Thuốc turbezid bán ở đâu

Lao là bệnh đặc biệt, nằmtrong chương trình mục tiêu quốc gia, phải điều trị đúng phác đồ. Do đó,thuốc chống lao được cấp miễn phí tại các cơ sở y tế. Thế nhưng, người bệnhvẫn mua thuốc trên thị trường một cách dễ dàng. Đây chính là nguy cơ khiếntỷ lệ kháng thuốc chống lao cho cộng đồng có chiều hướng gia tăng.

Mua thuốc không cần toa

Trên đường Ngô Quyền (P.12,Q.10, TP.HCM), chỉ một đoạn rất ngắn đối diện BV Phạm Ngọc Thạch, đã có hainhà thuốc có bán thuốc trị bệnh lao. Khi chúng tôi hỏi mua một số loại thuốcchống lao cho người nhà, không có toa thuốc, nhân viên quầy thuốc T.T. chobiết, muốn mua loại nào cũng có, trừ Rimifon đã hết hàng. Tôi yêu cầu bán 10viên Rifampicin (biệt dược Rifadin) loại 400mg, nhân viên này gằn giọng “chỉcó loại 150mg và 300mg”. Sau khi đưa cho khách hàng ba loại thuốc gồm:Rifampicin, Ethambutol, PZA với giá 26 ngàn đồng; cô nhân viên này chỉ chúngtôi sang quầy bên cạnh cách đó vài chục mét để mua thuốc Rimifon.

Cũng như tiệm thuốc lúc nãy,không cần hỏi toa thuốc, trẻ con hay người lớn mắc bệnh, bệnh đang ở giai đoạnnào… nhân viên quầy thuốc Q.T. liền nhanh nhẩu trút 20 viên Rimifon vào bịch rồitính tiền, thậm chí chẳng thèm hỏi khách muốn mua hàm lượng bao nhiêu. Thấychúng tôi ngạc nhiên hỏi, nhân viên tiệm thuốc này hồn nhiên nói: vì chỉ cònthuốc hàm lượng 150mg.

Thuốc turbezid bán ở đâu

Mua thuốc lao dễ như mua rau

Việc bán thuốc điều trị lao mộtcách dễ dãi vì người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mỗi viên thuốc bán ra chốtlời gần 100% giá mua. Cụ thể, theo đơn giá của chương trình mục tiêu quốc giacung ứng thuốc Rifampicin (biệt dược Rifadin) 300mg chỉ 595đ/viên nhưng các cơsở này bán ra 1.000đ/viên hay Rimifon 300mg chỉ 260đ/viên bán ra 500đ/viên...

Y tế thả nổi?

Đây là thực trạng đáng lo tạiTP.HCM, vì một số tỉnh đã cấm bán thuốc chống lao tự do ở các tiệm thuốc tây chongười bệnh. ThS.BS. Trần Ngọc Bửu, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Phạm NgọcThạch TP.HCM bức xúc: theo nguyên tắc phòng chống lao quốc gia, BV phải biết cặnkẽ lý lịch người bệnh để phòng bệnh lây lan cho người nhà và cộng đồng. Thếnhưng, bệnh nhân lại mặc cảm, sợ người khác biết mình mắc bệnh nên không đến BVđiều trị mà tự ý mua thuốc. Hoặc những bệnh nhân nhập cư lo mưu sinh, sợ mấtthời gian đến BV, nên mua thuốc ở các tiệm thuốc tây.

Cũng có những bệnh nhân đến phòngkhám tư nhân, vì các cơ sở này không “xin” lý lịch của người bệnh. Đổi lại, tấtcả các chi phí khám tại phòng mạch tư, tiền khám, xét nghiệm, nước cất, găngtay, ống chích đến thuốc men đều phải trả cho bác sĩ. Một số cơ sở y tế tư nhâncòn đáp ứng yêu cầu của người bệnh, chỉ cho thuốc uống không gây đau. Thay vìtheo phác đồ điều trị phải chích thuốc Streptomycin rất đau nhưng diệt được vikhuẩn nhanh hơn dạng thuốc uống. Một số cơ sở còn “dụ” người bệnh khi rêu rao“thuốc miễn phí không tốt bằng thuốc phải trả tiền”. Thực tế, thuốc lao đượcphát miễn phí cho người bệnh nên không xảy ra chuyện chung chi hoa hồng để nânggiá thuốc; chất lượng thuốc phải thông qua đấu thầu mới được vào BV.

Theo một nghiên cứu mới đây củaBV Phạm Ngọc Thạch, 40% bệnh nhân lao điều trị ở các phòng khám tư bỏ trị khivừa thấy bệnh thuyên giảm. Mặt khác, nhiều cơ sở y tế tư nhân đã không tuân thủtiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân lao theo đúng chương trìnhchống lao quốc gia. Trên 85% cơ sở cho phác đồ điều trị lao dưới sáu tháng và cóđến 23% cơ sở chỉ cho người bệnh uống phối hợp hai loại thuốc thay vì phảiba-bốn loại theo khuyến cáo của WHO để diệt vi trùng tốt hơn. Đây chính là nguycơ khiến vi trùng lao kháng thuốc. Khi người mới mắc lao hoặc người bệnh lao“dính” phải loại vi trùng kháng thuốc, khả năng hồi phục bệnh sẽ khó và tỷ lệ tửvong cao hơn.

Nỗi đau tử vong

BS. Trần Ngọc Đường, Trưởng khoaNhi, BV Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, cho biết, có nhiều trường hợp trẻ sống đời thựcvật, tử vong vì tự ý điều trị, bỏ điều trị ở BV. Cụ thể, bé gái T.L. bốn tuổi,bị lao phổi nhẹ, sau khi điều trị được hai tuần, hết sốt, không còn khó thở vàxuất viện. Một tháng sau, thấy bệnh nhi không tái khám, BV đã gửi giấy mời nhiềulần nhưng người nhà vẫn không đưa bệnh nhi đến BV nhận thuốc mà tự ý mua thuốclung tung. Sau đó ba tháng, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng co giật, hôn mêvì đã mắc thêm chứng lao màng não. Nguyên nhân là do không điều trị dứt bệnh laophổi nhẹ. Cuối cùng, bé L. phải sống đời thực vật suốt đời.

Cách đây vài tháng, BV Phạm NgọcThạch TP.HCM, cũng tiếp nhận một bé trai 10 tháng tuổi bị lao kê, lao phổi nặngdẫn đến suy hô hấp và tử vong. Trước đó, bệnh nhi chỉ bị lao phổi nhẹ nhưngngười nhà đã bỏ điều trị hai tháng.

Theo BS. Ngọc Bửu, mỗi năm, cảnước phát hiện đến 154.000 bệnh nhân mắc lao các thể và khoảng 20.000 trường hợptử vong. Tỷ lệ bệnh nhân mới bị kháng thuốc chiếm 2,7%, bệnh nhân cũ bị khángthuốc đến 20%. Do đó, người bệnh phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị để tránhgia tăng tỷ lệ kháng thuốc và tử vong. Với trường hợp bị đa kháng thuốc, mỗi nămphải tốn khoảng 38 triệu đồng chữa trị nhưng chưa chắc cứu được tính mạng. Việctìm ra một loại thuốc mới chống bệnh lao mất rất nhiều thời gian. Ví dụ, kể từnăm 1970 đến nay, chưa có một loại thuốc nào thay thế được thuốc Rifadin vừahiệu quả và rẻ. Đó là lý do tại sao, Việt Nam phải tốn kém rất nhiều cho việcđiều trị căn bệnh này. Cụ thể, năm 2009, Việt Nam phải bỏ ra 27 triệu USD đểphòng chống bệnh lao, tăng 10 triệu USD so với năm 2007.

Theo Phụ nữ TPHCM

Thuốc turbezid bán ở đâu

📌 Thành phần: Thành phần dược chất: Rifampicin 150 mg Isoniazid 75 mg Pyrazinamid 400 mg Tá dược vừa đủ 1 viên Thành phần tá dược gồm: Croscarmellose, PVP K30, Avicel 101, Magnesi stearat, HPMC, PEG 6000, Amidon, Eudragit E100, Talc, Titan dioxyd, màu Brown, màu Ponceau 4R.

📌 Dạng bào chế:

Viên nén bao phim

📌 Quy cách đóng gói:

Hộp 3 vỉ x 12 viên, hộp 10 vỉ x 12 viên

📌 Dược lực học:

• Rifampicin: - Rifampicin là dẫn chất kháng sinh bán tổng hợp của Rifampicin B. Rifampicin có hoạt tính với các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium đặc biệt là vi khuẩn lao, phong và Mycobacterium khác như M.bovis, M.avium. Nồng độ tối thiểu ức chế đối với vi khuẩn lao là 0,1 – 2,0 mcg/ml. - Ngoài ra Rifampicin không kháng chéo với các kháng sinh và các thuốc trị lao khác. Rifampicin ức chế hoạt tính enzyme tổng hợp RNA phụ thuộc DNA của vi khuẩn Mycobacterium và các vi khuẩn khác bằng cách tạo phức bền vững thuốc – enzym. • Isoniazid: - Isoniazid là một trong những thuốc hóa học đầu tiên được chọn trong điều trị lao. Thuốc đặc hiệu cao, có tác dụng chống lại Mycobacterium tuberculosis và các Mycobacterium không điển hình khác như M.bovis, M.kanasii. Isoniazid diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ thuốc ở vị trí tổn thương và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn. - Cơ chế tác dụng chính xác của Isoniazid vẫn chưa biết nhưng có thể do thuốc ức chế tổng hợp acid mycolic và phá vỡ thành tế bào vi khuẩn lao. Nồng độ tối thiểu ức chế in vitro đối với trực khuẩn lao từ 0,02 – 0,2 mcg/ml. • Pyrazinamid: - Pyrazinamid là một thuốc trong đa hóa trị liệu chống lao, chủ yếu dùng trong 8 tuần đầu của hóa trị liệu ngắn ngày. Pyrazinamid có tác dụng diệt trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) nhưng không có tác dụng với các Mycobacterium khác hoặc các vi khuẩn khác trên in vitro. Nồng độ tối thiểu ức chế trực khuẩn lao dưới 20 mcg/ml ở pH 5,6; thuốc hầu như không có tác dụng ở pH trung tính. Pyrazinamid có tác dụng với trực khuẩn lao đang tồn tại trong môi trường nội bào có tính acid của đại thực bào. Đáp ứng viêm ban đầu với hóa trị liệu làm tăng số vi khuẩn trong môi trường acid. Khi đáp ứng viêm giảm và pH tăng thì hoạt tính diệt khuẩn của Pyrazinamid giảm. Tác dụng phụ thuộc vào pH giải thích hiệu lực lâm sàng của thuốc trong giai đoạn 8 tuần đầu hóa trị liệu ngắn ngày. Trực khuẩn lao kháng thuốc nhanh khi dùng Pyrazinamid đơn độc.

📌 Dược động học:

• Rifampicin: - Rifampicin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Khi dùng liều 600 mg sau 2 – 4 giờ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 7 – 9 mcg/ml. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu của thuốc. Liên kết protein huyết tương 80%. Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể, khuếch tán vào dịch não tủy khi màng não bị viêm. Thuốc vào được cả nhau thai và sữa mẹ. Thể tích phân bố bằng 1,6 ± 0,2 lít/kg. Rifampicin chuyển hóa ở gan. Thuốc bị khử acetyl nhanh thành chất chuyển hóa vẫn còn hoạt tính (25 – O – desacetyl – rifampicin). Các chất chuyển hóa khác đã xác định được là rifampin, quinon, desacetyl – rifampin quinon và 3 – forrmyl – rifampin. Rifampicin thải trừ qua mật, phân và nước tiểu và trải qua chu trình ruột – gan. 60 – 65% liều dùng thải trừ qua phân. Khoảng 10% thuốc thải trừ ở dạng không biến đổi trong nước tiểu. 15% là chất chuyển hóa còn hoạt tính và 7% là dẫn chất 3 – formyl không còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của Rifampicin lúc khởi đầu là 3 – 5 giờ; khi dùng lặp lại nửa đời giảm còn 2 – 3 giờ, nửa đời kéo dài ở người suy gan. • Isoniazid: - Isoniazid hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường tiêu hóa. Sau khi uống liều 5 mg/kg thể trọng được 1 – 2 giờ, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt được là 3 – 5 mcg/ml. Thức ăn làm chậm hấp thu và giảm sinh khả dụng của Isoniazid. Isoniazid phân bố vào tất cả các cơ quan, các mô và dịch cơ thể. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy bình thường chỉ bằng 20% nồng độ thuốc trong huyết tương, nhưng trong viêm màng não nồng độ này tăng lên 65 – 90%. Nồng độ thuốc đạt được trong màng phổi bằng 45% nồng độ thuốc trong huyết thanh. Thuốc thấm được vào hang lao dễ dàng qua nhau thai và vào thai nhi. Isoniazid chuyển hóa ở gan bằng phản ứng acetyl hóa, chủ yếu tạo thành acetylisoniazid và acid isonicotinic. Bán kỳ thải trừ của Isoniazid ở người bệnh có chức năng gan thận bình thường từ 1 – 4 giờ phụ thuộc vào loại chuyển hóa thuốc nhanh hoặc chậm và kéo dài hơn ở người bệnh suy giảm chức năng gan hoăc suy thận nặng. Trung bình 50% dân số châu Phi và châu Âu thuộc loại chuyển hóa Isoniazid chậm, ngược lại người châu Á chủ yếu thuộc loại chuyển hóa nhanh. Hiệu quả điều trị của Isoniazid không khác nhau giữa nhóm chuyển hóa nhanh và chậm nếu Isoniazid được dùng hàng ngày hoặc 2 – 3 lần trong tuần. Tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ giảm ở nhóm người bệnh chuyển hóa Isoniazid nhanh nếu chỉ dùng Isoniazid 1 lần trong tuần. Khi chức năng thận giảm, thải trừ Isoniazid chỉ hơi chậm lại nhưng điều này lại ảnh hưởng nhiều đến nhóm người bệnh chuyển hóa chậm. Vì vậy nếu người bệnh suy thận nặng, đặc biệt có độ thanh thải creatinin dưới 25 ml/phút mà người bệnh này lại thuộc chuyển hóa chậm thì nhất thiết phải giảm liều. Xấp xỉ 75 – 95% thuốc thải trừ qua thận trong vòng 24 giờ dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính. Một lượng nhỏ thải qua phân. Thuốc có thể được loại khỏi máu bằng thẩm phân thận nhân tạo hay thẩm phân màng bụng. • Pyrazinamid: - Pyrazinamid được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được 2 giờ sau khi uống liều 1,5 g là khoảng 35 mcg/ml và với liều 3 g là 66 mcg/ml. Thuốc phân bố vào các mô và dịch cơ thể kể cả gan, phổi, dịch não tủy. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy tương đương với nồng độ ổn định trong huyết tương khoảng 10%. Bán kỳ sinh học của thuốc (t1/2) là 9 – 10 giờ dài hơn khi bị suy thận hoặc suy gan. Pyrazinamid bị thủy phân ở gan thành chất chuyển hóa chính có hoạt tính là acid pyrazinoic, chất này sau đó bị hydroxyl hóa thành acid 5 – hydroxy pyrazinoic. Thuốc đào thải qua thận, chủ yếu do lọc ở cầu thận. Khoảng 70% liều uống đào thải trong vòng 24 giờ. Các nghiên cứu về dược động học trên người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy 3 thành phần Rifampicin, Isoniazid và Pyrazinamid trong thuốc TURBEZID tương đương sinh học với các thuốc đối chứng riêng lẻ khi sử dụng đồng thời với mức liều tương đương nhau.

📌 Chỉ định


TURBEZID được dùng đường uống trong điều trị các dạng lao phổi và lao ngoài phổi ở người lớn.


📌 Liều dùng và cách dùng: Nuốt viên nén bao phim TURBEZID với nước (không nhai). Uống thuốc một lần vào buổi sáng, lúc đói. Liều thường dùng: - Liều dùng phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể. - Người dưới 50 kg: 3 viên/ngày. - Người trên 50 kg: 4 viên/ngày.

📌 Chống chỉ định:

Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. - Người suy chức năng gan do bất kỳ nguyên nhân nào. - Pyrazinamid chống chỉ định với những bệnh nhân có bệnh Nito huyết cao hay bệnh gút.

📌 Lưu ý và thận trọng:


Rifampicin: Đánh giá cẩn thận về chức năng gan của những bệnh nhân nghiện rượu hay người có bệnh về gan. Những phản ứng miễn dịch trong huyết thanh (suy thận, tan huyết, giảm tiểu cầu) có thể xảy ra ở những bệnh nhân tiếp tục dùng Rifampicin sau một thời kỳ điều trị kéo dài không có hiệu lực. Trong trường hợp như  vậy phải ngừng dùng Rifampicin. Nư­ớc tiểu, nư­ớc mắt, nư­ớc bọt và phân có thể đổi sang màu vàng sẫm, bệnh nhân không cần quan tâm về dấu hiệu này. Kính sát tròng có thể bị biến màu.

Isoniazid: Phải kiểm tra nồng độ các men chuyển hóa của gan trong huyết thanh. Bệnh nhân bị suy thoái dây thần kinh ngoại biên do nghiện rư­ợu, suy dinh dưỡng hay bị đái tháo đường nên dùng Vitamin B6 10mg mỗi ngày. Isoniazid có thể gây cơn kích động với những bệnh nhân bị động kinh. Những bệnh nhân đang điều trị Rifampicin và Isoniazid phải kiêng rư­ợu.

Pyrazinamid: Phải giám sát chặt chẽ những bệnh nhân bị tiểu đư­ờng. Thuốc có thể làm bệnh gút  trầm trọng hơn.

Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

📌 Tác dụng không mong muốn:


Rifampicin: Thuốc được dung nạp tốt. Tác dụng phụ như tăng men gan không có triệu chứng có thể xảy ra ở những tuần đầu điều trị và không có ý nghĩa về lâm sàng. Nồng độ men gan trở lại bình thường khi ngừng Rifampicin hoặc khi vẫn tiếp tục dùng thuốc. Tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng hiếm gặp là viêm gan hoặc vàng da. Có thể xảy ra hội chứng bệnh giống như cúm ở bệnh nhân tiếp tục điều trị với thuốc sau một thời gian ngừng thuốc tạm thời. Trong trường hợp này sau đó có thể bị giảm tiểu cầu, thiếu máu do tan huyết, sốc và suy thận cấp tính.

Isoniazid: Thông thường thuốc được dung nạp tốt. Hiện tượng suy thoái dây thần kinh ngoại biên đã được báo cáo ở những phụ nữ mang thai, suy dinh dưỡng, người nghiện rượu và bệnh nhân bị tiểu đường. Viêm gan tuy không phổ biến nhưng là phản ứng phụ nghiêm trọng và phải ngừng ngay việc điều trị. Sự tăng đột ngột nồng độ men gan ở thời gian đầu điều trị không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Pyrazinamid: Thuốc luôn được dung nạp tốt. Một số bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ nhẹ ở da. Tác dụng phụ cho gan có thể thay đổi từ mức độ nhẹ như tăng mức độ vừa phải nồng độ men chuyển hóa trong huyết thanh, đặc biệt trong thời gian điều trị đầu, tới những trường hợp nhiễm độc nặng cho gan.Sự bài tiết acid uric của thận bị giảm đã làm tăng acid uric trong máu mà thường không có triệu chứng. Đôi khi bị tấn công bởi bệnh gút và đau xương khớp không được báo cáo.

📌 Hạn dùng:

36 tháng kể từ ngày sản xuất . Không dùng nếu thấy viên thuốc bị mốc, biến màu hoặc thấy hiện tượng khác lạ và báo cho  nhà sản xuất biết

📌 Bảo quản:

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.

📌 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

📌 Nơi sản xuất:

📌 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ


415 Hàn Thuyên – Phường Vị Xuyên – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định.