Thuốc tây uống cách nhau bao lâu


Không nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng một lúc


Thu giữ thuốc đông y và dụng cụ y tế không nguồn gốc

Báo động chất lượng dược liệu và thuốc đông dược

Phát hiện cơ sở sản xuất thuốc Đông y trộn tân dược

Sắc và uống thuốc Đông y thế nào cho đúng?


Dùng theo chỉ định của bác sỹ

Dùng kết hợp Đông, Tây y như thế nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Nguyên tắc kết hợp thuốc phải dựa vào nguyên tắc dùng thuốc, tính chất của thuốc, loại thuốc cần kết hợp, liều lượng thuốc để tránh xảy ra tương tác giữa các loại thuốc.

Bạn đang xem: Thuốc tây và thuốc bắc uống cách nhau bao lâu


Hiểu rõ nguyên tắc dùng thuốc

Khi dùng phương pháp Đông Tây y kết hợp, bạn cần phối hợp theo nguyên tắc tiêu bản kiêm trị (điều trị tận gốc), thuốc Đông y điều trị nguyên nhân chính gây bệnh, điều trị các bệnh mạn tính, còn thuốc Tây Y điều trị triệu chứng, các bệnh cấp tính. Ví dụ: Khi điều trị viêm phế quản mạn thì phải dùng bài thuốc Đông y để điều trị căn nguyên gây bệnh, ngoài ra người bệnh có thể phối hợp thêm các loại kháng sinh nhằm trừ đàm, chống viêm.

Thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên gây bệnh

Các loại thuốc Đông, Tây y không nên kết hợp cùng nhau

Khi sử dụng thuốc Tây y và Đông Y bạn nên uống cách xa nhau, không nên uống cùng một lúc. Ví dụ các loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không được uống với các vị thuốc Đông y có chứa các vi sinh vật và các loại men như thần khúc, đậu xị… vì có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc.

Các loại thuốc có nguồn gốc alkaloid như atropin, cafein, theophyllin, stricnin, corticoid… không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, hoàng liên, mã tiền… vì có thể làm tăng độc tính, dẫn đến tình trạng ngộ độc.


Đan sâm và một số thuốc hoạt huyết trong Đông y không được cùng dùng với các thuốc đông máu trong Tây y như vitamin K, thrombin…. vì đan sâm có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu…


Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng các vị thuốc chứa nhiều calci, magne… như thạch cao, mẫu lệ, hoạt thạch, mẫu lệ, bột trân châu vì làm giảm hiệu lực của thuốc và làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.


Một số thuốc Đông y có vị chua như: Ô mai, sơn tra, nữ trinh tử, ngũ vị tử… nếu cùng dùng với những thuốc Tây có tính kiềm như aminophylline, bicarbornat sẽ gây phản ứng trung hòa kiềm toan, từ đó giảm khả năng hấp thu cả hai loại thuốc.

Sơn tra không nên dùng chung với các loại thuốc Tây có tính kiềm

Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan.

Xem thêm: Để Rồi Chỉ Còn Mình Anh Lạc Vào Nỗi Đau, Nguyễn Hồng Ân

Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim. 

Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai… vì có thể gây sỏi đường tiết niệu.


Kết hợp như thế nào để tăng tác dụng của thuốc

Một số loại thuốc Đông y và Tây y khi kết hợp cùng nhau sẽ làm tăng tác dụng của thuốc và giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. 

Sắc và uống thuốc Đông y thế nào cho đúng? Thận trọng để tránh ngộ độc thuốc Đông y

Thuốc tây uống cách nhau bao lâu

Nên đọc

Kết hợp Penicilin cùng Hoàng cầm, Kim ngân vì hai vị thuốc này của Đông y có tác dụng ức chế tác dụng kháng thuốc của tụ cầu vàng, như vậy sẽ làm tăng tác dụng của kháng sinh.

Phối hợp Nhân trần với Griseofulvin (Fulcin) có tác dụng tăng tiết dịch mật qua đó làm tăng độ phân rã của Griseofulvin, như vậy sẽ làm tăng tác dụng của kháng sinh đường ruột này.

Các bài thuốc bổ trung ích khí, thập toàn đại bổ, tiểu sài hồ thường hay phối hợp với các thuốc trị ung thư vì các thuốc này ngoài tác dụng bảo vệ tế bào gan, cải thiện cơ năng tạo máu còn có tác dụng hỗ trợ diệt tế bào ung thư.

Ngoài tác dụng tăng cường hiệu quả chữa bệnh, một số loại thuốc Đông Y kết hợp với thuốc Tây có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc Tây.

Cam thảo phối hợp với corticoid khi dùng dài ngày nhằm giảm tác dụng suy tuyến thượng thận, duy trì kết quả điều trị.

Xem thêm: Trẻ Đồng Sinh Cùng Trứng Và Khác Trứng Khác Nhau Cơ Bản Ở Những Điểm Nào

Bạch cập, hải phiêu tiêu khi phối hợp với các thuốc chống ung thư như mercaptopurine, ifosfamide giảm được tác dụng giảm bạch cầu của thuốc chống ung thư, lại vưa có tác dụng cầm máu tiêu sưng, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Một nguyên nhân làm cho thuốc không đạt được hiệu quả, gây độc là do không giữ đúng khoảng cách giữa các lần, các đợt dùng thuốc.

Khoảng cách giữa các lần, các đợt dùng thuốc

Khi vào cơ thể, hoạt chất tách ra khỏi sản phẩm, hấp thu vào máu rồi phân bổ về các cơ quan, tổ chức. Tại đó, hoạt chất đạt đến nồng độ ngưỡng nhất định mới có hiệu lực. Sau đó, do quá trình chuyển hóa thải trừ, hoạt chất sẽ giảm dần xuống một nồng độ nào đó thì hết hiệu lực. Phải nghiên cứu tốc độ chuyển hóa, thải trừ hoạt chất, để định ra thời điểm dùng thuốc bổ sung, sao cho sau khi uống bổ sung thì hoạt chất sẽ có nồng độ ổn định ở ngưỡng có hiệu lực. Khoảng cách giữa lần dùng thuốc đầu và lần uống bổ sung sau, gọi là khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Một ví dụ về penicillin G: Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều 3g thì chỉ sau 30 phút đạt được nồng độ đỉnh (Cmax) trong máu là 300-400mcg/ml, song do phân bố rất nhanh vào các mô tổ chức và dịch cơ thể, thuốc đào thải rất nhanh, nên sau 1 giờ nồng độ trong máu giảm xuống còn 40 - 50mcg/ml và sau 4 giờ nồng độ đó giảm xuống chỉ còn 3mcg/ml. Nồng độ 3mcg/ml cao hơn nồng độ tối thiểu có hiệu lực (MIC) nhưng nếu không tiêm bổ sung thì sẽ tụt xuống dưới nồng độ cần thiết và sẽ không còn hiệu lực nữa. Xuất phát từ điểm này người ta khuyến cáo dùng penicillin G tiêm tĩnh mạch thì khoảng 4 - 6 giờ phải tiêm nhắc lại một lần.

Thuốc tây uống cách nhau bao lâu

Cần tuân thủ thời gian giữa các lần dùng thuốc cho đúng.

Cũng có những bệnh mạn tính phải dùng thuốc dài ngày nhưng vì dùng liên tục thì thuốc gây độc, nên bắt buộc sau mỗi đợt dùng phải nghỉ một thời gian rồi mới dùng lại đợt sau. Thời gian nghỉ dùng đó chỉ vừa đủ mà không kéo quá dài để bệnh không bùng phát trở lại. Khi dùng đợt tiếp theo thì sẽ tiếp tục được kết quả của đợt dùng trước đó. Ví dụ, muốn chữa khỏi nấm móng chân phải uống ketoconazol tối thiểu là 12 tuần. Vì ketoconazol độc nên phải dùng cách quãng, khởi đầu dùng thuốc trong 1 tuần rồi nghỉ dùng 3 tuần (tổng cộng cả dùng thuốc và ngừng dùng là 4 tuần). Sau đó lặp lại chu trình dùng này thêm 2 đợt nữa (8 tuần) nên tổng cộng là 12 tuần. Dùng cách quãng như vậy ít độc hơn cách dùng liên tục trong 12 tuần liền.

Cũng có thuốc khi dùng tích lũy lại mỗi lần một ít, đến một lúc nào đó thì có một lượng tích lũy khá lớn. Nếu ta tiếp tục dùng thuốc ấy, thì liều mới dùng này cộng với lượng tích lũy sẽ gây độc. Do đó sau một đợt dùng thì buộc phải nghỉ hay chuyển sang dùng thuốc khác. Sau một thời gian nghỉ có thể quay lại dùng thuốc đó...

Những sai sót xảy ra và cách khắc phục

Do quen với suy nghĩ một ngày chỉ bao gồm thời gian từ sáng đến tối nên có người bệnh dùng toàn bộ tổng liều trong nhiều lần tập trung vào ban ngày (trong vòng 12 giờ) còn cả đêm thì không dùng thuốc. Cần làm cho người bệnh hiểu là tổng liều và số lần dùng trong ngày là tính cả ngày, đêm (trong 24 giờ).

Do cách kê đơn không thực rõ ràng, nhiều đơn thuốc in sẵn thường chỉ có chữ sáng và chiều hay chỉ có lời dặn uống sau hay trước bữa ăn. Nếu ghi không thực rõ như vậy thì người bệnh dùng sau hay trước hai bữa ăn chính là trưa và tối chỉ cách nhau 6 giờ, trong khi đúng ra là phải dùng cách nhau 12 giờ.

Do không thực hiện nghiêm y lệnh, ví dụ bác sĩ ra y lệnh penicillin G 500.000 IU x 4 lần (tiêm bắp) thì chắc chắn điều dưỡng viên hiểu rõ là mỗi lần tiêm bắp 500.000IU và mỗi 6 giờ tiêm lặp lại một lần. Tuy nhiên, từ 9 giờ sáng (sau giờ ra y lệnh) cho đến chậm nhất là 9 giờ tối, điều đưỡng viên đã tiêm bắp xong 4 lần, cách nhau chỉ 4 giờ một lần (để ban đêm không phải thức dậy và việc giao ca không phải giao thuốc). Như vậy, có khoảng thời gian 12 giờ liền (từ 9 giờ đêm cho đến khi tiêm lần đầu liều thuốc hôm sau vào 9 giờ sáng) người bệnh không dùng thuốc. Vì vậy, thầy thuốc phải dành thời gian theo dõi việc thực hiện y lệnh và bệnh viện phải có quy chế kiểm tra việc thực hiện một cách nghiêm ngặt thì mới khắc phục được sai sót này.

Do quên giờ dùng: Thiếu sót này bắt nguồn từ cách làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi không theo giờ giấc ổn định của người bệnh, mặt khác, cũng bắt nguồn từ chỗ thiếu hiểu biết về bệnh và thuốc. Ví dụ, đối với người bệnh tăng huyết áp thì huyết áp thường tăng dần từ sau 12 giờ đêm cho đến đỉnh cao nhất là 12 giờ trưa, sau đó giảm dần cho đến mức thấp nhất là 12 giờ đêm. Đúng ra, người tăng huyết áp nên dùng thuốc vào khoảng 7 - 8 giờ sáng (là giờ huyết áp đang tăng) nhưng có người quên đến buổi ăn trưa hay chiều mới dùng (lúc huyết áp đang giảm) hay sáng ra đã dùng, song đến 9 - 10 giờ thấy nhức đầu lại dùng thêm một lần nữa (tăng liều ngoài chỉ định). Dùng như thế là không theo quy luật sinh lý về tác dụng của thuốc. Nếu người bệnh sinh hoạt có nề nếp, hiểu biết rõ về bệnh và thuốc thì sẽ tránh được điều này.