Tiếp xúc với fo thì phải làm sao

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh đang gia tăng. Đặc biệt, trong các trường hợp nhiễm mới có những trường hợp khi phát hiện đã có tình trạng lây nhiễm giữa người làm việc chung tại các công ty, tòa nhà văn phòng. Trước tình hình này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đã ban hành Công văn số 2490/TTKSBT-BTN ngày 11/6/2021 về việc hướng dẫn tạm thời xử lý văn phòng tòa nhà làm việc có ca bệnh COVID-19.

Khi gặp tình huống có ca bệnh COVID-19 (F0) xuất hiện tại công ty, tòa nhà văn phòng thì phải điều tra xác định người tiếp xúc với ca bệnh qua khai thác thông tin lịch trình làm việc của ca bệnh; lập danh sách người tiếp xúc qua truy xuất camera và các biện pháp điều tra dịch tễ khác. Đồng thời, phải phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ tòa nhà. Người lao động sẽ được trở lại làm việc khi cách ly đủ thời gian quy định và phải có xét nghiệm âm tính. 

Trường hợp tiếp xúc gần (F1 gần) là người cùng làm với F0 hoặc có tiếp xúc dưới 2 mét với F0. Những trường hợp này sẽ phải cách ly tập trung 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 5 lần vào ngày 1,5,10,15,20. 

Trường hợp tiếp xúc xa/nguy cơ thấp (F1 xa), người làm cùng tòa nhà văn phòng cùng thời gian với F0. Những trường hợp này sẽ phải cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần:  1,5,14

Người tiếp xúc với các F1 nguy cơ cao (F2) sẽ phải cách ly tại nhà kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần: ngày 1 và ngày 5

Để làm giảm nguy cơ lây nhiễm tại các tòa nhà, HCDC đề nghị các công ty, văn phòng thực hiện các biện pháp sau: Tăng cường lưu thông không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào và sử dụng quạt tại phòng làm việc, phòng họp; Không tập trung quá 10 người trong 1 phòng làm việc; Luôn mang khẩu trang trong quá trình làm việc, hội họp; Tăng cường công tác vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc; Thực hiện khai báo y tế theo quy định, lập sẵn danh sách tất cả nhân viên, người lao động để thuận lợi trong truy vết phòng chống dịch. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch đến tất cả nhân viên tại nơi làm việc như quản lý, nhân viên, nhân viên vệ sinh và nhân viên bảo trì. Bố trí xen kẽ các ca làm việc, thời gian bắt đầu và thời gian nghỉ để giảm số lượng nhân viên trong các khu vực chung. Đẩy mạnh họp trực tuyến, hạn chế các cuộc họp không cần thiết. 

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC)

Sau khi tiếp xúc với F0, quan trọng nhất với người dân là cần súc họng, sát khuẩn. Cách súc họng diệt khuẩn là đầu tiên súc họng nước muối sinh lý, tiếp theo súc họng với dung dịch sát khuẩn Povidone1% hoặc Chlorhexidin từ 0,12 đến 0,2%, cuối cùng tiếp tục súc họng nước muối sinh lý để diệt virus.

(Ảnh minh họa).

Câu hỏi: Tôi vừa tiếp xúc với F0, tôi cần làm gì để bảo vệ cho bản thân?

Trả lời: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng:

Sau khi tiếp xúc với F0, quan trọng nhất với người dân là cần súc họng, sát khuẩn. Cách súc họng diệt khuẩn là đầu tiên súc họng nước muối sinh lý, tiếp theo súc họng với dung dịch sát khuẩn Povidone1% hoặc Chlorhexidin từ 0,12 đến 0,2%, sau đó tiếp tục súc họng nước muối sinh lý để tiêu diệt virus. Mỗi ngày, người dân nên súc họng 4-5 lần. Thực hiện hạn chế tiếp xúc với người khác và tuân thủ 5K.

Người dân không nên uống thuốc kháng virus, tăng cường miễn dịch để phòng sau khi phơi nhiễm. Hiện nay nhiều người dân sử dụng thuốc Arbidol chống virus qua màng tế bào cơ thể nhưng hiện nay các bằng chứng về hiệu quả của thuốc này không rõ ràng nên người dân cũng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc Arbidol.

Nếu trong gia đình có người nhiễm COVID-19 nên khử khuẩn, xông phòng. Tuy nhiên, việc xông hơi cho bản thân không có tác dụng chống phơi nhiễm.

Xông họng và xông hơi cho bản thân chỉ có tác dụng khi người nhiễm COVID-19 bị sốt nhẹ, mệt không ra mồ hôi thì xông thải mồ hôi, thải chất độc ra đỡ mệt.

Nếu không sốt, không mệt hoặc sốt cao quá thì người bệnh không nên xông. Nếu sốt nhẹ mà xông thấy đỡ mệt người thì cũng chỉ nên xông 1 lần/ngày. Xông hơi nhiều sẽ mất nhiệt, mất điện giải gây ra mệt mỏi.

Trong trường hợp xác định tiếp xúc với F0, khoảng 3 ngày sau, người dân nên đi làm xét nghiệm rRT-PCR để yên tâm. Bởi vì nếu test ngay sau khi tiếp xúc thì khi đó, virus chưa kịp nhân lên.

Trong trường hợp không làm được xét nghiệm rRT-PCR, thì 3-5 ngày sau tiếp xúc cần làm test nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nếu người nào có tải lượng virus khá cao mới phát hiện được. Các test nhanh chỉ phát hiện khi chỉ số CT dưới 25. Khi chỉ số CT trên 25 khó phát hiện và nếu CT trên 30 gần như không phát hiện được hết.

Trong trường hợp gia đình có F0, cần phải cách ly F0 trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc. Nếu phải ở chung phòng thì vệ sinh phòng thường xuyên để tiêu diệt virus. Gia đình cần súc họng thường xuyên, khử khuẩn trong nhà.

Người nhiễm COVID-19 và người thân trong gia đình cố gắng ăn ngủ đầy đủ, giữ tinh thần lạc quan. Khi ở nhà cần vận động nhẹ nhàng để cơ thể có được thể trạng thoải mái, dễ chịu.

Nguồn: PV/nhandan.vn

Câu hỏi: Tôi vừa tiếp xúc với F0, tôi cần làm gì để bảo vệ cho bản thân?

Trả lời:

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng:

Sau khi tiếp xúc với F0, quan trọng nhất với người dân là cần súc họng, sát khuẩn. Cách súc họng diệt khuẩn là đầu tiên súc họng nước muối sinh lý, tiếp theo súc họng với dung dịch sát khuẩn Povidone1% hoặc Chlorhexidin từ 0,12 đến 0,2%, sau đó tiếp tục súc họng nước muối sinh lý để tiêu diệt virus. Mỗi ngày, người dân nên súc họng 4-5 lần. Thực hiện hạn chế tiếp xúc với người khác và tuân thủ 5K.

Người dân không nên uống thuốc kháng virus, tăng cường miễn dịch để phòng sau khi phơi nhiễm. Hiện nay nhiều người dân sử dụng thuốc Arbidol chống virus qua màng tế bào cơ thể nhưng hiện nay các bằng chứng về hiệu quả của thuốc này không rõ ràng nên người dân cũng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc Arbidol.

Nếu trong gia đình có người nhiễm Covid-19 nên khử khuẩn, xông phòng. Tuy nhiên, việc xông hơi cho bản thân không có tác dụng chống phơi nhiễm.

Xông họng và xông hơi cho bản thân chỉ có tác dụng khi người nhiễm Covid-19 bị sốt nhẹ, mệt không ra mồ hôi thì xông thải mồ hôi, thải chất độc ra đỡ mệt.

Nếu không sốt, không mệt hoặc sốt cao quá thì người bệnh không nên xông. Nếu sốt nhẹ mà xông thấy đỡ mệt người thì cũng chỉ nên xông 1 lần/ngày. Xông hơi nhiều sẽ mất nhiệt, mất điện giải gây ra mệt mỏi.

Trong trường hợp xác định tiếp xúc với F0, khoảng 3 ngày sau, người dân nên đi làm xét nghiệm rRT-PCR để yên tâm. Bởi vì nếu test ngay sau khi tiếp xúc thì khi đó, virus chưa kịp nhân lên.

Trong trường hợp không làm được xét nghiệm rRT-PCR, thì 3-5 ngày sau tiếp xúc cần làm test nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nếu người nào có tải lượng virus khá cao mới phát hiện được. Các test nhanh chỉ phát hiện khi chỉ số CT dưới 25. Khi chỉ số CT trên 25 khó phát hiện và nếu CT trên 30 gần như không phát hiện được hết.

Trong trường hợp gia đình có F0, cần phải cách ly F0 trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc. Nếu phải ở chung phòng thì vệ sinh phòng thường xuyên để tiêu diệt virus. Gia đình cần súc họng thường xuyên, khử khuẩn trong nhà.

Người nhiễm Covid-19 và người thân trong gia đình cố gắng ăn ngủ đầy đủ, giữ tinh thần lạc quan. Khi ở nhà cần vận động nhẹ nhàng để cơ thể có được thể trạng thoải mái, dễ chịu.

Theo baonhandan.vn

Video liên quan

Chủ đề