Tòa an nhân dân và trọng tài thương mại sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp

Liên hệ luật sư Trọng tài Thương mại

Tòa an nhân dân và trọng tài thương mại sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp

Hiện nay tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang trở thành một xu hướng phát triển song song với việc cải cách hệ thống tư pháp của Việt Nam trong ngành Toà án và Viện Kiểm sát để cùng nhau đạt đến một nền tư pháp lành mạnh và công bằng.

Tuy nhiên, việc hiểu chưa đúng về thẩm quyền của Trọng tài và Toà án trong việc giải quyết tranh chấp đã dẫn tới những thoả thuận trọng tài về thẩm quyền giải quyết tranh chấp không phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn xét xử của những cơ quan này. Điều này gián tiếp gây khó khăn và mất thời gian cho bản thân các bên khi xác định thẩm quyền của cơ quan tài phán phù hợp khi tranh chấp xảy ra.

Các tranh chấp mà Trọng tài có thẩm quyền

Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp (i) giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, (ii) có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc (iii) pháp luật có quy định là phải giải quyết bằng trọng tài; và nếu các bên có thoả thuận trọng tài.

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trong tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trong tài không thực hiện được.

Xử lý xung đột thẩm quyền xét xử giữa Trọng tài và Toà án

Khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh được liệt kê ở trên thì Tòa án yêu cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác định vụ tranh chấp đó có thuộc trường hợp có thoả thuận trọng tài nhưng Toà án vẫn có thể có thẩm quyền hay không

Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

  • Trường hợp tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định, phán quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng tài xác định vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền.
  • Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp bị vô hiệu thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp bị vô hiệu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  • Trường hợp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài đang giải quyết vụ tranh chấp thì dù Tòa án nhận thấy tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài hoặc tuy đã có thoả thuận trọng tài nhưng bị vô hiệu mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp Tòa án đã thụ lý thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp Tòa án thụ lý vụ tranh chấp trước khi có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp. Sau khi có quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tụ tố tụng dân sự.

Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác)

  • Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên.
  • Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài.
  • Các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thoả thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
  • Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Toà án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thoả thuận và các bên không thoả thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
  • Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
  • Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà phát sinh tranh chấp (và không thuộc các trường hợp đã phân tích ở trên)

  • Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án thì Tòa án từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
  • Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
  • Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.

Bài viết này chứa đựng kiến thức pháp luật và thuật ngữ chuyên môn, quý đọc giả có thắc mắc hoặc cần trao đổi về chuyên môn vui lòng liên hệ Luật sư Lê Hoàng Chương (). Luật sư Chương đã tham gia giải quyết nhiều tranh chấp thương mại tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và cùng với các Luật sư nước ngoài tham gia các vụ việc tranh chấp quốc tế tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) và có nhiều kinh nghiệm thiết thực, kiến thức hữu ích về thủ tục tố tụng trọng tài của các trung tâm này. 

Tòa an nhân dân và trọng tài thương mại sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp

Khi tham gia các quan hệ kinh tế, việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Các bên trong tranh chấp đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng.

Tòa an nhân dân và trọng tài thương mại sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp

Khái niệm:

–  Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ 3 nào.

– Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp.

– Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

– Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án được Nhà nước đảm bảo thi hành.

Sự khác nhau giữa các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:

Tiêu chí

Thương lượng Hòa giải Trọng tài

Tòa án

Cơ sở pháp lý Chưa có cơ sở Nghị định 22/2017/NĐ-CP Luật trọng tài thương mại năm 2010 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Đối tượng giải quyết tranh chấp Các bên có tranh chấp với nhau Thông qua người hòa giải là hòa giải viên Thông qua người giải quyết la trọng tài viên Thông qua người giải quyết là thẩm phán
Nguyên tắc giải quyết Tùy vào ý chí của các bên Bí mật (trừ khi có thỏa thuận hoặc quy định khác) Không công khai (trừ các bên có thỏa thuận) Công khai vụ án (Trừ các tranh chấp thuộc trường hợp không công khai theo quy định của pháp luật)
Phạm vi giải quyết Do các bên thỏa thuận Do các bên thỏa thuận Theo yêu cầu của bên khởi kiện Theo yêu cầu của bên khởi kiện
Tính ràng buộc pháp lý Không mang tính ràng buộc, có ý nghĩa khuyến khích các bên tự thực hiện Không mang tính ràng buộc và không bắt buộc thi hành Phán quyết mang tính chất chung thẩm, có sự ràng buộc, bắt buộc các bên phải thi hành Quyết định bắt buộc các bên phải thi hành, nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế
Điều kiện giải quyết Không theo bất kỳ điều kiện nào, việc tiến hành tùy thuộc vào ý chí thống nhất của các bên. Phải có thỏa thuận giữa các bên về giải quyết bằng hòa giải thương mại – Có thỏa thuận về việc giải quyết bằng trọng tài thương mại;

– Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại

– Một trong các bên nộp đơn khởi kiện tại tòa án;

– Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

Ưu điểm – Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém;

– Bảo vệ được uy tín của các bên và bí mật trong kinh doanh

– Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém;

– Người thứ 3 thường là người có chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp;

– Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ 3 nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết thường cao hơn thương lượng.

– Linh hoạt, nhanh chóng;

– Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình;

– Tuân theo một trình tự thủ tục nhất định, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi, do đó, bảo vệ uy tín của các bên, bí mật trong kinh doanh;

– Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao.
Nhược điểm – Hiệu quả của việc thương lượng phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp;

– Kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc;

– Việc giải quyết tranh chấp khép kín dễ nảy sinh tiêu cực, các công ty có sức mạnh kinh tế sẽ gây áp lực đối với công ty yếu hơn;

– Hòa giải cũng có những hạn chế tương tự thương lượng, bởi vẫn được quyết định trên cơ sở ý chí thỏa thuận cũng như sự tự nguyện thi hành của mỗi bên;

– Uy tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng hơn thương lượng;

– Chi phí cho hòa giải thường tốn kém hơn thương lượng.

Thời gian tranh chấp càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao;

Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án;

Phán quyết chung thẩm nhưng có thể bị tòa án xem xét hủy. Nếu phán quyết bị hủy thì hai bên sẽ phải bắt đầu lại từ đầu nên rất tốn thời gian.

 Thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do phải tuân theo quy định của pháp luật quy định;

Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ;

Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo dẫn tới việc quá trình tố tụng bị kéo dài thậm chí bị trì hoãn khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật FBLAW, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987 để được hỗ trợ và giải đáp. Trân trọng.