Tiếng Trung và tiếng Nhật có giống nhau không

Nếu bạn đang phân vân giữa việc nên học tiếng Trung hay tiếng Nhật thì không nên bỏ qua bài viết này.

Tiếng Trung và tiếng Nhật có giống nhau không

Theo nhiều người đánh giá, tiếng Trung và tiếng Nhật có nhiều điểm khá tương đồng nhau khi đều sử dụng chữ tượng hình với cách viết phức tạp và xuất phát từ các quốc gia Châu Á. Điều này khiến nhiều người băn khoăn rằng nên học tiếng Trung hay tiếng Nhật.

Để giải quyết vấn đề này, có nhiều yếu tố ngoài bản thân ngữ pháp và từ vựng của 2 thứ tiếng cần được xem xét như độ phổ biến, các cơ hội nghề nghiệp, chi phí liên quan và khả năng ứng dụng. Hãy cùng nhau phân tích những yếu tố này để có thể quyết định được là nên học tiếng Nhật Bản hay Trung Quốc.

Xem ngay bảng xếp hạng
Trung tâm tiếng Nhật tốt nhất Việt Nam

Độ phổ biến của ngôn ngữ

Là ngôn ngữ chính của một đất nước với hơn 1 tỷ người, không cần đến Google cũng biết rằng tiếng Trung phổ biến hơn tiếng Nhật rất nhiều. Theo Worldatlas, số lượng người sử dụng ngôn ngữ Trung hiện nay vào khoảng 1,2 tỷ, xếp thứ 2 trong số những thứ tiếng được nói nhiều nhất thế giới.

Đối với ngôn ngữ Nhật, số lượng người sử dụng và học tiếng Nhật Bản vào khoảng 130 triệu, thấp hơn 10 lần so với tiếng Trung. Con số này được tính dựa vào tiêu chí là người sử dụng có khả năng tiếng Nhật giao tiếp cơ bản.

Ngoài việc chứng minh độ phổ biến của ngôn ngữ, những số liệu này còn cho thấy sự cạnh tranh trong cơ hội việc làm và xin học bổng. Ngôn ngữ càng phổ biến thì mức độ cạnh tranh càng cao. Điều này sẽ rất quan trọng để bạn ra quyết định nên học tiếng Trung hay tiếng Nhật.

Tiếng Trung và tiếng Nhật có giống nhau không
Tiếng Trung là ngôn ngữ phổ biến thứ nhì trên thế giới (Nguồn: Freepik)

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương chi trả

Trang web americanexpress cho biết tiếng Trung là ngôn ngữ xếp thứ 3 trong số những thứ tiếng bắt buộc đối với ứng viên của các công ty. Với thị trường 1 tỷ dân thì yêu cầu nhân viên biết tiếng Trung là một trong những chính sách của các công ty thương mại hiện nay để có thể tạo nên một đội ngũ quản lý và làm việc tại mảnh đất màu mỡ này.

Tuy nhiên, điểm trừ của sự phổ biến này là các công việc yêu cầu tiếng Trung có mức lương thấp hơn so với tiếng Nhật, vì mức độ cạnh tranh rất cao. Trên trang vieclam24h, các công việc tiếng Trung có mức lương khoảng 9 đến 15 triệu đồng.

Về phía Nhật Bản, theo dichvugiayphep, quốc gia này đầu tư đã đầu tư đến 39,8 tỷ USD vào thị trường Việt Nam. Mỗi năm, xứ sở mặt trời mọc lại tuyển một lượng lớn lao động từ Việt Nam để bù đắp nhân lực do dân số Nhật ngày càng già đi, vì thế các học bổng và công việc ở quốc gia này cũng sẽ nhiều hơn so với Trung Quốc.

Nhờ chính sách thu hút chất xám của chính phủ Nhật mà mức lương chi trả cho các công việc rất hấp dẫn, nâng lên theo bằng cấp của người học tiếng Nhật Bản. Nếu lướt qua một vài trang tìm việc như Jobstreet, sẽ dễ dàng bắt gặp những công việc yêu cầu trình độ tiếng Nhật N2 trở lên với mức lương trên 20 triệu đồng. Nếu bạn mong muốn tìm kiếm một công việc mức lương tốt thì ngôn ngữ Nhật là lựa chọn phù hợp hơn tiếng Trung.

Tiếng Trung và tiếng Nhật có giống nhau không
Nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn dành cho người thạo ngôn ngữ Trung và Nhật (Nguồn: inspiredmind)

Các chi phí liên quan

Đối với người chọn học ở các trung tâm, chi phí trước tiên chính số tiền trả cho trung tâm để ôn luyện ngôn ngữ. Tham khảo bảng giá cho 1 lớp cơ bản 12 tuần của cả hai ngôn ngữ tại một vài trung tâm, có thể thấy học phí thị trường lớp tiếng Trung thấp hơn so với tiếng Nhật. Cụ thể, học phí trung bình của lớp tiếng Trung dao động khoảng hơn 2.500.000 đến gần 3.000.000 VNĐ và tiếng Nhật khoảng trên 3.000.000 VNĐ.

Một loại chi phí khác cần phải xem xét là tiền để du học. Website Mastersportal đã tính toán rằng một người chi trung bình 11.000 USD cho 1 năm du học ở Trung Quốc (5.000 USD cho học phí và 6.000 USD cho ăn ở). Tại Nhật Bản, con số này rơi vào khoảng 30.000 USD (14.000 USD cho học phí và 16.000 USD cho chi tiêu, ăn ở).

Qua so sánh này, có thể thấy rằng việc học tiếng Nhật giao tiếp cơ bản và chi phí du học ở xứ sở hoa anh đào cao hơn rất nhiều so với Đại Lục. Trước khi quyết định nên học tiếng Trung hay tiếng Nhật, bạn sẽ phải cân nhắc khả năng tài chính của mình.

Tiếng Trung và tiếng Nhật có giống nhau không
Bạn nên cân nhắc về tài chính của mình trước khi học (Nguồn: thoughco)

Khả năng ứng dụng để học ngôn ngữ khác

Nếu bạn muốn chinh phục cả hai ngôn ngữ này, nhất là người học tiếng Nhật giao tiếp cơ bản và tiếng Trung đàm thoại, thì nên bắt đầu với ngôn ngữ nào trước? Trong trường hợp đó, bạn nên chọn học tiếng Trung trước và đây là lý do.

  • Về hệ thống chữ viết, chữ Hanzi của tiếng Trung và Kanji Nhật có nhiều điểm tương đồng với nhau do Kanji được du nhập từ Trung Hoa. Vì thế nếu biết tiếng Trung trước, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi học đến bảng chữ Kanji trong ngôn ngữ Nhật - một trong những vấn đề đau đầu của người học tiếng Nhật Bản.

  • Đối với người Việt, tiếng Trung “gần gũi” hơn tiếng Nhật vì những từ vựng có phát âm và nghĩa tương đồng trong hai ngôn ngữ, ví dụ từ “bầu trời” phiên âm ra tiếng Trung là 天空, đọc giống từ “thiên cung” trong tiếng Việt. Ngoài ra, vị trí của chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ trong câu tiếng Trung về cơ bản giống với tiếng Việt, đều là chủ ngữ đứng trước, vị ngữ theo sau và tân ngữ nằm sau động từ.

  • Nếu bạn muốn thức hành giao tiếp nhiều, thì có lẽ tiếng Trung sẽ phù hợp hơn nhờ mức độ phổ biến của ngôn ngữ này. Bạn có thể tìm thấy người Trung hầu như ở bất cứ tỉnh thành nào vì họ sinh sống ở Việt Nam rất nhiều, một trong những địa chỉ nổi tiếng là phố người Hoa ở quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh. Còn đối với người học tiếng Nhật giao tiếp cơ bản, sẽ khó hơn để tìm người Nhật bản xứ vì họ thường chỉ tập trung ở các thành phố lớn và khu công nghiệp của Nhật.

Tiếng Nhật và Tiếng Trung đều là những ngôn ngữ "khó nhai", mất nhiều thời gian để chinh phục. Người học nên xem xét, không chỉ về mặt ngữ pháp, từ vựng mà còn những yếu tố liên quan để xác định được nên học tiếng Trung hay tiếng Nhật. Edu2Review hy vọng rằng bạn sẽ chọn lựa đúng đắn ngôn ngữ phù hợp với mục đích của chính mình.

Cao Cường (Tổng hợp)

(Nguồn ảnh cover: Freepik)

Tiếng Trung và tiếng Nhật có giống nhau không


Tiếng Nhật Khó hơn tiếng Anh rất nhiều. Đa phần ta ko nên học 2 ngôn ngữ này cùng 1 lúc vì rất dễ bị tẩu quả nhập ma.

Nên học tiếng Trung vì tiếng đó tương tự tiếng Việt chỉ ghép câu vào và nói như tiếng Việt thôi.

Còn tiếng Nhật đơn giản thế này cho bạn hiểu 

CHỮ VIẾT VÀ CÁCH ĐỌC

Tiếng Nhật sử dụng đến 3 loại chữ viết chính (ko chấp Romanji) là Hiragana, Katakana và Kanji. Nếu việc làm quen và thành thục Hira và Kata (mỗi bảng 46 chữ và có 1 số chữ khá giống nhau như ヌ ス フ ワ hay ソ ン) cũng đã yêu cầu ở bạn 1 sự nỗ lực ko nhỏ, thì chữ Hán (chiếm 80% trong tiếng Nhật) có tới tận hơn 2000 chữ với số lượng nét chữ biến thiên từ 1,2,3 nét cho tới 20 nét. Ko những thế, việc sử dụng bộ (1 bộ phận của chữ giống nhau có mặt trong nhiều chữ khác nhau) của Trung Quốc, một mặt giúp ta có thể nhớ khá nhanh cách viết của 1 từ, nhưng với nhưng ai hỏa hầu không cao hoặc tu luyện chưa thành chính quả tất sẽ nhầm lẫn tứ tung dẫn đến nguyên khí đình trệ, kinh mạch đứt rời không chừng còn để lại di chứng là bại liệt toàn thân (chết đứng trong phòng thi) (Ví dụ: 福 副 幅)

Cách đọc chữ viết trong tiếng Nhật cũng có một số điểm đáng bàn. Hira và Kata có thể được coi như hệ thống ngữ âm trong tiếng Anh, tức là viết thế nào đọc nguyên xi như thế, nhưng với Kanji, không gì là không thể. Mỗi 1 chữ kanji thấp nhất có 1 cách đọc, thông thường là 2-3 cách, tùy việc bạn đặt chữ đấy trong câu (đứng riêng) hoặc trong từ (ghép với chữ khác)

Ví dụ: 決まる (kimaru) 決定 (kettei).

Mặc dù có 1 số quy tắc nhất định giúp ghi nhớ, nhưng ngoại lệ thì nhan nhản. Với lại, việc học 1 chữ bao gồm ít nhất 2 cách đọc, cách viết + nghĩa và hoàn cảnh sử dụng đã chung sức làm nên “1 hòn núi cao” khiến rất nhiều người học JPN phải nản. 

Cũng cần nói thêm là với phần tên người, cái sự tréo ngoe nó còn khốn nạn và khủng khiếp hơn rất nhiều, và túm lại trong 4 chữ “éo có qui tắc”. Ngoài cách đọc theo như thông thường (khoảng 6-70%) thì có rất nhiều tên bạn chỉ có thể .. nhìn hình bắt bóng!

Ví dụ: 和人 (hòa nhân) nếu đọc theo cách của Lord Jero sẽ là wajin / wanin …. gì gì đấy, nhưng rất tiếc đáp án đúng là D: Đáp án khác: Kazuto 1 bằng chứng cho cái sự khó của tên người đấy là trong danh sách lớp của Nhật, bao giờcũng gồm 2 cột : tên = kanji và cách đọc tên = hira. Ngay cả người Nhật cũng ko thể nhớ / biết hết cách đọc tên / viết được tên của người xung quanh mình.

Thêm nữa, rất nhiều chữ kanji mà kể cả những bạn học lên dến tầm cao siêu cũng ko chắc viết nổi, vì bản thân chính người Nhật cũng ko biết và ko được nêu đến trong giáo trình. Có 2 loại như thế, 1 là loại những chữ kanji hiếm gặp nằm trong phần chuyên môn sâu (cứ thử xem trong tiếng Anh xem vị, tiết, mạch, gan, Nhâm Đốc, Thiên Linh, đái tháo đường, máu trắng, .. xem có nhớ nổi không )

Loại thứ 2 là những từ rất hay gặp nhưng lại chẳng ai dùng kanji, đơn giản vì nó quá phức tạp, thế nên cứ hira và kata mà táng. Ví dụ: 綺麗kirei: đẹp 薔薇 bara: hoa hồng.

NGỮ PHÁP

Tớ nói với 1 thằng Nhật: tiếng việt tao khôngchia động từ, là quá khứ thì thêm “đã”, chưa làm thì “sẽ”, mà ko làm thì “éo”, nó giật mình “rưng rưng lệ”, vì tự ngẫm lại bản thân Tiếng Nhật có tới khoảng .. 11 cách chia động từ, và tất nhiên, ngoại lệ (hay chính xác hơn là bất qui tắc) thì cũng .. vãi chưởng.

Tiếp theo, bất lợi dành cho người từ những ngôn ngữ không cùng hệ: tiếng Nhật để động từ và các thành phần quan trọng nhất ở cuối câu, “săm tham” lại còn bỏ cả chủ ngữ (nói trống không ). Nếu ở tiếng Việt và tiếng Anh: “Tôi đến trường” thì ở tiếng Nhật sẽ là “Tôi trường đến”. Với người mới học hoặc quá quen với việc nói tiếng Anh: muốn gì nói nấy thì khi học JPN, sẽ vất ngay phải 1 cái thói quen tư duy cực kì khó chịu rất chi là muốn .. đánh nhau

Không những thế, chúng ta sẽ còn được cảm nhận ngay về 1 thứ ngôn ngữ .. cực kì dài dòng và màu mè. Đấy chính là cách phân chia sắc thái tình cảm : kính/không kính (trọng) của JPN. Ví dụ: 本日私はXXXについて話させていただきたいと思っております。(hôm nay cho phép em nói về XXX) là thể kính ngữ của 今日私はXXXに話す、

Và với những ai đã có nội công thâm hậu vượt qua tầm 2 quyển Minna nihongo Chân kinh Sơ và Trung, được các vị sư phụ cho phép hạ sơn thì sẽ thấy ngay là .. ngoài trời còn có trời, khi mà cái thứ tiếng Nhật chúng ta được học nó khác hẳn với cái cách mà lũ Đông Doanh (tên cũ của Nhật nhá) nói chuyện bình thường với nhau. Nhiều biểu cảm, ngắn gọn (đúng hơn là cụt lủn), từ ngữ dùng vô tội vạ, biến âm biến thể lằng nhằng lộn nhôn, kèm thêm là khối lượng từ vay mượn hay mới phát sinh rất nhiều và rất khó có thể tìm được trong từ điển.

Thêm 1 phần kiến thức mà các bạn học JPN cũng sẽ cảm thấy khá thú vị, đấy là “bên”, nghĩa là tiếng địa phương. Tokyo có Tokyo-ben, Osaka có Osaka-ben, Kyoto cũng có, Kobe cũng ko thua kém…. chính nhờ cái thứ tiếng địa phương này mà Teppi lên thi đấu giải toàn quốc ở Tokyo bị lộ ngay là dân miền Kansai. Thế nhưng với người học JPN, nó chắc chắn sẽ là 1 cái … pain in the ass.

Phần này vui vui nên tớ sẽ nói thêm 1 tí: Người Tokyo có thói quen thêm đuôi “i” ở cuối câu, thay vì “genki desuka” thì sẽ là “genki desukai”. Dân osaka có 1 số từ như :meccha, chao, hỏi tiền thì ko phải “ikura” mà sẽ là “nanpon” (kiểu “bao nhiêu” so với “mấy đồng”)…. nghe vui vui và … nhà quên cực kì . Người Kyoto thay vì dùng “te oku” thì dùng “te haru”… (cái này chỉ vui với những ai hiểu rồi thôi )

KẾT LUẬN

JPN khó học, master nó thì cũng vãi chưởng. Thành ra bạn nào thấy mấy quyển sách cứ ghi “học JPN dễ lắm…” thì đừng vội tin. 

Còn với các bạn nào có ý tưởng đi luyện JPN nhé, gửi các bạn 1 câu thôi “khó thì khó, thằng khác học được chẳng lẽ mình ko?”

Theo trái tim Việt Nam Online