Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm gì khác biệt

Sau đây là những điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ 2:

I. Những điểm giống nhau

– Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

– Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

– Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

– Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

>> Xem thêm:

II. Những điểm khác nhau

– Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh (Đức, Áo – Hung, Italia) và phe hiệp ước (Anh – Pháp – Nga). Còn Chiến tranh thế giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít (Đức, Nhật, Italia).

– Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

– Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

– Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

– Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành

Hai thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khác nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

– Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecxai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô – Mỹ.

Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô.

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 được chia làm 2 giai đoạn:

+ Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu (Giai đoạn 1939 – 1941): là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc.

+ Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn sau (Giai đoạn 1941 – 1945): là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

Tóm tắt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:

1.Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

+ Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống hòa ước Vecsxai-Oa-sinh-tơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa.

+ Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp

+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, với ý đồ gây chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới.

- Thủ phạm gây ra chiến tranh: là phát xít Đức, Italia, Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra chiến tranh.

2. Kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Ita-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la..

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới

3. Vai trò của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

+ Liên Xô, Mĩ và Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức (thời gian 1944 – 1945). Việc Liên Xô mở mặt trận tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn công ở mặt trận phía Tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại sào huyệt cuối cùng của chúng.

+ Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân Mĩ Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philippin.

+ Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá huỷ lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm hoạ chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm gì khác biệt

712 điểm

Le Trinh

Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì? A. chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. B. chính nghĩa thuộc về các nước tư bản. C. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

D. chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.

Tổng hợp câu trả lời (3)

Đáp án A Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì: - Mục đích tham chiến của các nước đế quốc: tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền. - Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,… Những hậu quả này đè nặng lên vai những người dân vô tội.

A

Đáp án A Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì: - Mục đích tham chiến của các nước đế quốc: tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền. - Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,… Những hậu quả này đè nặng lên vai những người dân vô tội.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ và Liên khu V. D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
  • Có tỉ lệ diện tích và dân số nhỏ nhưng chiếm tỉ lệ lớn trong xuất khẩu của thế giới, có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán nội khối..Điều này chứng tỏ EU là? A. Một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới. B. Một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. C. Một trung tâm dịch vụ của thế giới. D. Một trung tâm xuất khẩu của thế giới.
  • Tục treo cây nêu ngày tết có ý nghĩa gì và được treo từ ngày nào đến ngày nào Ý nghĩa Tục treo cây nêu ngày tết: Cây nêu là biểu tượng cho sự uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất là nhà đó có cây nêu cao nhất. ... Thời gian treo cây nêu Người kinh dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân về trời. Khi đó tại nhà không có thần linh canh giữ và ma quỷ rất dễ đến quấy nhiễu, vì vậy người ta dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ. Một số dân tộc khác như người Mường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch. Người Hmông dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc tổ chức từ mùng 3 đến mùng 5. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu, ngày hạ nêu là mùng 7.
  • Trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa (13 - 8 - 1945), tại nhiều địa phương trên cả nước đã nổ ra khởi nghĩa, vì A. Đảng bộ các địa phương biết tin phát xít Nhật sắp đầu hàng qua đài phát thanh nên đã phát động nhân dân địa phương đứng lên hành động. B. Biết tin Hồng quân Liên Xô tuyên chiến, tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật. C. Đảng bộ các địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". D. Quân Nhật và tay sai ở các địa phương không dám chống cự, mất hết tinh thần chiến đấu
  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là sự hợp nhất của các tổ chức cách mạng nào? A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đảng Cộng sản Đông Dương B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng
  • Hãy vẽ sơ đồ tư duy lịch sử lớp 11 bài 9 ( đầy đủ chi tiết ) Ai giúp mk vs
  • Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954 ta đã thực hiện tất cả A. 4 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. B. 5 đợt giảm tô. C. 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. D. 4 đợt giảm tô.
  • Những cường quốc nào có vai trò lớn trong CTTG II (1939 - 1945) ? Đó là vai trò gì ? Cường quốc nào có vai trò lớn nhất ?
  • thái độ của anh và pháp trước những hành động của phe phát xít 1931-1937 như thế nào trắc nghiệm
  • Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được thực hiện bằng lực lượng nào? A. Lực lượng tổng lực với vũ khí hiện đại, tối tân nhất. B. Quân viễn chinh, quân chư hầu của Mĩ và quân đội Sài Gòn. C. Lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. Quân đội Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy, vũ khí Mĩ.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

xem thêm