Tỉ lệ số dân ở huyện Châu Phú là bao nhiêu?

Dù gặp nhiều khó khăn do tác động bởi đại dịch Covid-19 nhưng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn huyện Châu Phú thời gian qua tiếp tục tăng. Đặc biệt, huyện cũng thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và quyết định đầu tư một số dự án khai thác tiềm năng, lợi thế từ đó tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Vượt “bão Covid-19”

Trong thời gian qua, dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng với sự quyết tâm cao và những giải pháp quyết liệt, linh hoạt của Huyện ủy, UBND huyện, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp đã giúp huyện Châu Phú lội ngược dòng thành công với sự tăng trưởng khá, trong đó, năm 2021  huyện thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉ lệ số dân ở huyện Châu Phú là bao nhiêu?

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú

Trong đó, nổi bật là giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt trên 191 triệu đồng/ha (tăng 6,3 triệu đồng/ha so năm 2020); diện tích các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung từng bước được mở rộng. Đặc biệt, trong năm 2021, huyện đã thu hút được 6 dự án đăng ký đầu tư quy mô 620ha, tổng mức đầu tư trên 6.000 tỷ đồng. Trong những tháng đầu năm 2022, huyện kêu gọi được 04 dự án đăng ký đầu tư mới, quy mô trên 308ha, đặc biệt là có một doanh nghiệp đăng ký khảo sát lập đề xuất nghiên cứu khả thi đầu tư 02 dự án với quy mô 1.200ha: Khu Công nghiệp - nông nghiệp kỹ thuật cao kết hợp du lịch sinh thái Châu Phú (1.000ha); Khu đô thị thông minh kết hợp thương mại - dịch vụ Châu Phú (200ha).

Đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn huyện đạt 5/9 tiêu chí và 9/14 chỉ tiêu, tăng 01 tiêu chí và 01 chỉ tiêu so với năm 2020. Riêng đối với các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan, bình quân đạt từ 8 đến 15 tiêu chí và 34 đến 44 chỉ tiêu.

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư đúng mức, gắn kết các tuyến đường nông thôn của các xã trong vùng. Giai đoạn 2020 - 2025, huyện đề ra nhiệm vụ đầu tư nâng cấp 179,75km mặt đường các loại; xây dựng mới 22 cầu. Đến nay, huyện đã thực hiện đầu tư nâng cấp 63,09km mặt đường các loại, đạt 35,10% so với Nghị quyết; xây dựng mới 15 cây cầu, đạt 68,18% so với Nghị quyết; với tổng kinh phí thực hiện trên 77 tỷ đồng, trong đó nhân dân tự nguyện di dời nhà, vật kiến trúc tổng giá trị trên 10 tỷ đồng.

Tỉ lệ số dân ở huyện Châu Phú là bao nhiêu?

Phối cảnh khu đô thị mới Sao Mai Tây Cái Dầu trong tương lai

Ngoài ra, huyện đã hoàn thành và đưa vào hoạt động dự án nâng cấp bến đò Khánh Hòa - Hòa Bình nối xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú) và xã Hòa Lạc (huyện Phú Tân) và công trình cầu đường nối từ Quốc lộ 91 huyện Châu Phú đến tỉnh lộ 954 huyện Phú Tân, tiếp giáp tỉnh Đồng Tháp. Trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, huyện Châu Phú đã vận dụng linh hoạt các phương thức để xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông, trong đó, có chủ trương vận động nhân dân cùng làm. Điển hình như tuyến đường Nam Cần Thảo (từ Quốc lộ 91 đoạn xã Mỹ Phú đến xã Ô Long Vĩ), với chiều dài trên 20km, người dân đã tự nguyện hiến đất 2 bên đường, di dời các vật cản để tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước thi công công trình. Còn tuyến đường Mương Chùa (xã Bình Thủy) kết nối giao thông nội đồng, với chiều dài trên 2,2km, người dân chỉ nhận 70% kinh phí bồi hoàn đối với phần đất chuyển giao để thực hiện công trình, còn 30% kinh phí bồi hoàn người dân tự nguyện đóng góp để địa phương thực hiện tuyến đường.

Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được đặc biệt quan tâm, hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật tiếp tục được đẩy nhanh đầu tư. Huyện đang lập quy hoạch chung huyện Châu Phú giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040; trình tỉnh cho chủ trương thực hiện lộ trình quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và xây dựng phát triển huyện Châu Phú đạt các tiêu chí thị xã vào năm 2030; phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Bình Mỹ, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Mỹ Đức đến năm 2030. Đặc biệt là, Bộ Xây dựng phê duyệt công nhận thị trấn Cái Dầu mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính hiện hữu của thị trấn Cái Dầu và xã Bình Long, Bình Mỹ.

Bên cạnh đó, huyện đã kêu gọi và cùng Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam ký thỏa thuận đầu tư trung tâm thương mại tại 06 chợ trên địa bàn huyện gồm: Cái Dầu, Châu Phú, Vịnh Tre, Long Châu, Kênh Đào và Bình Thủy; huyện đang lấy ý kiến thỏa thuận với các sở, ngành tỉnh quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 các dự án: Trung tâm thương mại Kênh Đào, trụ sở UBND thị trấn Cái Dầu (cũ) làm cơ sở để UBND huyện phê duyệt dự án và tiến hành đấu giá quỹ đất công theo đúng quy định; tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư để đưa ra khai thác đất đối với chợ Cái Dầu. Đồng thời, tiếp tục mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung quy mô lớn và đầu tư phát triển du lịch sinh thái…

Thúc đẩy phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú cho biết, để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, nhanh và bền vững, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, huyện Châu Phú đã đề ra một số giải phải trọng tâm.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, huyện Châu Phú sẽ tích hợp các vùng trồng, vùng nuôi tập trung đối với các loại cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực của huyện, quy hoạch vùng, gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng trồng, vùng nuôi thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư nhà máy chế biến sâu, liên kết tiêu thụ nông sản.

Chú trọng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện và lợi thế sản phẩm sẵn có của địa phương, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó, tập trung phát triển Cụm Công nghiệp xã Mỹ Phú, dự án sẽ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế, tăng thu ngoại tệ và đóng góp cho ngân sách địa phương.

Tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án: Trung tâm thương mại Cái Dầu, Trung tâm thương mại Kênh Đào, khu dân cư kết hợp trung tâm hành chính xã Đào Hữu Cảnh, khu dân cư kết hợp trung tâm hành chính xã Bình Phú. Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các dự án đã đưa vào hoạt động, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp - nhà nước.

Triển khai thực hiện các danh mục dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, trong đó ưu tiên và tập trung triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn các xã nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và các kế hoạch của UBND tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, UBND huyện Châu Phú đã phân công các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo mục tiêu đã đề ra. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết và chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh; chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp, như: Nộp thuế và bảo hiểm xã hội; cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; tiếp cận tín dụng; bảo vệ nhà đầu tư; đăng ký tài sản...

Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Châu Phú đã triển khai các giải pháp, chỉ đạo của cấp trên nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, huyện đã giao cơ quan chuyên môn triển khai hướng dẫn hồ sơ, quy trình, thủ tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn huyện.

Song song đó, Châu Phú đã đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi, giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Chú trọng giải quyết các vướng mắc trong thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, tài nguyên và môi trường.

Nhờ đó, trong năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do tác động bởi đại dịch Covid-19 nhưng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn Châu Phú là 3.290 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư trên 96,9 tỷ đồng, nâng tổng số toàn huyện là 4.666 cơ sở, hộ kinh doanh. Ngoài ra, đã có nhiều nhà đầu tư tiềm năng đến tìm hiểu về môi trường, hợp tác đầu tư một số dự án để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của huyện.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú, trong năm 2021, huyện đã có 04 doanh nghiệp đăng ký và thực hiện các thủ tục đầu tư 06 dự án trên địa bàn với quy mô trên 620ha, tổng mức đầu tư dự kiến 6.000 tỷ đồng. Quý I năm 2022, huyện kêu gọi được 04 dự án đăng ký đầu tư mới, quy mô trên 308ha gồm: Dự án Khu dân cư Khánh Hòa 689 (100ha); Khu dân cư Thạnh Mỹ Tây 689 (70ha); Hoa viên Trúc Lâm viên xã Thạnh Mỹ Tây (100ha); Khu dân cư An Thịnh xã Bình Phú (18,7ha phía bờ Châu Phú, 10ha phía bờ huyện Châu Thành).

“Thời gian tới, để hoạt động thu hút đầu tư vào địa phương đạt hiệu quả, huyện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và hiện đại; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng và minh bạch cho các nhà đầu tư”, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết thêm.