Tiêm pneumo 23 ở đâu

Bài viết bởi Dược sĩ Dương Thu Hương - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vắc-xin phế cầu (pneumoccocal vaccine) giúp phòng ngừa các bệnh gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pneumonia như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu. Vắc-xin phế cầu thường được khuyến cáo cho trẻ em dưới 2 tuổi, tuy nhiên người lớn có các yếu tố nguy cơ cũng cần được tiêm vắc-xin phế cầu.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, vắc-xin phế cầu nên được tiêm cho người ở độ tuổi 19-64 với một số bệnh nền và đặc biệt người trên 65 tuổi để phòng ngừa biến cố bất lợi do S.pneumonia gây ra.

Có 2 loại vắc-xin phế cầu được dùng cho người lớn, đó là Prevnar 13 và Pneumovax 23

  • Prevnar 13 (PCV13): Là vắc-xin cộng hợp bao gồm 13 chủng phế cầu. Vắc-xin được tạo ra từ một phần vỏ polysaccharide của vi khuẩn gắn với protein vận chuyển để tăng khả năng tạo miễn dịch. Vắc-xin có tác dụng lâu dài, vì vậy chỉ cần tiêm 1 lần với đa số các trường hợp.
  • Pneumovax 23 (PPSV23): Là vắc-xin polysaccharide bao gồm 23 chủng phế cầu. Các chủng phế cầu này được tìm thấy ở trên 50% các bệnh phế cầu ở người lớn. Vắc-xin được tạo ra từ vỏ polysaccharide của vi khuẩn không được gắn với protein. Do đó, tuy có nhiều chủng hơn PCV13, hiệu quả của vắc-xin PPSV23 giảm dần theo thời gian. Vì vậy trong một số trường hợp có chỉ định tiêm nhắc PPSV23 sau 5 năm.

Vắc-xin phế cầu thường được khuyến cáo cho trẻ em dưới 2 tuổi

Lịch tiêm vắc-xin phế cầu tương đối phức tạp tùy thuộc vào tuổi và bệnh lý của bệnh nhân

2.1 Bệnh nhân 19-64 tuổi có các bệnh nền

Bệnh nhân cần tiêm 1 mũi PPSV23 do tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu hoặc tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm nếu mắc phế cầu trong trường hợp có:

  • Bệnh hô hấp như hen, COPD, khí phế thũng, hút thuốc lá thường xuyên và lâu năm
  • Bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ vữa thành mạch (không bao gồm cao huyết áp)
  • Bệnh gan như viêm gan, xơ gan, nghiện rượu
  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát bao gồm cả type 1 và type 2

Bệnh nhân cần tiêm 1 mũi PCV13 và 1 mũi PPSV23 (sau 8 tuần) do tăng nguy cơ viêm màng não nếu có:

  • Dò dịch não tủy
  • Cấy điện cực ốc tai
  • Tiền sử viêm màng não do phế cầu

Bệnh nhân cần tiêm 1 mũi PCV13 và 2 mũi PPSV23 (sau 8 tuần và sau 5 năm) do hệ miễn dịch suy giảm nếu có các bệnh lý:

  • HIV
  • Suy thận, đặc biệt suy thận mạn cần lọc thận hoặc suy thận mạn tiến triển có nguy cơ lọc thận
  • Ung thư
  • Ghép tạng đặc
  • Ghép tế bào gốc tạo máu
  • Mất lách chức năng hoặc sinh lý
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài
  • Bệnh lý miễn dịch do di truyền hoặc mắc phải như suy giảm chức năng tế bào lympho B và T, suy giảm bổ thể

Trường hợp cần cả 2 vắc-xin PCV13 và PPSV23, PCV13 được khuyến cáo tiêm trước. Trường hợp đã tiêm PPSV23 trước khi tiêm PCV13 cần đợi sau 1 năm để tiêm PCV13

Lịch tiêm vắc-xin phế cầu tương đối phức tạp

2.2 Bệnh nhân trên 65 tuổi

Tất cả bệnh nhân trên 65 tuổi cần được tiêm phòng vắc-xin phế cầu do nguy cơ nhiễm phế cầu tăng dần theo tuổi, đặc biệt sau tuổi 65. Tùy thuộc vào lịch sử tiêm phế cầu trước đó mà đối tượng trên 65 tuổi có thể cần tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc-xin

Bệnh nhân cần tiêm 1 mũi PCV13, và 1 mũi PPSV23 sau đó 1 năm nếu:

  • Chưa từng tiêm vắc-xin phế cầu (cả PCV13 và PPSV23) trước đó
  • Chỉ tiêm vắc-xin PPSV23 trước tuổi 65. Lưu ý nếu đã tiêm PPSV23 trước năm 65 tuổi cần đợi 1 năm để tiêm PCV13

Bệnh nhân cần tiêm 1 mũi PCV13 và không cần tiêm PPSV23 nếu đã tiêm PPSV23 sau tuổi 65.

Bệnh nhân cần tiêm 1 mũi PPSV23 nếu chưa được tiêm PPSV23 sau tuổi 65 và đã tiêm PSV13 trước đó.

Vắc-xin phế cầu khá an toàn. Giống như việc tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào, người tiêm vắc-xin phế cầu có thể bị chóng mặt sau khi tiêm. Vì vậy người tiêm cần được theo dõi ít nhất 15 phút tại phòng khám sau tiêm. Các tác dụng phụ của vắc-xin phế cầu thường không nguy hiểm, bao gồm các phản ứng tại chỗ như sưng, viêm, đau ở vị trí tiêm, hay các phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, rét run. Trường hợp có các phản ứng tại chỗ có thể chườm ấm lên chỗ tiêm hoặc dùng thuốc giảm đau (NSAIDs). Các Triệu chứng thường được cải thiện sau 2 ngày tiêm vắc-xin. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị dị ứng với vắc-xin. Cơ sở y tế luôn trang bị thiết bị chống sốc trong trường hợp các biến cố bất lợi xảy ra.

Bên cạnh đó cần khai báo chi tiết với nhân viên y tế về tiền sử dị ứng để tránh nguy cơ phản vệ do vắc-xin gây ra. Vắc-xin phế cầu là vắc-xin bất hoạt, vì vậy có thể tiêm cho những đối tượng suy giảm miễn dịch. Vắc-xin không thể truyền bệnh cho người tiêm trong mọi trường hợp.

Đối tượng có thể hưởng lợi từ việc tiêm phòng vắc-xin phế cầu và dự phòng biến chứng do S.pneumoniae gây ra khá rộng, tuy nhiên nhiều người có thể không biết họ có chỉ định tiêm vắc-xin. Nếu bạn hay người thân trên 65 tuổi hoặc mắc một trong các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, hô hấp, suy gan, thận, vv...hãy gọi liên hệ với Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được tư vấn về việc tiêm vắc-xin phế cầu.

Giống như việc tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào, người tiêm vắc-xin phế cầu có thể bị chóng mặt sau khi tiêm

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phế cầu cho mọi đối tượng khách hàng, những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin và phác đồ tiêm, các phản ứng có thể gặp, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm vắc-xin trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, hệ thống Bệnh viện Vinmec luôn luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn để đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng an toàn nhất.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên | Tìm hiểu vacxin ngừa phế cầu

XEM THÊM:

Liều thông thường là 0.5 mL tiêm bắp cho PCV13 và 0.5 mL tiêm bắp hoặc dưới da cho PCSV23.

PCV13 được khuyến khích tiêm bắp với phác đồ 4 liều cho trẻ sơ sinh ở tháng 2, 4, 6 và 12 đến 15. Trẻ em từ 7 đến 59 tháng tuổi chưa được tiêm phòng PCV7 hoặc PCV13 trước đó nên được tiêm từ 1 đến 3 liều PCV13, tùy thuộc vào tuổi khi bắt đầu tiêm chủng của trẻ và tình trạng bệnh. Trẻ em từ 24 đến 71 tháng có bệnh lý mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn mà chưa được tiêm phòng nên được tiêm 2 liều PCV13 cách nhau ít nhất 8 tuần. Sự gián đoạn lịch trình tiêm phòng không đòi hỏi phải bắt đầu lại lịch trình hay thêm liều.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu khuẩn (ví dụ trẻ bị bệnh hồng cầu hình liềm, không có lách hoặc bệnh mãn tính) nên được tiêm liều PPSV23 ở tháng tuổi 24 ít nhất 8 tuần sau liều PCV13 gần đây nhất.

Trẻ em từ 14 đến 59 tháng tuổi đã tiêm PCV7 đầy đủ nên được tiêm thêm một liều duy nhất PCV13.

Nếu trẻ từ 6 đến 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch, cấy ốc tai, hoặc rò rỉ dịch não tủy chưa được chủng ngừa bằng PCV13 hoặc PPSV23, nên tiêm 1 liều PCV13, tiếp theo là 1 liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu họ đã được chủng ngừa với PPSV23 nhưng không phải PCV13, họ sẽ được tiêm 1 liều PCV13 ≥ 8 tuần sau khi dùng liều cuối cùng của PPSV23. Trẻ có tình trạng suy giảm miễn dịch cần được tiêm chủng một lần với PPSV23 5 năm sau liều đầu tiên. Không nên dùng 2 liều PPSV23.

Nếu người ta cần cả hai loại vắc xin, PCV13 sẽ được dùng trước, tiếp theo là PPSV23 ít nhất 8 tuần sau đó. Nếu người ta đã được chủng ngừa với PPSV23, hãy tiêm PCV13 ít nhất 8 tuần sau liều PPSV23 gần đây nhất.

Người lớn ở độ tuổi ≥ 19 tuổi có suy giảm miễn dịch (như rối loạn chức năng, giải phẫu, nhiễm HIV), rò rỉ dịch não tủy, hoặc cấy ốc tai nên được tiêm vắc xin PCV13 và PSV23. Nếu trước đây họ không được tiêm PCV13 hoặc PPSV23, nên chủng ngừa bằng liều PCV13, tiếp theo là liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu họ đã được tiêm PPSV23 nhưng không phải PCV13, họ sẽ được tiêm một liều PCV13 ≥ 1 năm sau liều cuối cùng của PPSV23.

Những người nhiễm HIV không có triệu chứng hay có triệu chứng đều nên tiêm phòng càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán.

Người lớn tuổi từ 19 đến 64 tuổi có nguy cơ cao bị bệnh phế cầu khuẩn (ví dụ như suy giảm chức năng lách bẩm sinh hay chức năng, bệnh thận mãn tính hoặc các tình trạng suy giảm miễn dịch khác, bao gồm ung thư và sử dụng corticosteroid) cần được tiêm liều 2 PPSV23 5 năm sau lần đầu tiên Liều PPSV23.

Tất cả mọi người nên tiêm chủng với PPSV23 ở tuổi 65. Nếu được chủng 1 hoặc 2 liều PPSV23 trước 65 tuổi đối với bất kỳ chỉ định nào và ≥ 5 năm sau khi dùng liều PPSV23 trước đó, họ nên chủng ngừa một liều khác ở tuổi 65 hoặc sau đó. Liều thứ hai được cho 5 năm sau khi dùng liều đầu tiên (ví dụ, ở tuổi 69 nếu liều thuốc trước được cho ở tuổi 64). Những người được tiêm PPSV23 khi 65 tuổi hoặc sau khi 65 tuổi chỉ nên dùng 1 liều.

Nếu có kế hoạch cắt lách, PCV13 nên được tiêm ≥ 12 tuần trước khi phẫu thuật, tiếp theo là liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau khi tiêm PCV13. PPSV23 nên được tiêm ít nhất 2 tuần trước khi cắt lách. Nếu phải cắt lách ngay lập tức, phải tiêm PCV13, tiếp theo là PPSV23 ≥ 8 tuần sau. Nếu bệnh nhân đã được tiêm PCV13, không nên tiêm PPSV23 cho đến ≥ 2 tuần sau khi cắt lách.

Khi điều trị ung thư hay các liệu pháp ức chế miễn dịch khác, khoảng thời gian giữa tiêm chủng và khi bắt đầu liệu pháp ức chế miễn dịch nên ≥ 2 tuần. Người ta không nên tiêm phòng trong thời gian trị liệu hóa chất hoặc xạ trị.

Video liên quan

Chủ đề