Tổng quan tài liệu nghiên cứu khoa học

Viết tổng quan nghiên cứu

Một đề cương nghiên cứu thường bao gồm:

Đặt vấn đề > Ý nghĩa của đề tài > Tổng quan nghiên cứu > Đối tượng và Khách thể nghiên cứu > Phạm vi (không gian, thời gian, nội dung nghiên cứu) > Câu hỏi nghiên cứu > Giả thuyết nghiên cứu > Phương pháp nghiên cứu > Khung phân tích.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu khoa học

Bài viết này chia sẻ về mục tổng quan nghiên cứu, một thành phần cấu tạo nên đề cương nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu là gì ?

Hãy tưởng tưởng tri thức của nhân loại như một bức tường to lớn, mà ở đấy nghiên cứu của ta chỉ là một viên gạch. Mỗi viên gạch sau khi được tạo hình sẽ được đặt lên bức tường, liên kết với các viên gạch khác giúp bức tường to dài thêm ra. Quá trình tạo gạch chính là việc thực hiện nghiên cứu và việc bức tường ngày càng to thêm, cứng cáp thêm - chính là sự đóng góp của bạn vào bức tranh chung của nghiên cứu khoa học (Ý nghĩa của nghiên cứu).

Thế nhưng, để viên gạch nằm đúng vị trí của nó thay vì bị thiên lệch đi so với bức tường ban đầu - bạn sẽ phải xem tổng quát về bức tường trước, tìm xem vị trí nào đang thiếu gạch, vị trí nào còn trống, vị trí nào gạch bị nứt đi cùng với nhu cầu thay thế... từ đó tạo ra viên gạch phù hợp để đáp ứng nhu cầu. Trên thực tế, viên gạch mà ta tạo ra vừa kế thừa các đặc điểm thiết kế những viên gạch trước đó, vừa có tính mới để góp phần củng cố bức tường. Nếu không đạt các tiêu chí trên viên gạch của ta sẽ bị loại bỏ và lãng quên.

Quá trình xem xét một bức tường không hoàn hảo để đưa vào đó một viên gạch phù hợp là câu chuyện minh họa cho cái gọi là xây dựng tổng quan tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Tại sao cần xây dựng tổng quan?

Điều cuối cùng mà một người chỉ huy muốn làm có lẽ là đưa quân tiến vào một trận địa hoàn toàn chưa nắm rõ tình hình. Cũng như các kỹ sư xây dựng sẽ chẳng dám mạo hiểm xây dựng một ngôi nhà nếu chưa trải qua khảo sát nghiêm ngặt về địa chất. Làm nghiên cứu cũng vậy.

Việc bạn thực hiện một nghiên cứu đã có người làm từ trước, nhưng không có tính mới, không có sự cập nhật, khôn đưa ra một kết quả tạo ra sự khác biệt - sẽ đưa đến một hệ lụy là không ai trong giới khoa học chịu thừa nhận thành quả của bạn.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu khoa học

Cần hiểu rằng, rất khó để tìm ra một chủ đề nghiên cứu hoàn toàn mới lạ chưa từng có người đặt chân tới trong thời điểm hiện nay khi mà khoa học và công nghệ đã phát triển trong suốt mấy trăm năm qua. Phần lớn ý tưởng nghiên cứu được ta nghĩ ra ít nhiều đã từng có người từng thực hiện.

Làm thế nào để có thể đảm bảo tính mới của nghiên cứu nếu ta bỏ qua việc tìm hiểu các nghiên cứu đi trước? Đọc và nắm tổng quan về vấn đề nghiên cứu thông qua các nghiên cứu tiền nhiệm chính là cách thức để giải quyết vấn đề. Đó cũng chính là mục đích của việc viết tổng quạn tài liệu nghiên cứu.

Viết tổng quan như thế nào?

Nếu chỉ đọc tài liệu rồi cắt ghép và bê nguyên nội dung thả vào báo cáo, đấy chỉ mới là một bản tóm tắt tài liệu tham khảo, việc thiếu phân tích từ những nội dung đã đọc chưa đủ để biến bản báo cáo này thành một tổng quan tài liệu. Để xây dựng tổng quan, bạn sẽ cần thực hiện một số bước sau:

Bước 1. Tập hợp tài liệu:

Tìm các nguồn tài liệu liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu và khoanh vùng nhóm tài liệu trong phạm vi nội dung và thời gian xác định của đề cương nghiên cứu. Không nên đọc tràn lan mọi tài liệu bạn có sẵn, thay vào đó, một danh mục tài liệu tham khảo sẽ giúp ích trong trường hợp này.

Ở mục tập hợp tài liệu này ta cũng nên phân biệt các tài liệu thường thức với tài liệu khoa học, trong đó Wikipedia được xem lại một dạng tài liệu thường thức và không được sử dụng trong môi trường học thuật. Ta cũng cần lựa chọn các tài liệu có hàm lượng khoa học cao và thấp hơn, trong đó các bài tập lớn - khóa luận tốt nghiệp của sinh viên được cho là có giá trị khoa học thấp hơn.

Bạn có thể tìm các tài liệu khoa học qua [ bài viết này ]

Sở dĩ có cách phân biệt này bởi phần lớn các bài khóa luận có sự tham khảo lại từ các tài liệu thứ cấp khác. Các tài liệu được đánh giá cao hơn thường là các bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí uy tín, sách chuyên khảo hoặc các tài liệu của các học giả có tên tuổi.

Bước 2. Tìm điểm chung:

Cụ thể hơn là chỉ ra những khía cạnh tương đồng với ý tưởng nghiên cứu của bản thân. Đây được xem là cơ sở ban đầu để củng cố cho lòng tin của nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về những vấn đề tiền nhiệm. Rất khó để thuyết phục hồi đồng khoa học tin vào một nghiên cứu chưa từng được triển khai, chỉ vì tính hiện hữu và tiền khả thi của nó

Bước 3. Phân tích - bình luận

Phân tích chéo các tài liệu tham khảo bằng cách so sánh, đối chiếu các nghiên cứu với nhau nhằm khai thác các thiếu sót, các "lỗ hổng" của nghiên cứu đó. Chỉ ra các thiếu sót không hướng đến mục đích phê phán, chê bai ai nếu được thực hiện dưới một góc nhìn phản biện.

Mục đích của việc nắm các hạn chế trong nghiên cứu đi trước giúp ta tránh được việc phạm phải các lỗi sai. Cũng cần xác định rằng, nếu việc tìm ra cái mới hoàn toàn mới là việc khó thì chuyện khám phá ra hạn chế của nghiên cứu trước và đưa ra một nghiên cứu mới để hoàn thiện bổ sung là việc hoàn toàn khả thi và có ý nghĩa khoa học

Ngoài 3 nội dung chính kể trên, ta cũng cần lưu ý thêm 2 điểm phụ ở dưới

4. Đánh giá các kết quả một cách tôn trọng, khách quan và công bằng. Hiếm khi chúng ta được tiếp thu tư tưởng "không có kết quả cũng là một kết quả". Thay vì phản ánh đúng thực tại khách quan của xã hội, đôi khi ta bị ép vào việc luôn phải đưa ra kết quả trong một nghiên cứu. Ví dụ, nếu nghiên cứu trước đưa ra kết quả là không xác định được động cơ đi lễ chùa của người dân vì phương pháp họ thực hiện là quan sát không tham dự. Ta vẫn nên tôn trọng khám phá của họ, vì các lý do khác nhau, có thể họ không thể triển khai một phương pháp đủ mạnh mẽ để khai thác theo chiều sâu. Ta có thể đưa ra nhận xét rằng phương pháp trên chưa phù hợp và đề xuất một nghiên cứu mới với phương pháp mới - nhằm lật lại kết quả của nghiên cứu trên.

5. Mỗi lần tham khảo tài liệu ta nên ghi chú lại các thông tin quan trọng, tạo mục lục tham khảo và trích dẫn các nghiên cứu theo quy định của pháp luật. Tôn trọng bản quyền tác giả cũng là cách để tôn trọng bản thân khi bước chân vào nghiên cứu

Tổng quan tài liệu nghiên cứu khoa học

Kết luận

Có thể thấy việc xây dựng tổng quan, không gì hơn ngoài việc bạn biết mình đang tìm hiểu điều gì, sau đó tìm đọc tài liệu liên quan. Đừng ngại đọc, bởi đó là cách mà bạn có thể đứng trên vai những người khổng lồ. Quá trình đọc sẽ giúp bạn định hình lại vấn đề nghiên cứu, phát triển câu hỏi nghiên cứu và trở thành cơ sở để bạn đánh giá sự khả thi khi muốn thực hiện đề tài của mình.

Tất nhiên, nếu bạn ngại đọc thì đó lại là chuyện khác !

---

Tài liệu tham khảo chính:

  1. Gordon Mace & Francois Petry (2013), “Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội”, NXB Tri thức
  2. Michel Beaud (2014), “Nghệ thuật viết luận văn”, NXB Tri thức
  3. Nguyễn Xuân Nghĩa (2010), “Phương pháp & kĩ thuật trong nghiên cứu xã hội”, NXB Phương Đông
  4. Nguyễn Văn Tuấn (2018), “Phân tích dữ liệu với R”, NXB Tổng hợp TP. HCM
  5. Nguyễn Văn Tuấn (2018), “Đi vào nghiên cứu khoa học”, NXB Tổng hợp TP. HCM
  6. Phan Văn Quyết & Nguyễn Quý Thanh (2001), “Phương pháp nghiên cứu Xã hội học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VIẾT TỔNG QUAN TÀI LIỆU(Sử dụng cho Bài tập 1 ­ cao học YTTC)1. GIỚI THIỆUTổng quan tài liệu là một bài viết, công trình nghiên cứu về  một chủ  đề  nhất định dựa trên những tài liệu, báo cáo và công trình nghiên cứu đã được thực  hiện (kể cả trong nước và trên thế giới).Viết tổng quan tài liệu không phải chỉ  là việc xem xét, tập hợp, liệt kê thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn  phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với mục tiêu đề ra.Viết tổng quan tài liệu có thể có nhiều mục đích khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về mục đích tổng quan tài liệu:­­­­­­Trình bày một lí thuyết và những nghiên cứu thử  nghiệm lí thuyết này đã  được thực hiện,Trình bày một vấn đề  và những giải pháp giải quyết vấn đề  đã được các nghiên cứu đề xuất, thử nghiệmTổng hợp và phân tích một hoặc những phương pháp được  áp dụng để nghiên cứu hay giải quyết một vấn đề cụ thể,Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã được thực hiện,Nêu nhu cầu cho nghiên cứu tiếp theoTổng hợp kiến thức về một vấn đề sức khỏe đang được quan tâm2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNHViết tổng quan tài liệu bao gồm những bước chính sau đây:2.1 Xác định chủ đề quan tâm2.2 Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu2.3 Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ2.4 Thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhauTài liệu có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ: các tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí hoặc chưa đăng, các cơ sở dữ liệu (Medline, CD­ROMS, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, internet.2.5 Đọc phần tóm tắt của các tài liệu thu thập được, đọc lướt qua để  nắm được ý chính12.6 Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề  ra. Lưu ý việc lưu giữ những tài liệu đã được lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử dụng (ví dụ sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp,…)2.7 Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn và ghi chép những nội dung liên quan  và thêm vào những ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân2.8 Viết tổng quanTrong quá trình viết, tác giả  cần bám sát mục tiêu đã đề  ra và lưu ý đưa ra  những nhận xét bình luận của bản thân đối với những thông tin thu thập được từ những tài liệu.2.9 Đọc lại phần tổng quan đã viết, sửa chữa và hoàn thành tài liệu tổng quan.Trong bước này, tác giả  có thể  phải đọc lại những tài liệu đã đọc hoặc đọc thêm những tài liệu liên quan để  có thêm thông tin hoặc làm rõ thê thông tin  quan trọng.3. CẤU TRÚC TỔNG QUAN TÀI LIỆUMột bài viết tổng quan tài liệu gồm những mục sau đây:3.1 Tiêu đề 3.2 Mục tiêu3.3 Tài liệu và phương phápTrong phần này, tác giả phải mô tả rõ phương pháp đã được sử dụng để tìm tài liệu, nguồn tài liệu, những tiêu chuẩn chọn tài liệu và những tiêu chuẩn loại trừ tài liệu.3.4 Kết quảDựa trên mục tiêu đề ra, kết quả được trình bày theo chủ đề, chia ra nhiều chủ đề  nhỏ, sắp xếp theo trình tự  lôgic và làm sao cho chúng có mối liên hệ  với  nhau. Lưu ý là viết tổng quan tài liệu không phải chỉ là việc xem xét, tập hợp,  liệt kê thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với nghiên cứu dự định tiến hành.3.5 Kết luận và khuyến nghịKết luận và khuyến nghị  phải căn cứ  trên kết quả  thu được, việc phân tích thông tin thu được và đối chiếu với mục tiêu của tổng quan tài liệu.3.6 Danh mục tài liệu tham khảoLiệt kê toàn bộ tài liệu tham khảo được sử dụng để viết tổng quan tài liệu theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (xem phục lục 2)2Số  lượng tài liệu tham khảo: trong khuôn khổ  tiểu luận tốt nghiệp CNYTCC,  tổng số  tài liệu tham khảo tối thiểu là 25, trong đó tài liệu bằng tiếng Anh ít nhất là 10.4. Một số qui định về hình thức tiểu luận tổng quan tài liệu4.1 Font chữ và cỡ chữ: sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 124.2 Khoảng cách giữa các dòng: 1.54.3 Độ dài tiểu luận: tối thiểu 20 trang, tối đa 30 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục)Tài liệu hướng dẫn này có tham khảo các tài liệu sau đây:Trường Đại học y tế công cộng (2007), Hướng dẫn viết đề  cương nghiên cứu sử dụng cho học viên dự thi nghiên cứu sinh Y tế công cộng.Trường Đại học y tế  công cộng (2007), Hướng dẫn viết luận văn và báo cáo nghiên cứu sử dụng cho học viên cao học và chuyên khoa I.Saul   Greenberg,How   To   Write   A   Literature   Review. http://pages.cpsc.ucalgary.ca/~saul/wiki/pmwiki.php/Chapter1/Chapter1Club accessed date 7 March 2008Asian Institute of Technology, Writing a literature review; Dena Taylor, The Literature Review: A Few Tips On Conducting It  :///D:/My%20Documents/Phong%20DT/Thi%20tot%20nghiep/THi%20TN%20K3%202004­2008/Literature%20review/litrev.html, accessed date: 7­3­2008Phụ lục 1­ Hướng dẫn viết tổng quan  (trích từ “hướng dẫn viết luận văn và báo cáo nghiên cứu”)Đây là chương đầu tiên, ngay sau phần mục tiêu của đề tài, cung cấp những tư liệu nền, cho người đọc biết vấn đề tác giả quan tâm (và những vấn đề chuyên  ngành có liên quan) đã được những tác giả trước đó nghiên cứu và phân tích như thế nào (cả quốc tế và trong nước).Có thể trình bầy các thông tin, số liệu về vấn đề nghiên cứu, cũng như  những  kiến thức lý thuyết kinh điển xoay quanh vấn đề  này.  Ví dụ: nếu là đề  tài nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề  phòng chống HIV/AIDS, phần tổng quan lý thuyết cần mô tả một cách rất cơ bản (nhưng ngắn gọn) về lịch sử đại dịch HIV/AIDS trên thế giới, cấu trúc sinh học của virus HIV, và các đặc điểm  3bệnh học của HIV/AIDS, dịch tễ học của bệnh, v.v.. Thông thường trình tự thể hiện các thông tin đi từ  tổng quát tới cụ  thể, từ  rộng đến hẹp: tình hình thế giới, Việt nam, tỉnh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu.Sau những kiến thức nền rất cơ bản về chủ đề, tác giả  có thể  liệt kê các kết quả  nghiên cứu trước đó, các công trình khoa học hay dự  án, giải pháp cán  thiệp, chiến lược,  đường lối, chủ  trương thông qua các khung pháp lý, v.v.  (điều này tùy thuộc chủ đề nghiên cứu). Nên chia phần tổng quan thành các phần nhỏ, đánh số thành từng tiểu mục chi  tiết. Cách cấu trúc các phần là hoàn toàn tùy thuộc vào chủ đề nghiên cứu và tác  giả. Các phần này sẽ  lần lượt đề  cập các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tiến hành xoay quanh chủ đề này, phương pháp tiến hành, những kết quả và phát hiện chính của tác giả đi trước, những ưu nhược điểm của những đề tài đó (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại).Thông thường, nên bám sát mục tiêu nghiên cứu để viết phần tổng quan. Chẳng  hạn, nếu mục tiêu có tìm hiểu tỷ lệ nhiễm bệnh, nhất thiết vấn đề tỷ lệ nhiễm  ở  các quần thể khác nhau,  ở các nghiên cứu trước cần được liệt kê. Nếu mục tiêu có đề  cập tới việc tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của đối  tượng, thì phần tổng quan cần chỉ ra KAP đã được nghiên cứu ra sao ở  các đề tài trước đây, kết quả chính là gì, v.v.Nếu đề  tài có những khái niệm, định nghĩa chưa phải là phổ  biến, tác giả  cần mô tả  chúng trong phần tổng quan, chỉ rõ các đề tài trước đây đã sử  dụng khái niệm, định nghĩa nào, định nghĩa nào là chuẩn mực (ví dụ  theo khuyến cáo của  Tổ chức Y tế thế giới, theo qui định ban hành của Bộ Y tế, v.v.)Ngoài ra, những khung lý thuyết giúp giải quyết vấn đề cũng cần được đề cập trong phần này, đặc biệt là khi chủ  đề  đã được nhiều tác giả  trước đó tìm tòi  khám phá. Khung lý thuyết trình bày  ở  đây mang tính chất cung cấp thông tin  nền cho người đọc, tác giả  cũng nên đưa ra nhận định của mình về  những lý thuyết, những kết quả của các nghiên cứu trước, và nhất là phương pháp luận.  Những khung lý thuyết chỉ ra ở đây không nhất thiết sẽ là khung chung cho cả 4tiny,tỏcgicútonquynxõydngvxutnhngmụhỡnhlýthuytmi.Ttc cỏcthụngtintrớchdntrongtngquancncchỳgiirừnguntiliuthamkho.Phuclc2ư Hngdnlitkờtiliuthamkho(trớcht hngdn vitlunvnvbỏocỏonghiờncu)Tiliuthamkhogm:sỏch,cỏcnphm,tpchớ,hoctrangWebóc vctrớchdnhoccs dng hỡnhthnhýtngnghiờncu.Luý: Hcviờnch trớchdntrctip,khụngtrớchlit ngunkhỏc.t nhtphicú50%tiliuthamkhocxutbntrong10nmgnõy.Trỡnhtspxp(theoquinhBGiỏodc):Tiliuthamkhocxp riờngtheotngngụnng(VitAnh,Phỏp,cNga,Trung,Nht...)Cỏctiliubngtingncngoiphigi nguyờnvn,khụngphiờnõm,khụng dch,kctiliubngtingTrungQuc,Nht...(ivinhngtiliubngngụnng cũnớtngibitcúth thờmphndchtingVitikốmmitiliu).TiliuthamkhoxptheothtABCHtờntỏcgica tiliuthamkhotheoquinhsau:TỏcgilngincngoixpthtABCtheoh.TỏcgilngiVitNamxpthtABCtheotờnnhngvnginguyờnthtthụngthngcatờnngiVitNam,khụngotờnlờntrch.TiliukhụngcútờntỏcgithỡxptheothtABCtucatờncquanbanhnhbỏocỏohay nphm,vớd:TngccThngkờxpvovnT, BGiỏodc&otoxpvovnB...Tiliuthamkholsỏch,lunỏn,bỏocỏophighiy cỏcthụngtinsau:Tờncỏctỏcgihoccquanbanhnh(Nmxutbn) Tờnsỏch,lun ỏnhocbỏocỏo,Nhxutbn,Nixutbn.Mu:1. Nguyễn Lê Tuấn và cộng sự (1999), Khảo sát tình hình tàn tật tại quận Hải châuthành phố Đà nẵng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - Hội PHCN ViệtNam, Nhà xuất bản Y học.Tiliuthamkholbibỏotrongtpchớ,trongmtcunsỏchghiycỏcthụngtinsau:Tờncỏctỏcgi (nmcụngb)"Tờnbibỏo"Tờntpchớ hoctờnsỏch, Tp(s),Cỏcs trang.(gchnganggiahaich s,du chmktthỳc)Mu:2. Trần Trọng Hải (1997), Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển tinh thần, Cẩmnang điều trị nhi khoa, tr 524-531.5(TiliutingAnhstrangghilpg.)Trích dẫn tài liệu dựa vào số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. Ghi số thứ tự đó cùng với số trang và đặt trong ngoặc vuông. Mẫu: [24, tr. 59] (tức là tài liệu số thứ tự 24, trang 59)Đối với tài liệu online, ghi tên tác giả, tên bài, website và đường link, ngày cập nhật6