Tóm tất bản thân bằng tiếng Anh


Bạn đã “ngắm” đến một công việc rất “ổn”, tự cảm thấy năng lực và kinh nghiệm của mình đã đủ nhưng còn phân vân hoặc chưa biết giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV sao cho ấn tượng và phù hợp nhất? Có lẽ bài viết sau đây của aroma sẽ cho bạn một vài gợi ý để bạn có thể “bùng nổ” ngay chỉ qua vài dòng ngắn gọn ngay của personal statement trong một trang CV đấy!

 

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV với personal statement ấn tượng

Phần personal statement trong CV là một cách hay để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, trong “cuộc chiến” giành cuộc hẹn phỏng vấn, không phải ai cũng gây ấn tượng chỉ với vài dòng giới thiệu bản thân kèm theo năng lực và mục tiêu. Phần mở đầu thường được sử dụng để tóm tắt hồ sơ hoặc nghề nghiệp của bạn, qua đó, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng xác định năng lực cũng như mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Một phần personal statement thường dài khoảng 50 đến 200 từ, trình bày các thông tin thú vị, hấp dẫn. Nó thường nằm ở phía đầu của CV và mang đậm phong cách của chủ nhân CV đó. Một ví dụ đơn giản để bạn giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV qua personal statement đơn giản như sau:

As a highly-motivated and results orientated manager within the luxury hotel sector, I have a proven track record of providing exemplary levels of service to a broad range of guests, including VIPs and high-profile individuals. – Là một người quản lý tận tụy và có định hướng trong lĩnh vực khách sạn cao cấp, tôi có một bản theo dõi đã được chứng minh là cung cấp các dịch vụ kiểu mẫu cho nhiều khách hàng, bao gồm cả khách hàng VIP và cá nhân cao cấp.

Với phần personal statement, bạn hãy trình bày làm 3 phần:

Bạn hãy cho nhà tuyển dụng xác định một cách nhanh chóng và rõ ràng bạn đến từ đâu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực gì và thể hiện giá trị cốt lõi của bạn. Các thông tin bổ sung sẽ là một phần quan trọng nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn hơn. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

As recent graduate from Durham University, with an honours degree in media communications, I have undertaken several internships within leading organisations such as Bertelsmann and Times Warner. These placements have enabled me to develop not only specific media industry experience, but also a valuable and transferable skill set in this fast-paced sector. – Khi tốt nghiệp gần đây từ Đại học Durham, với bằng danh dự về quan hệ truyền thông, tôi đã thực tập trong các tổ chức hàng đầu như Bertelsmann và Times Warner. Những vị trí này đã giúp tôi phát triển không chỉ kinh nghiệm của ngành truyền thông cụ thể mà còn là một kỹ năng có giá trị và có thể chuyển đổi được trong lĩnh vực có nhịp độ nhanh này.

Bạn có thể làm được gì nếu tham gia công ty? Bạn có thể mang lại điều gì khi trở thành một phần của họ? Hãy thể hiện điều đó một cách ấn tượng. Ví dụ:

During placement with Bertelsmann, I worked in the media division contributing to projects – such as the award-winning China Max Documentary – and managed my own research, liaised with various divisions, formulated media reports and participated in group project meetings. Utilising excellent communication skills, I developed and maintained successful working relationships with both internal and external staff. – Trong quá trình làm việc với Bertelsmann, tôi làm việc trong bộ phận truyền thông cho các dự án – chẳng hạn như giải thưởng China Max Documentary – và quản lý nghiên cứu riêng, phối hợp với các bộ phận khác, xây dựng báo cáo phương tiện truyền thông và tham gia các cuộc họp nhóm dự án. Sử dụng các kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, tôi đã phát triển và duy trì các mối quan hệ làm việc thành công với cả nhân viên nội bộ và bên ngoài.

Đây sẽ là phần để bạn thể hiện những bước đi sắp tới của mình. Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến một nhân viên có chí tiến thủ và hoài bão cho tương lai. Bạn có thể tham khảo:

Looking to secure a position in a media organisation, where I can bring immediate and strategic value and develop current skill set further. – Hướng đến một vị trí trong một tổ chức truyền thông, nơi tôi có thể mang lại ngay lập tức và giá trị chiến lược và phát triển thêm kỹ năng hiện tại.

Những điều cần lưu ý trong phần personal statement

Sau đây là một vài điều bạn cần lưu ý trong phần này, hãy cố gắng thực hiện nhé:

  • Get straight to the point: avoid lengthy descriptions and make your testimonies punchy and informative. – Đi thẳng vào vấn đề, tránh miêu tả dài dòng và làm cho lời lẽ có trọng tâm và đầy đủ thông tin
  • Keep it between 50 to 200 words maximum. – Duy trì khoảng 50 đến 200 chữ là tối đa.
  • If you have enough space, use 1.5 line spacing to make you statement easier to read. – Nếu bạn có đủ không gian, hãy sử dụng giãn dòng 1.5 line để phần personal stament trở nên dễ đọc.
  • Match person and job specifications with well written copy. – Phù hợp với mô tả về con người và công việc trong một bản in tốt.
  • Read your profile out loud to ensure it reads naturally. – Hãy đọc to hồ sơ của bạn để đảm bảo nó được tự nhiên.

Với những gợi ý trên đây, aroma hy vọng bạn sẽ có một phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV với personal statement ấn tượng. Và bạn hãy tự tin nắm bắt cơ hội của mình nhé! Chúc bạn thành công!


Phần giới thiệu bản thân, về cơ bản là cung cấp cho người phỏng vấn những thông tin về bản thân như “đến từ đâu”, “là người như thế nào”, đồng thời tạo cho ứng viên cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp với người phỏng vấn, giúp buổi phỏng vấn được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. Người phỏng vấn không nhất thiết phải quan tâm đến toàn bộ thông tin trong CV của bạn. Tuy nhiên, về cơ bản thì ở phần giới thiệu bản thân, ứng viên nên bổ sung thêm một số thông tin về tiểu sử bản thân mà bạn đã viết trong CV trước đó.Một số mục cơ bản cần trình bày: Họ tên,Tóm tắt quá trình học tập và làm việc,Chuyên môn,Sở thích, sở trường
Dù có trình bày vấn đề gì cũng nên trình bày một cách ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu. Trong buổi phỏng vấn, ở những phần mà người phỏng vấn đặc biệt có hứng thú muốn nghe, bạn nên đi vào chi tiết  vấn đề và tập trung trình bày những từ khóa.

Xem thêm:Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg

Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn là gì?

Bao giờ khi bắt đầu buổi phỏng vấn , phần tự giới thiệu bản thân cũng được yêu cầu trình bày trước nhất, phần PR bản thân và động cơ, động lực làm việc thưởng sẽ được trình bày sau đó. Do đó, trong phần tự giới thiệu bản thân, nếu bạn trình bày luôn cả nội dung PR bản thân, mong muốn và động lực làm việc thì sau đó khi nghe tiếp cùng nội dung trên sẽ tạo cho người phỏng vấn cảm giác bị trùng lặp thông tin, gây khó chịu. Những thông tin như mức độ mong muốn hay điểm mạnh bạn muốn thể hiện có thể không cần thiết phải trình bày, nhưng tốt hơn hết thì trong câu trả lời về vấn đề này, bạn nên đưa ra nội dung một cách chi tiết, rõ ràng theo từng phần để tăng sức thuyết phục của câu trả lời.

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng anh

Cách nói chuyện trong buổi phỏng vấn như thế nào?

Nói chuyện to, rõ ràng, mạch lạc. Lưu ý việc giao tiếp bằng ánh mắt với người phỏng vấn là điều tối quan trọng khi trò chuyện.

Thời gian bao lâu thì phù hợp khi giới thiệu bản thân ?

Có một số trường hợp nhà tuyển dụng quy định ứng viên được trình bày trong khoảng “30 giây” hay “2 phút”. Nhưng nếu không có quy định cụ thể nào về thời gian, thì một câu trả lời sẽ được trình bày trong khoảng 1 phút (tương đương 250~300 từ trong tiếng Nhật). Khi bạn lo lắng, căng thẳng, bạn thường sẽ có xu hướng nói nhanh hơn. Bạn nên thực hành nhiều lần để có thể điều chỉnh tốc độ nói phù hợp khi vào phỏng vấn.

Mẫu đoạn giới thiệu bản thân bằng tiếng anh

Mẫu 1:

So, tell me a little bit about yourself? (Hãy nói cho tôi biết sơ qua về bạn?) –> My name’s Nguyen Kim Hoa. I’m 22 years old and I’m single. I have just graduated from university in July with the major in accounting. I got 3 months experience as an internship at X company. I like reading books and travelling. Tôi tên là Nguyễn Kim Hoa. Tôi 22 tuổi và đang độc thân. Tôi vừa tốt nghiệp vào tháng 7, chuyên ngành của tôi là kế toán. Tôi có kinh nghiệm thực tập tại Công ty X trong 3 tháng. Sở thích của tôi là đọc sách và du lịch. How would you describe your personality? (Bạn tự nhận xét về bản thân mình là người thế nào?) –> I’m a careful and hard-working person. I’m eager to learn new things and willing to work in team. I easily adapt to with new working environment and take initiative in work.

Tôi là người cẩn thận và chăm chỉ. Tôi ham học hỏi và  thích làm việc với mọi người. Tôi dễ thích nghi với môi trường làm việc và chủ động trong công việc.

Video liên quan

Chủ đề