Tóm tắt nội dung đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Đề bài các em hãy tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh với đề bài này, các em học sinh lớp 11 sẽ có đáp án ngay trong bài này với đầy đủ ý khi làm bài.

Chốn cung đình nơi vua chúa sinh sống là nơi uy nghiêm và sang trọng. Trong đó tác phẩm nổi tiếng Vào phủ chúa Trịnh của tác giả nổi tiếng Lê Hữu Trác đã miêu tả rất hay nơi phủ chúa. Bài tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh sau đây sẽ giúp các em hiểu hơn về một nơi tráng lệ số một của nhân gian cũng như thái độ, cách hành xử  của nhân vật có uy lực trong xã hội thời bấy giờ.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh đầy đủ ý nghĩa của tác phẩm

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Giới thiệu tác giả

Lê Hữu Trác sinh năm 1724 và mất năm 1791, có bút hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, ông sinh ra và lớn lên tỉnh Hưng Yên ngày nay. Ông là một danh y có tiếng từ rất lâu, ông không chỉ là thầy thuốc giỏi, bên cạnh đó ông còn soạn sách, mở các trường dạy học về nghề thuốc với mục đích truyền lại kiến thức y học đến nhiều học trò khác. Trong đó, ông nổi tiếng với bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”,tác phẩm để đời và lưu truyền đến ngày nay. Tác phẩm là hành trình ông ghi chép lại những thăng trầm những xúc cảm thật nhất của ông trên mọi con đường trong lúc ông đi khám chữa bệnh cho nhân dân.

Giới thiệu tác phẩm

Thể loại: kí sự

Đây là một dạng văn được viết dưới thể ký ghi lại những sự việc, những câu chuyện chân thực.

  • Thượng kinh kí sự (kí sự đến kinh đô) là cuốn sách cuối cùng ở trong bộ sách “Hải thượng y tông tâm lĩnh”, ký sự được sáng tác bằng chữ Hán và năm 1783 hoàn thành xong. Tác phẩm này ghi chép và miêu tả lại toàn bộ quang cảnh nơi kinh đô to lớn và xa hoa, hơn hết là cuộc sống lộng lẫy choáng ngợp, cùng với những quyền lực của vua chúa nơi phủ chúa Trịnh. Tất cả sự việc đều là sự thật được tác giả Lê Hữu Trác chứng kiến, nghe được trên đường từ Hương Sơn ra Thăng Long để khám bệnh cho hai thế tử trong cung. Cuối tác phẩm, Lê Hữu Trác trở về lại quê nhà tiếp tục cống hiến tài năng y học của mình cho cuộc đời và sống một cuộc sống lạc quan, tự tại
  • Trong đó, tác phẩm kí sự “Vào phủ chúa Trịnh” được  lấy từ quyển Thượng kinh kí sự.

Bố cục

“Vào phủ chúa Trịnh” được chia làm hai phần:

Phần 1

Từ đầu cho đến “để tôi xem mạch Đông cung cho thật kỹ” => Nói lên về cuộc sống xa hoa, sang trọng nơi phủ chúa Trịnh

  • Cuộc sống và khung cảnh nơi phủ chúa uy nghi, tráng lệ, cuộc sống mơ ước của nhiều người mà không đâu sánh bằng
  • Nơi phủ chúa sống rất phép tắc và khuôn phép, người hầu kẻ ra người vô tấp nập, nhộn nhịp chốn phủ chúa thể hiện sự hoành tráng, cao sang.

Phần 2

Còn lại => Nêu lên quá trình mà tác giả Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cũng như bộc bạch suy nghĩ của mình về nơi đây.

  • Tác giả tỏ rõ thái độ ngạc nhiên trước khung cảnh sa hoa, lộng lẫy nơi phủ chúa Trịnh. Thế nhưng tác giả lại chẳng quan tâm đến sự giàu có nơi đây.
  •  Đến khi bắt mạch ông tỏ thái độ hồi hộp, căng thẳng nhưng cũng rất trang nghiêm và tôn kính.
  • Ông luôn thể hiện được mình là người có phẩm chất cao quý của người làm nghề y có tâm và đức độ,dửng dưng trước sự cao sang.

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh

Trong câu chuyện nhân vật đó chính là tác giả Lê Hữu Trác, người thầy thuốc giỏi giang và tài bai. Ông nhận được lệnh vào phủ chúa Trịnh với yêu câu để chữa bệnh cho hai thế tử, ông bước vào chốn phủ chúa sang trọng, quyền quý nơi phủ chúa, ông cũng là quan của triều đình nhưng khi bắt gặp thấy quang cảnh sung túc, giàu có và tráng lệ nơi phủ chúa Trịnh cũng phải lấy làm ngạc nhiên. Sau khi đi qua từng lớp ửa khác nhau , cuối cùng ông cũng đến được nơi mà chúa sinh sống, nơi đây toàn những thứ đặc biệt, mới lạ, tất cả mọi đồ đạc ở đây đều là đồ quý giá. Trong lúc chờ đợi chúa vào phòng, ông đã được tiếp đãi bằng những món ngon vật lạ có trên đời này, qua đó ông cảm nhận được hương vị của những con người cao sang, quyền quý là như thế nào. Ông đến đây với nhiệm vụ là bắt mạch và xem tình hình bệnh cho thế tử, ông cảm thấy được bệnh thế tử là do thế tử chỉ sống ở nơi chăn êm nệm ấm, không ra bên ngoài mà bệnh đã ngấm lâu nên càng thêm nghiêm trọng. Nghĩ đến nước nhà, ông vẫn lên đơn thuốc cho thế tử dùng để chữa trị bệnh của mình. Khi Lê Hữu Trác hoàn thành xong nhiệm vụ, ông quay trở về quê nhà, chờ đợi lệnh của chúa.

“Vào phủ chính Trịnh” của  Lê Hữu Trác đã giúp tái hiện nên quang cảnh chốn cao sang, sung sướng nơi phủ chúa, không nơi đâu bên ngoài sánh bằng. Bên cạnh đó, đoạn trích cũng thể hiện quan điểm của ông coi thường chốn giàu sang, địa vị và danh vọng.

Giá trị nội dung

Bằng tài năng quan sát cẩn thận và ghi chép sự việc một cách tinh tế lại sự thật tai nghe mắt thấy một cách chân thực của mình. Tác giả Lê Hữu Trác đã vẽ lên một bức tranh cuộc sống nhộn nhịp về sự lộng lẫy, xa hoa choáng ngợp nơi phủ chúa Trịnh. Thông qua ngòi bút tài tình của tác giả cho thấy sự trái ngược hoàn toàn về cuộc sống nơi phủ với cuộc sống bình thường bên ngoài phủ chúa. Trong hành trình chữa bệnh trên mọi nẻo miền quê của ông đã gặp rất nhiều cuộc sống khó khăn, vất vả bao nhiêu thì nơi đây đã cho ông thấy được cuộc sống trái ngược hoàn toàn về sự kiêu sa, uy nguy, tráng lệ. Đoạn trích trên của tác giả cũng cho thấy được tấm lòng và phẩm chất cao quý của ông với cốt cách của một danh y đức độ và lương thiện.

Giá trị nghệ thuật

  • Với thể loại ký sự cùng với sự tinh tế trong sự quan sát ông đã viết nên một tác phẩm đặc sắc. Sự ghi chép, tường thuật sự việc một cách chi tiết, tạo nên sự lôi cuốn, sinh động cho tác phẩm.
  • Tuy được viết bằng thể loại ký nhưng tính chất trữ tình trong đoạn trích cũng được bộc lộ qua việc kết hợp giữa thể loại văn xuôi và thơ ca với nhau.
  • Đoạn trích kết hợp các phương thức như tự sự, miêu tả làm tác phẩm trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.

Trên đây là tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh lớp 11, giúp các em nắm rõ được nội dung của bài. Chúc các em học thật tốt. Hẹn gặp các em trong những nội dung khác.

  • Xem thêm: Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) dễ dàng và đơn giản
Văn Học Lớp 11 -

Tuyển chọn Top 10 bài tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh lớp 11 ngắn nhất. Các mẫu tóm tắt được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

1. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 1

Vào ngày đầu tiên của tháng 2, thầy lang Lê Hữu Trác được lệnh triệu tập vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Mặc dù chỉ đi từ cửa sau của phủ chúa nhưng ông cũng thấy được mức độ xa hoa, giàu có như thế nào. Đồ đạc đều được sơn thếp vàng, đồ cổ quý giá nhiều vô kể, cả một căn nhà lớn lại là phòng trà, thực sự quá xa hoa. Cho dù cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa là vậy nhưng Lê Hữu Trác vẫn có thể nhận ra được bức tranh hiện thực ở nơi đây là rất tùng túng và ngột ngạt. Thế tử ở nơi trưởng rủ màn che đến mức mà thầy lang phải đi qua mấy lớp cửa, vài hàng lang dài miên man mới có thể đến được nơi để thăm khám. Cũng bởi sống cuộc sống sung sướng như ở trong nơi nắng mưa chẳng tới đầu, ăn quá no, mặc quá ấm, lại thêm không chịu vận động nên mới khiến cho nội phủ mới yếu đi mà sinh ra bệnh. Lê Hữu Trác vốn là người không màng công danh, lợi lộc nên sau khi kê đúng đơn thuộc đã từ giã về quê đợi thành chỉ.

2. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 2

Truyện xoay quanh nhân vật là Lê Hữu Trác, ông là một thầy lang giỏi được lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. “Vào phủ chúa Trịnh” là tác phẩm ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người từ khi triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện qua con mắt của Lê Hữu Trác rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng và ngột ngạt. Để đi đến nơi ở của thế tử ông phải đi qua nhiều lần cửa, xung quanh được miêu tả là cây cối um tùm, hành lang quanh co, những căn phòng cao rộng, có nhiều đồ thếp vàng, màn gấm và nhiều thứ quý giá khác.

Nhiệm vụ của ông là bắt mạc, tìm bệnh cho thế tử. Ông đưa ra chuẩn đoán bệnh cho Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh và tay chân gầy gò. Là một người thầy lương y có đạo đức, có tâm với nghề, không màng danh lợi nên sau khi kê đúng đơn thuốc, Lê Hữu Trác đã từ giã về quê chờ thánh chỉ.

3. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 3

Nhân vật trong câu chuyện là Lê Hữu Trác, thầy lang giỏi. Ông có lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh, ông đi vào chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa ông cũng đến đượcnơi chúa ở,phòng chúa ở rất đặc biệt được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy.Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời, qua đó biết được khẩu vị của những bậc quyền quý. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử, nhận thấy bệnh của thế tử xuất phát từ chúa thường ở chốn màn che trướng phủ, ăn sướng, mặc ấm phủ tạng yếu, bệnh đã lâu nên trầm trọng.Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đãkê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh.Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

=> Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọngcủa chúa Trịnh,nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.

4. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 4

Tôi vẫn nhớ ngày hôm đó vào sáng sớm ngày 1/2 nhận được thánh chỉ vào phủ chầu ngay lập tức. Đi từ cửa sau vào phủ tôi nhìn thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua nở, chỉ vậy thôi cũng đủ nhận thấy sự giàu sang của vua chúa lớn đến nhường nào. Đi tiếp qua vài lần cửa nữa, qua các hàng lang dài miên man thì cuối cùng tôi được dẫn vào ngôi nhà lớn mà được gọi là phòng trà. Đồ đạc đều được sơn thếp vàng, tôi cũng thấy cả những đồ vật cổ quý giá. Tôi không được yết kiến Thánh thượng vì lúc đó người đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần. Sau khi được dùng bữa với những thứ sa hoa thôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung để thăm khám cho thế tử Trịnh Cán. Bởi nằm lâu trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá nó, mắc quá ấm lại thêm lười vận động nên nội phủ tạng yếu đi, dẫn đến phát bệnh. Tôi nghĩ còn nợ ơn nước nên đã kê đơn thuốc theo đúng bệnh rồi từ giã trở về quê chờ thánh chỉ.

5. Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh - Mẫu 5

Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 2, tôi được lệnh triệu vào phủ chúa. Tôi nhanh chóng được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Tôi đi vào từ cửa sau, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài quanh co tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được thiết đãi bữa sáng mĩ vị với đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Nửa sợ bị cuốn vào vòng danh lợi, nửa vì chịu ơn của nước. Cuối cùng, tôi dốc lòng kê đơn cho thế tử, rồi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

6. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 6

Nhân việc được triệu kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, ghi lại quang cảnh và cuộc sống cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ. Tác giả Thái độ của tác giả không đồng tình với cuộc sống xa hoa, tỏ ý phê phán cuộc sống nơi phủ chúa và những con người ở đấy. Đặc biệt là chúa Trịnh Sâm, thế tử Trịnh Cán và quan lại quyền quý.

7. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 7

Thượng kinh kí sự(Kí sự lên kinh) là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp cuối bộHải Thượng y tông tâm lĩnhnhư một quyển phụ lục. Tác phẩm được viết bằng thể kí sự - một thể loại văn học mới xuất hiện ở thế kỉ XVIII, ghi chép những câu chuyện, những sự việc có thực và tương đối hoàn chỉnh.

Thượng kinh kí sự ghi lại những chuyện mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tập kí sự tả lại quang cảnh kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và thế lực, quyền uy của nhà chúa. Câu chuyện kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan để tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.

Đoạn tríchVào phủ chúa Trịnhnói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trinh Cán.

8. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 8

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh ghi lại một lần được truyền tới phủ chúa chữa bệnh cho thế tử đã trở thành một đoạn trích tiêu biểu trong cuốn Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.Thông qua tài quan sát và ngòi bút ghi chép sự thật một cách chân thực, tinh tế của mình, Lê Hữu Trác đã làm hiện lên bức tranh cuộc sống sinh động về sự xa hoa của phủ chúa Trịnh. Bằng sự chân thực tác giả cho thấy sự đối lập của cuộc sống trong phủ với cuộc sống bình thường ngoài kia. Trên chặng đường chữa bệnh của ông gặp biết bao cuộc sống khó khăn thì đây đích thực là cuộc sống quyền uy, cao sang nhất mà ông từng gặp. Qua đó, cũng thể hiện được phẩm chất của một Hải thượng lãn ông, đức độ, có cốt cách của một danh y có lương tâm.

9. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 9

"Thượng kinh kí sự" ghi lại hành trình của ông lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn văn "Vào phủ chúa Trịnh" trích trong cuốn kí sự ấy rất giàu giá trị hiện thực và cho thấy một ngòi bút đậm đà, tài hoa. Lê Hữu Trác không chỉ vẽ nên cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa với cung cách sinh hoạt hết sức rườm rà, cuộc sống đầy yếm khí ở nơi đây. Nhưng đồng thời sau những dòng chữ ấy còn cho thấy những nỗi niềm, cảm xúc của tác giả trước lối sống giàu sang, phú quý và tấm lòng, nhân cách cao cả của một bậc lương y.

10. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh - Mẫu 10

Vào Trịnh phủ là đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho Đông Cung Thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện chân thực bức tranh sinh động về cuộc sống kiêu sa, vương giả và hiện thực cuộc sông nơi phủ chúa. Vào Trịnh phủ là một phần của tập Thượng kinh kí sự, là tác phẩm thuộc thế kỉ. Vì vậy đoạn trích là lời kể mộc mạc và chân thực, có ghi rõ thời gian Mồng 1 tháng 2, sáng tinh mơ và có sự việc: Có thánh chỉ triệu vào cung. Song điều làm cho chúng ta chú ý đó là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lẽn vô cùng rực rờ qua cái nhìn của tác giả. Ban đầu Lê Hữu Trác được hò chìm trong khung cảnh vườn phủ chúa: Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian, chứ không phải cảnh ở hiện thực mà tác giả nhìn thấy. khác hẳn người thường. Điều này chứng tó thái độ ngỡ ngàng đến bất ngờ của tác giả. Đoạn trích là những trang kí sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực ấy, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi thế mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống cung đình.

---/---

Trên đây là tuyển chọn Top 10 bài tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh lớp 11 ngắn nhấtTop lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

Video liên quan

Chủ đề