Tiêm uốn ván trước sinh bao lâu

Tiêm uốn ván trước sinh bao lâu
Tiêm uốn ván trước sinh bao lâu

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh uốn ván là một trong những biện pháp phòng ngừa cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhiều người thường quên mất lịch tiêm các mũi nhắc lại. Điều này làm nảy sinh thắc mắc: “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”

Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để được giải đáp về vấn đề “mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”.

Uốn ván là gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”, cần biết rõ uốn ván là gì? Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani gây ra. Mặc dù không thể lây từ người sang người, nhưng vi khuẩn này lại cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân là vì bào tử của vi khuẩn uốn ván tồn tại ở khắp mọi nơi trong môi trường, bao gồm đất, bụi và phân. Các bào tử phát triển thành vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước, vết bỏng, vết đứt, vết thương (do các vật bị ô nhiễm hoặc bất kỳ vật dụng nào gây ra)… trên da hoặc niêm mạc.

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván tạo ra một chất độc gây ra các cơn co thắt cơ đau đớn và co giật nghiêm trọng. Thông thường, uốn ván khiến cổ và cơ hàm cứng lại, làm cho người bệnh khó mở miệng, khó nuốt hoặc khó thở. Bệnh có thể dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ em.

Vì sao phụ nữ có thai nên tiêm uốn ván?

Ngoài câu hỏi “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”, nhiều người thắc mắc lý do mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván.

Phụ nữ trong quá trình chuyển dạ và sinh con có nguy cơ cao bị uốn ván. Nguyên nhân là vì các trực khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập cơ thể sản phụ thông qua đường sinh dục hay các vết thương hở…

Đối với trẻ sơ sinh, nếu điều kiện vệ sinh của các ca sinh không được đảm bảo, bào tử của vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể tấn công vào vết cắt dây rốn của bé. Không những thế, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván từ mẹ.

Nhiễm trùng uốn ván có thể gây tử vong cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, tiêm uốn ván là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cho trẻ sơ sinh và sản phụ. Công dụng của vắc xin uốn ván không chỉ để bảo vệ thai phụ khỏi bệnh tật. Vắc xin uốn ván còn giúp những kháng thể được tạo ra trong cơ thể mẹ bầu được truyền sang thai nhi. Những kháng thể này bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa uốn ván vào thời điểm được 2 tháng tuổi.

Việc tiêm vắc xin uốn ván có thể gây ra một số tác dụng phụ cho mẹ bầu, bao gồm sưng đau tại vết chích, nhức cơ, mệt mỏi, nổi ban đỏ, sốt nhẹ… Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và thường tự khỏi sau vài ngày.

Mời bạn đọc tiếp bài viết để biết được tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu

Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván và số mũi cần tiêm phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Sản phụ đã tiêm vắc xin gần đây hay chưa?
  • Số lần mang thai của thai phụ
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai
  • Tuổi của thai nhi

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả mọi người trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 35 tuổi nên tiêm vắc xin phòng uốn ván. Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cần lưu ý tiêm phòng uốn ván theo các mốc như sau:

  • Mũi 1: Thời điểm tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mũi 2: Tiêm ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
  • Mũi 3: Tiêm từ 6 tháng đến 1 năm sau mũi 2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo.
  • Mũi 4: Tiêm từ 1 đến 5 năm sau mũi 3 hoặc trong lần mang thai kế tiếp.
  • Mũi 5: Tiêm từ 1 đến 10 năm sau mũi 4 hoặc trong lần mang thai sau.

Nắm rõ lịch tiêm uốn ván để biết được mẹ bầu có đang bị muộn hay tiêm sót mũi nào không, từ đó góp phần trả lời cho câu hỏi “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”.

Đặc biệt, cần chú ý một số trường hợp sau:

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu

Nếu chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván hoặc không biết đã từng chủng ngừa hay chưa, phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm ít nhất 2 liều trước khi sinh, bao gồm:

  • Mũi 1: Có thể tiêm bất cứ lúc nào trong thai kỳ, tùy cơ sở y tế và tùy tình hình sức khỏe thai phụ. Thường tiêm vào tuần 16 hoặc tuần 20 và tiêm càng sớm càng tốt.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng, nhưng phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày để cơ thể kịp thời tạo kháng thể.

Đối với phụ nữ đã từng mang thai

Nếu phụ nữ từng sinh con đã tiêm phòng uốn ván và trong vòng 5 năm chưa tiêm thì nên tiêm nhắc lại 1 mũi khi thai nhi đủ 24 tuần tuổi. Còn nếu như lần chủng ngừa gần nhất là trên 5 năm thì sản phụ nên tiêm đủ 2 mũi như lần mang thai đầu.

Ngoài ra, đối với cả 2 trường hợp, sau khi sinh, phụ nữ nên tiếp tục tiêm chủng theo lịch cho đến khi đủ 5 liều cần thiết.

Đến đây, một số mẹ bầu thường đặt ra câu hỏi: “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”. Câu trả lời ở ngay phần tiếp theo.

Thực tế cho thấy, có không ít trường hợp phụ nữ mang thai vì một lý do nào đó mà bỏ lỡ thời điểm vàng để tiêm uốn ván mũi 2. Đến khi phát hiện ra thì đã muộn lịch chủng ngừa. Lúc này, nhiều người sẽ thắc mắc: tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Nói về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng các ông bố và bà mẹ không nên quá lo lắng. Có khá nhiều trường hợp mẹ bầu quên tiêm mũi uốn ván thứ 2 nhưng cả mẹ và bé trải qua ca sinh nở thành công. Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý, không nên tiêm bù mũi vắc xin khi gần đến ngày sinh. Nguyên nhân là do thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần vắc xin vào thời điểm đó. Đồng thời, vắc xin được tiêm muộn cũng chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng bảo vệ mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Điều quan trọng là, cần thông báo cho bác sĩ khi khám bệnh để được thực hiện các xét nghiệm kháng thể. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ biết được cơ thể đã có được những kháng thể phòng được bệnh gì. Dựa trên những thông tin này, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Uốn ván là một bệnh do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Clostridium tetani là trực khuẩn Gram dương,  có ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng nông thôn nơi tiếp xúc nhiều với nông nghiệp và chất thải gia súc… Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương sâu bẩn, nhiễm trùng, vết bình hay tiêm chích. Thông qua máu và bạch huyết, chúng đến tổ chức thần kinh tiết ra ngoại độc tố  tetanus exotoxin gây bệnh uốn ván cấp tính cho người. Hậu quả là cơ  bị co giật nặng hoặc  có thể ngừng thở và tử vong nếu nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài.

Tiêm phòng mang thai lần 3


Tiêm phòng uốn ván mang thai lần 3

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới vào cuối thế kỷ 20 ,có khoảng 500.000 trẻ chết mỗi năm do UVSS ( uốn ván trẻ sơ sinh) ở các nước đang phát triển. Năm 1924, vacxin uốn ván được phát triển và hiện nay, nó nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế Giới.

Vacxin uốn ván là một biến độc tố( độc tính vi khuẩn không còn khả năng gây độc), khi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể, tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa ảnh hưởng của vi trùng uốn ván.  Kháng thể này cũng được truyền từ máu của mẹ sang thai nhi qua nhau thai, ngăn ngừa mắc uốn ván do nhiễm trùng cắt dây rốn khi sinh.

Mang thai lần 3 có cần tiêm uốn ván không?

Cũng như mang thai lần 1 và lần 2, việc tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai lần 3 là cần thiết. Việc này giúp phòng tránh mắc uốn ván khi chuyển dạ, uốn ván thử cung, giúp trẻ tránh uốn ván nhiễm trùng cắt dây rốn. Theo các chuyên gia, mũi tiêm uốn ván có tác dụng khoảng 10 năm. Khi mang thai lần 1, mẹ bầu đã được yêu cầu tiêm 3 mũi uốn ván. Đến lần mang thai thứ 2, tùy vào thời gian tiêm mũi cuối cùng trước đó. Nếu mũi cuối cùng tiêm chưa đến 5 năm, chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại. Nếu mũi cuối cùng trước khi sinh lần 1 đã tiêm hơn 5 năm thì mẹ bầu được yêu cầu tiêm đủ 2 mũi nhắc lại . Đến lần mang thai thứ 3 này, mặc dù cũng căn cứ vào mũi tiêm cuối cùng lần trước, nhưng số mũi tiêm và lịch  tiêm có khác so với lần 1 và 2.

Mang thai lần 3 tiêm uốn ván để bảo vệ trẻ sơ sinh


Mang thai lần 3 tiêm uốn ván để bảo vệ trẻ sơ sinh

Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào?

Tiêm uốn ván khi mang thai lần 3 phụ thuộc vào khoảng cách giữa những lần tiêm mang thai trước đó. Nếu mũi cuối cùng các mẹ tiêm vào cách đây dưới 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại lúc này nữa. Tuy nhiên các mẹ có thể đến các bệnh viện để làm xét nghiệm còn kháng thể hay không.

Nếu mẹ tiêm mũi cuối cùng cách đây trên 10 năm, khi mang thai lần 3 cần được tiêm 2 mũi nhắc lại. Mũi thứ nhất vào tuần 20 của thai kỳ và mũi thứ 2 tiêm vào sau đó 1 tháng.

Mang thai lần 3 có cần tiêm những mũi nào?

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm các loại vacxin là: Sởi- quai bị-rubella, uốn ván, cúm, viêm gan B, thủy đậu, bạch hầu- ho gà- uốn ván.

Sởi-quai bị- rubella

Do virus gây ra và gây nguy hiểm cho cơ thể con người. Sởi gây bội nhiễm hệ miễn dịch, gây viêm phổi, cung cấp thiếu oxy cho thai nhi...Phụ nữ mang thai bị quai bị, rubella có thể gây sản giật, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Lưu ý:  Tiêm trước khi có thai 3 tháng.

Mang bầu lần 3 cần tiêm phòng sởi quai bị rubella


Mũi tiêm phòng sởi quai bị Rubella cần thiết cho mẹ bầu

Tiêm phòng mũi Cúm khi mang thai lần 3

Cúm là một bệnh phổ biến do virus gây ra. Tuy nhiên phụ nữ mang thai mắc cúm dễ gây dị tật cho thai nhi.

Lưu ý: Tiêm trước khi có thai 1 tháng.

Viêm gan B

Có 95% khả năng lây từ mẹ sang con qua máu cung cấp. Bệnh dễ chuyển sang ung thư gan.

Tiêm 3 mũi, cần xét nghiệm trước khi tiêm. Có thể tiêm trước hoặc trong thời gian mang bầu đều được.

Thủy đậu

Mẹ mắc thủy đậu có thể gây dị tật thai nhi, liệt chân tay. Tiêm phòng thủy đậu tiêm muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu.

Uốn ván 

Mẹ mắc uốn ván, các nha bào theo máu sang thai nhi. Bệnh uốn ván  gây hậu quả là cơ  bị co giật nặng hoặc  có thể ngừng thở và tử vong nếu nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài.

Khi mang thai lần 2, các mẹ thường chỉ cần tiêm uốn ván, viêm gan B, cúm do mũi tiêm quai bị, sởi, rubella có tác dụng khá dài, lần mang thai đầu tiên đã được yêu cầu tiêm.

Đến lần mang thai thứ 3, căn cứ vào khoảng thời gian mũi tiêm cuối cùng hoặc đến bệnh viện xét nghiệm. Việc này giúp các mẹ sẽ biết được mũi tiêm nào vẫn còn tác dụng và chưa tiêm đủ mũi tiêm nào.

Lời kết: Tiêm phòng là việc cần làm khi phụ nữ có ý định mang thai. Hiệu lực của vacxin  không phải là mãi mãi. Các mẹ mang thai nhiều lần tiếp theo vẫn cần đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm và xem vacxin còn hiệu lực không. Điều này giúp cho cả mẹ và bé phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm.