản ứng dị ứng, bệnh nhân trước đó đã được điều trị streptokinase hoặc anistreplase không được sử dụng thuốc này lần nữa.

Alteplase được truyền liều tăng dần hoặc liều nạp trong 90 phút. Alteplase sử dụng đồng thời với heparin truyền tĩnh mạch không gây ra dị ứng, cải thiện mở mạch vành và tăng khả năng tái thông so với các thuốc tiêu sợi huyết khác.

Chống chỉ định tiêu sợ huyết

Tiêu sợi huyết có nhiều chống chỉ định tương đối và tuyệt đối. Nói chung, sự xuất hiện của chảy máu đang hoạt động hoặc tình trạng chảy máu đe dọa tính mạng là một chống chỉ định tuyệt đối. Các chống chỉ định đối với điều trị tiêu sợi huyết được liệt kê trong bảng Chống chỉ định điều trị tiêu sợi huyết Chống chỉ định tiêu sợi huyết .

Các loại thuốc khác

Thuốc ức chế men chuyển ACE giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đặc biệt ở những bệnh nhân bị nhồi máu thành trước, suy tim hoặc nhịp tim nhanh. Lợi ích lớn nhất ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất trong thời gian hồi phục sớm. Chất ức chế ACE được sử dụng > 24 giờ sau khi huyết khối ổn định vì còn hiệu quả có lợi và có thể chỉ định lâu dài.

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II có thể là sự thay thế hiệu quả cho những bệnh nhân không thể dung nạp được với các chất ức chế ACE (ví dụ, gây ho). Hiện nay, nó không phải là lựa chọn hàng đầu sau nhồi máu cơ tim. Chống chỉ định bao gồm hạ huyết áp, suy thận, hẹp động mạch thận hai bên, và dị ứng.

Statins (Chất ức chế HMG-CoA reductase) từ lâu đã được sử dụng để phòng ngừa bệnh động mạch vành và hội chứng vành cấp, nhưng hiện nay đã có nhiều bằng chứng cho thấy nó cũng có những lợi ích ngắn hạn như làm ổn định mảng sơ vữa, khôi phục chức năng nội mạc, giảm hình thành huyết khối và giảm viên. Do đó, tất cả các bệnh nhân không có chống chỉ định (ví dụ như bệnh cơ do statin gây ra, rối loạn chức năng gan) nên điều trị bằng statin ở liều tối đa có thể sau khi dùng ACS bất kể nồng độ lipid huyết thanh.

Video liên quan

Chủ đề