Thuốc huyết áp có tác dụng trong bao lâu

Bạn có biết rằng Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”? Bởi vì bệnh diễn biến âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng, do vậy rất nhiều bệnh nhân chủ quan không theo dõi và điều trị đến khi xảy ra những biến chứng nặng nề thì đã muộn và lúc đó họ mới thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc điều trị đúng và đủ.

Việc điều trị tăng huyết áp nhằm hai mục đích: ngăn ngừa lâu dài các biến chứng; nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Tóm lại, thuốc điều trị tăng huyết áp có vai trò như người gác cổng, không để cho huyết áp của bạn lên cao và gây ra tai biến.

Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị THA là điều trị lâu dài nếu không muốn nói là “suốt đời”. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng thực hiện mới là khó, đa số các bệnh nhân không tuân thủ điều trị theo nguyên tắc này vì chủ quan cảm thấy mình không có biểu hiện gì bất thường, vì e ngại các tác dụng phụ của thuốc khi dùng lâu dài hoặc vì cảm thấy dùng thuốc đều đặn hàng ngày là một việc phiền phức.

Nhưng bạn cần hiểu rằng, trong quá trình bạn uống thuốc, con số huyết áp trở về bình thường thì đó mới chỉ đạt mục tiêu điều trị, và con số huyết áp trở về bình thường là nhờ vào việc bạn uống thuốc đều đặn hàng ngày, do vậy bạn không được ngừng điều trị, khi muốn thay đổi thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Khi bạn tự ngưng điều trị tăng huyết áp thì sẽ bị tái phát huyết áp ở mức như trước khi điều trị hay thậm chí còn cao hơn và đây là thời điểm thường xảy ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… vì bạn cần luôn ghi nhớ rằng THA lâu dài đã làm cho thành mạch máu của bạn yếu, xơ vữa và kém đàn hồi. Chính vì thế, khi huyết áp tăng cao đột ngột trở lại, thành mạch của bạn dễ dàng nứt vỡ, là nguồn gốc của các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Vì vậy, dù huyết áp có bình thường, dù bạn cảm thấy khoẻ mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì bạn vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị như đã nêu trên.

Nên uống thuốc hạ huyết áp vào lúc nào? Trong quá trình điều trị hạ huyết áp nếu không tìm hiểu và dùng thuốc đúng cách sẽ không đem lại hiệu quả mà ngược lại nó có thể gây ảnh hưởng đến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Hãy đọc bài viết sau để hiểu hơn về những lưu ý khi dùng thuốc hạ huyết áp


Cần phải nắm bắt những lưu ý khi dùng thuốc hạ huyết áp sau


Sử dụng thuốc hạ huyết áp được áp dụng cho những người bệnh có huyết áp thường xuyên trên 140/90 mmHg khi đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc: tập luyện, điều chỉnh chế độ ăn uống... không hiệu quả.

Khi mới bắt đầu dùng thuốc cần chọn liều thấp, tránh tình trạng hạ huyết áp quá nhanh. Thông thường, chỉ nên dùng 1 liều duy nhất có tác dụng đến 24 giờ trong ngày. Có nhiều loại thuốc hạ huyết áp khiến người bệnh tụt huyết áp ở tư thế đứng hoặc tụt huyết áp nhanh khi thay đổi tư thế, điều này đôi khi rất nguy hiểm bởi huyết áp xuống thấp quá có thể gây chết người. Một số loại thuốc khác lại có tính chất phản hồi nếu dừng thuốc đột ngột (nếu dừng thuốc thì huyết áp lại tăng lên cao như cũ). Trong trường hợp này người bệnh cần giảm liều từ từ chứ không nên dừng thuốc ngay lập tức.

Trước khi sử dụng những loại thuốc như vậy cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ xem trường hợp bệnh của mình có thích hợp với loại thuốc đó không. Ngoài ra, hằng ngày người bệnh nên sử dụng những loại trà thảo dược có tác dụng giúp ổn định huyết áp như trà hoa hòe, đeo vòng từ, dây lưng từ, đồng hồ từ có tác dụng hạn chế tăng huyết áp.


 

Trên thực tế nhiều bệnh nhân bị hạ huyết áp có dùng thuốc mà vẫn không kiểm soát được huyết áp. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc thất bại trên?
 

“Lên thì... uống, xuống lại... thôi” là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở người bệnh tăng huyết áp khi mà họ chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc uống thuốc đều đặn. Nhiều trường hợp đo thấy huyết áp tăng hoặc thấy có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu (theo kinh nghiệm bản thân nghĩ huyết áp tăng sẽ có các biểu hiện đó)... mới lấy thuốc ra uống, còn khi đo thấy huyết áp ổn định thì lại đem cất thuốc đi không uống nữa, cho rằng huyết áp bình thường thì uống làm gì cho phí thuốc hoặc uống vào huyết áp lại tụt thì sao!... Chính vì uống thuốc thất thường như vậy nên không ít người đã phải nhập viện cấp cứu vì đột quỵ, tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người... do huyết áp gây ra.
 

Trong quá trình điều trị người bệnh thường hay tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc. Rất nhiều trường hợp thời gian đầu uống thuốc nghiêm chỉnh, tuân thủ theo chỉ định của thày thuốc nhưng rồi sau đó do nhiều nguyên nhân như cảm thấy mình khỏe không còn triệu chứng gì, hoặc sợ tác dụng phụ của thuốc thì tự ý giảm liều. Ví dụ, bác sĩ chỉ định uống 2 viên/ ngày chia 2 lần hoặc 3 viên/ngày chia 3 lần (đối với thuốc tác dụng ngắn) hoặc 1 viên/ngày (đối với thuốc tác dụng kéo dài)... Khi thấy huyết áp ổn định, người bệnh tự giảm liều xuống còn 1 viên /ngày hoặc uống cách ngày đối với thuốc tác dụng kéo dài. Điều này hết sức nguy hiểm, vì làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ hoặc không có để kiểm soát huyết áp.

Tương tự như vậy, trong quá trình dùng thuốc nhưng người bệnh vẫn cảm thấy nhức đầu, khó chịu (có thể do các nguyên nhân khác mà không hẳn là do huyết áp tăng) đã tự tăng liều thuốc. Khi dùng quá liều có thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí gây trụy mạch, tử vong...


 


Uống thuốc thất thường, không tuân thủ liều điều trị ảnh hưởng đến bệnh tình nhiều hơn

Đây là một trong những tình trạng phổ biến ở người bệnh. Trong quá trình điều trị, không ít người khi thấy huyết áp khá ổn định (quan niệm huyết áp hạ rồi thì không cần dùng đến thuốc nữa), người khỏe ra, ăn uống sinh hoạt bình thường... thì lại bỏ không uống thuốc, cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, hoặc xảy ra tai biến nặng. Nhiều trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, thậm chí tới 2-3 năm làm cho người bệnh yên tâm không dùng thuốc nữa nhưng đột nhiên huyết áp lại tăng vọt lên đột ngột gây tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong...
 

Rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp bị mắc đồng thời nhiều bệnh khác như: Bệnh về khớp, hen, đái tháo đường và các bệnh cấp tính thông thường khác... Vì thế khi đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đồng thời phải dùng thêm các thuốc khác để điều trị. Nguy hiểm nhất là người bệnh tăng huyết áp lại tự ý mua thuốc trị các bệnh thông thường, cấp tính, không có đơn của bác sĩ, gây tương tác bất lợi giữa các thuốc dùng cùng hoặc tương tác bất lợi với chính tình trạng tăng huyết áp của người bệnh. Ví dụ: Các thuốc chữa cảm cúm thường có chứa chất co mạch, sẽ gây tăng huyết áp. 
 

Việc tái khám thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bệnh mạn tính nói chung và tăng huyết áp nói riêng, cho biết rằng tình trạng bệnh có thuyên giảm hay không (bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp hơn) hay thuốc và liều thuốc đang dùng có còn phù hợp với bệnh tình nữa không (bác sĩ sẽ tăng, giảm liều thuốc hoặc thay thuốc khác). Vì trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nặng lên trong khi vẫn tuân thủ dùng thuốc và liều dùng theo chỉ định của bác sĩ. Điều này do một thời gian dùng, thuốc bị “nhờn” hoặc dùng thuốc chưa thích hợp.
 

Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập thích hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Nhiều người tăng huyết áp vẫn tập quá sức như chạy cường độ cao... rất dễ gây tai biến, đột quỵ hay ăn mặn (gây tăng huyết áp), dậy quá sớm (nhất là vào mùa đông) sẽ gây co mạch độ
 

Huyết áp có khuynh hướng thay đổi theo từng thời điểm khác nhau trong ngày. Huyết áp cao hơn khi bạn thức dậy và trong những giờ buổi sáng, càng về cuối ngày, huyết áp sẽ hạ, nhất là buổi tối, lúc ngủ. 
 


Sáng dậy có các triệu chứng tăng huyết áp 
 

Cơ thể chúng ta có nhịp sinh học. Cho nên 1 viên thuốc khi uống vào cơ thể sẽ không có tác động giống nhau tại bất cứ thời điểm nào trong 24 giờ. Thông thường, 1 viên thuốc huyết áp sau khi uống thì 1 giờ sau mới có thể phát huy tác dụng hạ huyết áp và có tác động trị liệu ở mức tối đa vào khoảng 4 - 15 giờ sau khi uống. Sau khoảng thời gian này, tác động trị liệu của thuốc bắt đầu giảm, cho đến khi cần 1 liều thuốc kế tiếp. Có loại thuốc có tác dụng ngắn hạn chỉ vài giờ, có loại thuốc có tác dụng kéo dài cả ngày. Đối với loại thuốc có tác dụng ngắn, phải dùng nhiều lần trong ngày (2, 3 hoặc 4 lần) mới có đủ tác dụng làm giảm huyết áp cả ngày. Với loại thuốc có tác dụng kéo dài chỉ cần dùng 1 lần trong ngày. Hiện nay, người ta ưa chuộng những loại thuốc có tác dụng kéo dài vì chúng có tác dụng ổn định suốt ngày và tiện lợi khi dùng thuốc (chỉ dùng 1 lần, không lẫn lộn các loại thuốc). Việc chọn thuốc có tác dụng ngắn hay tác dụng dài là do bác sĩ quyết định.

Thuốc hạ huyết áp được khuyến cáo nên uống vào buổi tối thay vì uống buổi sáng vì có thể được loại thải chậm hơn, do đó có tác dụng kéo dài hơn. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân đều được các thầy thuốc khuyên nên uống vào buổi sáng cho thuận tiện. Lời khuyên này chỉ đúng trong trường hợp không tính đến ảnh hưởng của thuốc dựa trên dược động học và dược lực học của thuốc.


 

Để tăng hiệu quả trị bệnh, uống thuốc tăng huyết áp phải tuân theo 3 chú ý sau: – Uống thuốc phải liên tục: Thuốc chỉ có tác dụng trong 24h. Nếu bạn uống thuốc cách ngày hoặc nhớ ra thì uống, sẽ không đảm bảo huyết áp bình thường trong ngày. – Uống đủ liều: Thuốc hạ huyết áp chỉ có thể có tác dụng khi đạt đến một ngưỡng nhất định. Như  thuốc chẹn calci, nếu không chạm tới ngưỡng, sẽ không đủ tạo ra hiệu ứng giãn mạch. Khi đó, nhanh chóng đẩy huyết áp tới giai đoạn kháng thuốc.

– Uống thuốc sớm: Đừng để huyết áp tăng quá cao mới dùng thuốc. Khi đó, huyết áp đã gây ra biến chứng và rất khó phục hồi.


 

Thuốc Tăng huyết áp có nhiều loại và vấn đề sử dụng thuốc không đơn giản mà khá phức tạp. Chỉ có bác sĩ/dược sĩ điều trị mới là người được quyền chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc an toàn và hiệu quả, đặc biệt, bác sĩ/dược sĩ sẽ là người đưa ra quyết định có nên thay thuốc điều trị bấy lâu nay bằng một thuốc mới hay không. Bởi vì việc làm này rất nguy hiểm, dùng không đúng sẽ bị độc hại do thuốc nặng hơn đến mức nguy hiểm gây ra các yếu tố nguy cơ về tim mạch như: suy tim, dày thất trái,… thậm chí gây xơ vữa động mạch, đột quỵ tim, tử vong.
 


Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc

Muốn phòng ngừa lâu dài, cần phải tuân thủ một nguyên tắc quan trọng nhất: điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời, nghĩa là khi huyết áp đã hạ xuống mức bình thường, người bệnh vẫn phải tuân thủ nguyên tắc điều trị liên tục. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới an toàn và giảm bớt nguy cơ đột quỵ, tai biến. Một số người bệnh thấy khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, huyết áp khá ổn định thì lại không uống thuốc. Cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp thấy cao, lúc đó mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng, có nghĩa là không có hiệu quả.

Vì vậy, dù huyết áp có bình thường, dù cảm thấy khỏe mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường, thì người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị bệnh.


 

Đặc trưng của sự biến thiên huyết áp theo nhịp ngày – đêm là huyết áp giảm đi khi ngủ và tăng lên khi thức. Đỉnh cao huyết áp thường xuất hiện vào lúc 8 giờ và 11 giờ.
 


Thường xuyên đo huyết áp kiểm tra 
 

Ngoài dùng các thuốc điều trị tăng huyết áp, một biện pháp khác cũng rất quan trọng, bắt buộc và song song với dùng thuốc đó là:

– Không uống rượu bia: Rượu bia là thứ làm tăng huyết áp rất mạnh. Nó làm tăng nhịp tim, co mạch. Rượu lâu dần làm chai hóa thành mạch. Hệ quả làm tăng huyết áp. Nếu ngừng sử dụng rượu, bạn có thể giảm được huyết áp ấn tượng và chống nguy cơ phát bệnh.

– Giảm béo:

 Đây là biện pháp thay thế thuốc rất quan trọng. Nếu bạn giảm được 2kg cân nặng thì bạn có thể cắt giảm được từ 28-30% nguy cơ tăng huyết áp. Nếu hạ được 4kg thì bạn hạ được 50%. Nếu bạn kiểm soát cân nặng nằm trong diện cân nặng bình thường thì huyết áp của bạn sẽ rất ổn.

– Chịu khó tập thể dục: 

Tập thể dục có rất nhiều  lợi ích. Tập thể dục làm mềm mại hóa mạch máu, tăng khả năng điều hòa nhịp tim, giảm béo phì và giảm bệnh đái tháo đường. Vì thế, sẽ giảm được tất cả các yếu tố đầu vào của tăng huyết áp. Thể dục hàng ngày và kéo dài liên tục trong cuộc sống của bạn sẽ giúp bạn chặn đứng huyết áp tăng. Yoga và đi bộ là hai môn thể thao tốt nhất cho người tăng huyết áp.

Bi-Cozyme® là sản phẩm nâng cấp thế hệ mới của Rutozym, giúp khắc phục những hạn chế mà Rutozym còn chưa đáp ứng được như tăng khả năng tiêu nhanh các cục máu đông, mảng xơ vữa, đặc biệt là cung cấp năng lượng cho tim hoạt đổng, tăng sức co bóp của cơ tim giúp đẩy máu tới các mô để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các mỗ bị tổn thương như: não, gan, thận, phổi và các mô ngoại vi giúp hồi phục các di chứng của tai biến mạch não, đột quỵ, huyết áp, biến chứng bệnh tiểu đường… một cách nhanh chóng.

Người mắc các bệnh về huyết áp cao, huyết áp thấp nên sử dụng TPCN Bi-Cozyme để điều hòa huyết áp phòng tránh tai biến hiệu quả nhất.


Viên uống Bi-Cozyme điều hòa huyết áp hiệu quả

Tác dụng của Bi-Cozyme.

– Chứng Đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim – Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.. – Điều hòa huyết áp, bệnh mạch vành,  các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì … – Xơ vữa Động Mạch, Cao Mỡ Máu, Cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch… – Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent… – Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.. – Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ …. – Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

– Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép …

Xem ngay: >>> Thông tin đầy đủ thuốc TPCN Bi-Cozyme


LIÊN HỆ TƯ VẤN 24/24: 0978 307 072

Mong rằng qua bài đọc bạn có thể nắm được những lưu ý khi dùng thuốc hạ huyết áp, nên uống thuốc hạ huyết áp vào lúc nào. Ngoài ra hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt ăn uống kết hợp với dùng thuốc đúng cách để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt!


 

Video liên quan

Chủ đề