Thuốc ngủ cho bệnh nhân ung thư


Bất cứ thay đổi nào trong thói quen ngủ hằng ngày đều có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Những người bệnh đang được điều trị ung thư có thể cảm thấy mệt và cần ngủ nhiều hơn. Đôi khi, điều ngược lại xảy ra và người bệnh gặp khó khăn khi ngủ. Nguyên nhân của những thay đổi về thói quen ngủ hằng ngày bao gồm đau, lo lắng, chán nản, mồ hôi về đêm hoặc tác dụng phụ của thuốc hay do quá trình điều trị đều có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ cho bệnh nhân.

Người bệnh có vấn đề về giấc ngủ có thể làm gì

  • Ngủ đủ theo nhu cầu của cơ thể, nhưng cố gắng tập thể dục ít nhất ngày một lần khi tỉnh táo. Tập cách thời điểm đi ngủ ít nhất 2 đến 3 giờ.
  • Tránh sử dụng cà phê ít nhất 6 đến 8 giờ trước thời điểm đi ngủ hoặc lâu hơn nếu cà phê ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
  • Không uống đồ uống chứa cồn vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
  • Dùng các loại đồ uống nóng ấm và không chứa cafein như sữa nóng hoặc trà nóng trước khi đi ngủ.
  • Tìm một nơi yên tĩnh đề nghỉ ngơi vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Chợp mắt một chút vào ban ngày nếu cần (ít hơn một giờ).
  • Uống thuốc ngủ hoặc giảm đau theo đơn kê cùng thời điểm vào buổi tối.
  • Nhờ ai đó mát xa lưng hoặc chân trước khi đi ngủ.
  • Giữ ga trải giường sạch sẽ, gọn gàng
  • Trao đổi với bác sỹ về các liệu pháp thư giãn giúp ngủ ngon hơn.

Người chăm sóc người bệnh có vấn đề về giấc ngủ có thể làm gì

  • Giúp người bệnh giữ phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái.
  • Mát xa bàn chân hoặc lưng cho người bệnh trước khi đi ngủ.
  • Ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Báo cho bác sỹ biết nếu người bệnh có vẻ bị rối loạn trong đêm.

Gọi bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh:

  • Bị rối loạn trong đêm
  • Mất ngủ thâu đêm

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc)


Bệnh nhân ung thư và những người sống sót thường gặp khó khăn khi ngủ. Khó ngủ, thức dậy lúc nửa đêm, thao thức, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày là những lời phàn nàn thường gặp. Nhiều bệnh nhân cũng bị các tác động khác liên quan rối loạn giấc ngủ như mệt mỏi, các vấn đề về học tập và trí nhớ.

Ngủ đủ giấc là điều cần thiết cho sức khỏe và tinh thần. Không có giấc ngủ ngon thì thật khó để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh nhân có thể gặp vấn đề không theo kịp nhịp độ ở trường hoặc công việc. Những thay đổi về cảm xúc hoặc hành vi như cáu kỉnh, buồn rầu, tăng động, hay thách thức cũng rất phổ biến.

Đôi khi, các vấn đề về giấc ngủ có thể được điều trị bằng cách thực hiện các bước để cải thiện thói quen ngủ. Những bệnh nhân khác có thể cần điều trị rối loạn giấc ngủ đặc hiệu.

Có các loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nào?

Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị ung thư có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn giấc ngủ cụ thể như mất ngủ, ngủ lịm, ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên.

  • Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ, biểu hiện khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Mất ngủ mãn tính là một vấn đề phổ biến ở bệnh nhân và những người sống sót sau điều trị ung thư thời thơ ấu. Mất ngủ được coi là mãn tính nếu nó xảy ra 3 đêm trở lên mỗi tuần trong ít nhất 3 tháng.
  • Ngủ lịm là một rối loạn giấc ngủ khiến một người rất buồn ngủ vào ban ngày. Điều này được gọi là buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS). Một người bị chứng ngủ lịm sẽ thấy cần ngủ thường xuyên và hiếm khi cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ. Rối loạn này khiến ngủ nhanh hơn bình thường và gây ra các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh làm gián đoạn chu kỳ ngủ-thức và gây buồn ngủ ban ngày quá mức. Biểu hiện với cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày và gặp khó khăn khi thức. Buồn ngủ có thể xảy ra đột ngột. Chứng ngủ rũ được chẩn đoán ở một người bị chứng ngủ lịm nếu người đó bước vào giai đoạn REM của giấc ngủ nhanh hơn bình thường vào ban đêm và khi ngủ trưa vào ban ngày.
  • Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn hô hấp khiến một người ngừng thở trong thời gian ngắn trong khi ngủ. Hơi thở không đều với những lần dừng và bắt đầu lặp đi lặp lại. Trong số bệnh nhi ung thư, trẻ bị u não có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có thể khiến khó ngủ đủ giấc hoặc ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
  • Hội chứng chân không yên (RLS) là một rối loạn giấc ngủ thần kinh liên quan đến chuyển động chân trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Bệnh nhân có một sự thôi thúc rất lớn để di chuyển chân của mình cùng với cảm giác khó chịu hoặc không thoải mái ở chân. Các triệu chứng xảy ra khi người đó không hoạt động, thường là vào buổi tối hoặc buổi đêm. Hội chứng này còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom. RLS có thể khiến bạn khó ngủ hoặc ngủ không sâu. Điều trị bao gồm thay đổi lối sống để giúp giải quyết các triệu chứng và cải thiện giấc ngủ. Một số bệnh nhân cũng có thể cần dùng thuốc.

Làm thế nào được chẩn đoán rối loạn giấc ngủ?

Một loạt các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá các vấn đề về giấc ngủ và chẩn đoán các rối loạn giấc ngủ cụ thể. Bao gồm:

  • Phỏng vấn bệnh nhân và gia đình hoặc dùng bảng câu hỏi để đánh giá các triệu chứng
  • Khai thác bệnh sử và khám thực thể
  • Xem xét các loại thuốc để tìm xem liệu các vấn đề về giấc ngủ có là tác dụng phụ của một số loại thuốc không
  • Viết nhật ký ngủ và hoạt động
  • Xét nghiệm máu để tìm kiếm sự thay đổi về công thức máu, hormone và chức năng cơ quan
  • Các xét nghiệm để đánh giá hành vi giấc ngủ:

Đo đa kí giấc ngủ (PSG)

Đo đa kí giấc ngủ là nghiên cứu về giấc ngủ qua đêm, đo các chức năng cơ thể khác nhau trong khi ngủ. Các màn hình đặc biệt được sử dụng để ghi lại sóng não, chuyển động, tần số tim, nhịp thở và lượng oxy trong khi ngủ qua đêm. Đo đa kí giấc ngủ thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc trung tâm chuyên biệt về giấc ngủ. Một số có thể được thực hiện tại nhà bằng cách sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ cầm tay.

Kiểm tra giấc ngủ ngắn ban ngày (MSLT)

MSLT đo lường khoảng thời gian bệnh nhân cần để đi vào giấc ngủ ban ngày. Bệnh nhân được tạo 4 hoặc 5 cơ hội để chợp mắt trong khoảng thời gian 8 giờ. Thử nghiệm xảy ra trong một căn phòng tối, thoải mái và thời gian chợp mắt được lên lịch và hẹn giờ. Đối với mỗi cơ hội ngủ được tạo ra, thời gian cần thiết để ngủ (độ trễ giấc ngủ) được ghi lại. Thời gian được so sánh với những gì thường xảy ra ​​dựa trên tuổi.

Hoạt động ký

Hoạt động ký đo chuyển động theo thời gian bằng cách sử dụng một thiết bị nhỏ thường được đeo ở cổ tay hoặc mắt cá chân. Thiết bị ghi lại hoạt động suốt cả ngày lẫn đêm để cung cấp thông tin về hoạt động và kiểu ngủ. Hoạt động ký thường được sử dụng cùng với các biện pháp khác như nhật ký giấc ngủ. Các thiết bị đo y tế chính xác và cung cấp thông tin chi tiết hơn. Mặc dù đồng hồ thông minh và vòng đeo tay theo dõi sức khỏe thông thường thường được sử dụng để theo dõi giấc ngủ, nhưng chúng không cung cấp thông tin chính xác về kiểu ngủ / thức và không nên được sử dụng để đưa ra quyết định về giấc ngủ của bệnh nhân.

Sleep Disorders

Thỉnh thoảng gặp khó khăn khi vào giấc ngủ là điều bình thường đối với hầu hết mọi người. Việc căng thẳng hàng ngày, tình trạng ợ nóng, hoặc sử dụng quá nhiều cà phê hoặc rượu đều có thể khiến bạn khó ngủ.

Mất ngủ có nhiều dạng khác nhau. Nếu bạn thường xuyên không thể ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, thì bạn có thể đang bị tình trạng mất ngủ. Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và mức năng lượng của bạn, gây ra mệt mỏi và khiến bạn khó suy nghĩ và tập trung.

Mất ngủ có thể được gây ra bởi các phương pháp điều trị ung thư vú sau đây:

  • Ixempra (tên hóa học: ixabepilone), một loại thuốc hóa trị
  • Một số liệu pháp nội tiết:
    • Arimidex (tên hóa học: anastrozole)
    • Aromasin (tên hóa học: exemestane)
    • Evista (tên hóa học: raloxifene)
    • Faslodex (tên hóa học: Fulvestrant)
    • Femara (tên hóa học: letrozole)
  • Một số liệu pháp nhắm trúng đích:
    • Herceptin (tên hóa học: trastuzumab)
    • Herceptin Hylecta (tên hóa học: trastuzumab và hyaluronidase-oysk)
    • Herzuma (tên hóa học: trastuzumab-pkrb)
    • Onruzant (tên hóa học: trastuzumab-dttb)
    • Tykerb (tên hóa học: lapatinib)
  • Một số loại thuốc giảm đau cũng có thể gây khó ngủ.

Quản lý chứng mất ngủ

Nếu bạn khó ngủ, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp, kỹ thuật có thể giúp bạn thư giãn. Bác sĩ có thể cho bạn một đơn thuốc hoặc khuyên bạn sử dụng các loại thuốc ngủ không kê đơn. Bác sĩ cũng có thể cho bạn biết thuốc giảm đau gây ra vấn đề về giấc ngủ của bạn nếu bạn có thể dùng một loại khác.

Bạn cũng có thể thử những mẹo này để giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn:

  • Đừng ngủ trưa trong ngày: Nếu bạn phải ngủ trưa, đừng ngủ quá 1 giờ và đừng ngủ sau 3 giờ chiều
  • Tập thể dục trong ngày giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Để chắc chắn rằng việc tập thể dục không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, tốt nhất nên tập thể dục khoảng 5 hoặc 6 giờ trước khi đi ngủ.
  • Thả lỏng vào ban đêm: Đừng tập thể dục, nói chuyện điện thoại hoặc xem ti vi trước khi đi ngủ.
  • Thư giãn: bằng cách tắm nước ấm hoặc nhờ người khác mát xa lưng bạn.
  • Sử dụng giường của bạn chỉ để ngủ: Đừng đọc, xem tivi hoặc nghe nhạc trên giường.
  • Đọc trước khi đi ngủ: Hãy thử đọc một cuốn sách buồn tẻ hoặc một cuốn sách bạn đã đọc trước đó mà bạn thấy dễ chịu - nhưng đừng đọc trên giường.
  • Đừng uống nhiều nước: hoặc bất cứ thứ gì khác trước khi đi ngủ. Điều này làm giảm nhu cầu đi tiểu của bạn vào giữa đêm.
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày: để có được cơ thể theo lịch trình giấc ngủ lành mạnh.
  • Tránh sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia): chúng có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhưng nó có thể khiến bạn thức dậy vào giữa đêm.
  • Từ bỏ hút thuốc: Nicotine là một chất kích thích và có thể giúp bạn tỉnh táo.
  • Cắt giảm lượng cà phê: đặc biệt là sau buổi trưa. Điều này bao gồm cà phê, soda, socola và trà.
  • Giữ phòng ngủ của bạn tối và yên tĩnh: để có thể đi vào giấc ngủ tốt nhất.
  • Đừng đặt đồng hồ: trong phòng ngủ của bạn. Bạn sẽ không lo lắng về việc ngủ nếu bạn không biết bây giờ là mấy giờ.
  • Hãy thử nút tai bằng silicon: nếu tiếng ồn làm bạn khó chịu vào ban đêm.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.breastcancer.org/treatment/side_effects/insomnia
  • https://breastcancernow.org/
  • https://www.nationalbreastcancer.org/about-breast-cancer/
  • https://www.bcna.org.au/
  • https://ww5.komen.org/BreastCancer/AboutBreastCancer.html

Hãy LIKE và SHARE nếu bài viết hữu ích nhé !