Tiêu luận cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tiêu luận cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển


BÁO CÁO TỔNG HỢP

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ:

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG, TÁC ĐỘNG VÀ HÀM Ý

Cách mạnh Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp

Thứ tư - 14/07/2021 05:45
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới, sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (DN) trong Khu kinh tế, các khu công nghiệp Bình Định (KKT, KCN) nói riêng tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể tạo ra những bước chuyển biến quan trọng trong sản xuất và năng suất. Các DN trong KKT, các KCN tỉnh phần lớn vẫn đang duy trì mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác lợi thế về tài nguyên, gia công lắp ráp và phát triển sản xuất, xuất khẩu những ngành sử dụng nhiều lao động và có kỹ năng thấp và những lợi thế này lại đang mất dần.
Tiêu luận cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CCMCN), các DN sẽ có nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển. Những ứng dụng của CCMCN 4.0 là các công cụ giúp cho việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất, quản lý. Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của internet, dữ liệu lớn, sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội... Dữ liệu lớn giúp cho việc thu thập và phân tách dữ liệu dễ dàng hơn, thông qua đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn. CCMCN 4.0 cũng sẽ dẫn tới xu hướng các nước có lợi thế về công nghệ và vốn sẽ quay trở lại đầu tư vào quốc gia của mình trên cơ sở áp dụng công nghệ “nhà máy thông minh”, chứ không đầu tư sang các nước có lợi thế về nguồn lao động. Đây là thách thức lớn, đặc biệt là với các quốc gia có lực lượng lớn lao động tay nghề thấp, đòi hỏi quốc gia đó phải có tầm nhìn chiến lược để thực hiện việc chuyển đổi tư duy về nghề nghiệp, quan hệ hợp đồng, quan hệ lao động cho người lao động.
Về cơ hội:
CCMCN 4.0 sẽ tạo ra động lực để các DN phải ý thức và thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư duy thị trường phù hợp; những động lực đó sẽ tác động làm giảm chi phí và tăng năng suất, chất lượng lao động trong SXCN;
CCMCN 4.0 sẽ buộc DN phải cơ cấu lại và thay đổi từ phương thức tổ chức sản xuất đến quy trình và các công đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất của ngành công nghiệp; thúc đẩy năng lực sáng tạo trong sản xuất công nghiệp nhờ việc thử nghiệm sản phẩm mới ít rủi ro, bớt tốn kém hơn nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ mới;
Chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn và các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
Về phía cung ứng, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự tiếp cận của các công nghệ mới. Do đó, các DN sẽ tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi được chuyển giao nó có giá trị hơn.
Về thách thức:
Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của CCMCN 4.0 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc;
Hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các DN mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng đảm bảo đáp ứng được sự sẵn sàng của CCMCN 4.0 này. Theo đó là những thách thức từ những yếu kém nội tại của các DN.
Để gia nhập vào xu thế CCMCN 4.0, đòi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ, đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá;
Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ.
Để tận dụng cơ hội từ CCMCN 4.0 thì không chỉ mỗi ngành, mỗi lĩnh vực mà cả hệ thống chính trị đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự sẵn sàng tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế tối thiểu thách thức trước CCMCN 4.0 này; một số giải pháp đề xuất như sau:
- Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, đến DN, hiệp hội DN trên địa bàn tỉnh về bản chất, xu thế vận động, những cơ hội, thách thức, tác động của CCMCN 4.0.
- Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thể chế thuận lợi cho nền kinh tế số phát triển và tham gia CCMCN 4.0, tự do hóa đầu tư tham gia, ứng dụng CCMCN 4.0.
- Thứ ba, cần hoàn thiện hạ tầng pháp lý, tạo môi trường pháp triển và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại và hỗ trợ pháp lý phát triển các hình thức kinh doanh mới. Bên cạnh đó, là các giải pháp tối ưu hóa mô hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ra đời của tư liệu sản xuất và sự thay đổi về phương thức sản xuất mới dưới tác động bởi CCMCN 4.0.
- Thứ tư, cần tập trung cho giáo dục và đào tạo tốt, đặc biệt là trong khoa học và công nghệ; đảm bảo môi trường đầu tư ổn định và quản lý tài chính công tốt.

Nguồn tin: Tô Đình Sử, trích từ Bản tin số 3.2021