Tổ hợp thi thpt quốc gia 2023

TPO - Bộ GD&ĐT khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2020.

Hôm nay 23/9, tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã báo cáo với Hội đồng về tình hình thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019 – 2020 cũng như định hướng nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 và các năm tiếp theo. Độ

Trong đó, về định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021 - 2025, theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, vẫn giữ ổn định như năm 2020 và có điều chỉnh bổ sung một số điểm mang tính kỹ thuật.

Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Hình thức tổ chức thi kết hợp cả hình thức thi trên giấy và thi trên máy tính.

Các bài thi gồm: 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ); 1 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiêm gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi Khoa học Xã hội gồm tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh THPT (đối với thí sinh GDTX thì gồm các môn Lịch sử, Địa lý).

  Hình thức thi kết hợp cả hình thức thi trên giấy (theo phương thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020) lẫn thi trên máy tính.

Các địa phương được khuyến khích tổ chức thi trên máy tính khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện: ngân hàng câu hỏi, nhân lực, thiết bị, quy trình… theo các quy định của Bộ GD&ĐT và thí sinh đã được làm quen với hình thức thi trên máy tính. Thi trên máy tính phải được tính toán để đảm bảo các yêu cầu tương quan với thi trên giấy và thí sinh có thể được dự thi một số lần trong năm.

Bộ GD&ĐT cũng đưa ra lộ trình thực hiện phương án thi cụ thể, trong đo năm 2021 tổ chức thi cơ bản giữ ổn định như năm 2020; ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về xây dựng ngân hàng câu hỏi và đề thi, quy định về tổ chức thi trên máy tính và thực hiện các thủ nghiệm cần thiết.

Từ năm 2022, tổ chức thi cơ bản như năm 2020, từng bước triển khai thi trên máy tính (các địa phương đủ điều kiện) và giao các địa phương đủ điều kiện xây dựng và sẻ dụng ngân hàng câu hỏi để thi phù hợp với điều kiện của địa phương.

Từ năm 2023, chuẩn bị ngân hàng câu hỏi, đề thi phục vụ cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2025 với các hình thức thi trên máy tính do địa phương chủ trì toàn diện. Bộ GD&ĐT cũng khẳng định chỉ sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Với tuyển sinh ĐH, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay thực hiện lộ trình đổi mới từng bước để bảo đảm quyền lợi của thí sinh, tránh gây xáo trộn lớn đồng thời thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định.

Tăng cường tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ĐH trong tuyển sinh; công bằng giữa các thí sinh, xã hội giám sát, từng bước tiếp cận xu hướng tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới về giáo dục.

Bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới tuyển sinh; cơ sở đào tạo có phương án và kế hoạch triển khai rõ ràng và thực hiện đúng cam kết; công tác tuyển sinh của các trường cần ổn định trong nhiều năm, nếu dự định thay đổi lớn cần thông báo trước 3 năm.

Đồng thời, Bộ cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH liên kết để tổ chức các kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực và sử dụng chung kết quả tuyển sinh; từng bước hình thành các tổ chức khảo thí liên kết độc lập, tránh tình trạng thí sinh phải tham dự nhiều kỳ thi gây áp lực và lãng phí.

Tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên có cơ chế chính sách hỗ trợ sớm đi vào thực tiễn; linh hoạt trong nguồn tuyển.

Tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của quá trình tuyển sinh ĐH, CĐ.

23/09/2020

22/09/2020

23/09/2020

22/09/2020

Điểm mới của quy chế tuyển sinh ĐH mà Bộ GD-ĐT vừa mới ban hành là điều chỉnh mức điểm ưu tiên với thí sinh đạt tổng 3 môn từ 22,5 trở lên, thực hiện từ năm 2023.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non (gọi chung là quy chế tuyển sinh ĐH). So với dự thảo quy chế mà Bộ GD-ĐT công bố đầu tháng 4, nội dung quy chế chính thức đã được điều chỉnh phần quy định về chính sách ưu tiên.

Bộ GD-ĐT điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng về chính sách tuyển sinh, áp dụng từ năm sau

Thanh Tâm

Những thay đổi này căn cứ vào góp ý của dư luận xã hội và các nhà chuyên môn, căn cứ vào dữ liệu điểm thi và điểm xét tuyển của những năm gần đây. Trong đó đáng chú ý là quy định giảm dần điểm ưu tiên với những thí sinh đạt tổng điểm tổ hợp 3 môn ở mức khá giỏi trở lên.

Vẫn chia 4 khu vực, 2 nhóm ưu tiên

Cũng như quy chế trước đây, với quy chế mới, thí sinh được hưởng tối đa 2 loại ưu tiên: ưu tiên khu vực (KV) và ưu tiên đối tượng.

Thi tốt nghiệp THPT 2022: vật dụng cá nhân cách 25m, F0 được tham gia thi!

Với ưu tiên khu vực, Bộ GD-ĐT vẫn giữ nguyên 4 KV như từ trước đến nay. Mức điểm ưu tiên áp dụng cho KV1 là 0,75 điểm, KV2-NT là 0,5 điểm, KV2 là 0,25 điểm (theo thang điểm 30). KV3 không được tính điểm ưu tiên. KV tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các KV tương đương nhau thì xác định theo KV của trường học gần đây nhất mà thí sinh theo học.

Tuy nhiên, có một số trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo địa chỉ thường trú, như học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của nhà nước theo quy định; hoặc học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã đặc biệt khó khăn theo các quy định của nhà nước.

\n

Các điểm mới được thực hiện từ năm 2023

Theo dự thảo quy chế, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên KV chỉ được hưởng trong năm mà các em tốt nghiệp THPT. Nhưng theo quy chế chính thức, các em được hưởng chính sách ưu tiên KV trong 2 năm: năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và năm kế tiếp. Nhưng quy định này cũng chỉ bắt đầu thực hiện với thí sinh tốt nghiệp năm 2022.

Với ưu tiên đối tượng, Bộ GD-ĐT vẫn giữ 2 nhóm đối tượng ưu tiên như từ trước đến nay, mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 1 đến 4) là 2,0 điểm; mức điểm ưu tiên ấp dụng cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 5 đến 7) là 1,0 điểm (cũng đều theo thang điểm 30).

Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định. Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách thì chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.

Tuy nhiên, từ năm 2023 trở đi, điểm ưu tiên đối với thí sinh sẽ giảm dần khi thí sinh đạt tổng điểm 3 môn ở mức khá giỏi (22,5 điểm) trở lên. Cụ thể, nếu thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30), mức điểm ưu tiên mà thí sinh được hưởng được tính theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên theo KV, theo đối tượng của thí sinh.

Theo Bộ GD-ĐT, với công thức tính điểm ưu tiên như trên sẽ không xảy ra bất kỳ trường hợp nào điểm chuẩn trên 30 điểm, vì khi thí sinh đạt 30 điểm/3 môn nghĩa là điểm ưu tiên của các em sẽ bằng 0.

Tin liên quan

  • Sẽ giảm mức điểm ưu tiên tuyển sinh vào đại học
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên thay đổi theo hướng nào?
  • Tin tức giáo dục đặc biệt 3.6: Những bất ngờ về điểm ưu tiên tuyển sinh ĐH

Chủ đề