Trong top 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo công bố mới đây của Tổng cục Thuế có có tới 5 ngân hàng góp mặt. Show
Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn số 4586/TCT-KK công khai danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất (V.1000) trong năm 2022. Trong số 10 doanh nghiệp nộp thuế hàng đầu, có tới 5 ngân hàng góp mặt. Top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất năm 2022 gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel); Công ty Honda Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Tổng Công ty Khí Việt Nam-Công ty Cổ phần (PV Gas); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Công ty Cổ phần Thế giới Di động./. Mặc dù gặp thách thức từ dịch Covid-19, Công ty Nestlé Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và phản ứng nhanh chóng nhằm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, và tiếp tục trở thành một trong 100 công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam năm 2021, theo Công văn số 3786/TCT-KK của Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính. NESTLÉ VIỆT NAM LUÔN CHẤP HÀNH TỐT CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THUẾTheo đó, trong 6 năm liên tiếp, kể từ lúc Tổng cục Thuế bắt đầu công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam vào năm 2016 cho đến nay, Nestlé Việt Nam luôn được vinh danh trong Top 100, đánh dấu nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngoài ra, Nestlé Việt Nam còn được các cơ quan thuế và chính quyền tại các địa phương mà công ty có hoạt động sản xuất, kinh doanh tặng bằng khen vì thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, và đóng góp vào các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương. Mới đây, Nestlé Việt Nam vừa được nhận bằng khen của Cục Thuế Đồng Nai tại Hội nghị Tuyên dương doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2020-2021, diễn ra ngày 8/11. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế Đồng Nai, cho biết năm 2020-2021, đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về tài chính, một bộ phận doanh nghiệp không đủ khả năng tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của Cục Thuế Đồng Nai và sự chủ động sáng tạo vượt khó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thu ngân sách nhà nước năm 2020-2021 đạt kết quả tích cực (đều vượt dự toán thu ngân sách). Trước đó, Nestlé Việt Nam nhận được bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai và UBND tỉnh Hưng Yên cho doanh nghiệp có thành tích chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, bằng khen cho doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng chống Covid-19, bằng khen cho doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh… NESTLÉ CAM KẾT ĐẦU TƯ LÂU DÀI, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAMChia sẻ về những thành tích mà công ty đạt được và sự ghi nhận của các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương trong những năm qua, bà Katrina Rennie, Giám đốc Tài chính Nestlé Việt Nam cho biết: “Sự minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định về thuế, là nguyên tắc cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Nestlé Việt Nam. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước cũng như đóng góp chung cho cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động thể hiện tinh thần và trách nhiệm của Nestlé với tư cách là một tập đoàn toàn cầu, luôn gắn kết và thấu hiểu địa phương. Chúng tôi cam kết đầu tư lâu dài, phát triển bền vững tại Việt Nam, và luôn đánh giá cao sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, Nestlé Việt Nam hiện vận hành 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối đặt tại tỉnh Đồng Nai và Hưng Yên, cùng đội ngũ hơn 2.000 nhân viên. Trong gần ba thập kỷ vừa qua, Nestlé Việt Nam liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người hôm nay và những thế hệ mai sau. Tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam của doanh nghiệp hiện đạt hơn 700 triệu đô la Mỹ. (Thanh tra) - Năm 2021, mặc dù hoạt động trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành Ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, song Agribank vẫn duy trì hoạt động hiệu quả, đứng trong top 10 danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2021.Từ năm 2016 đến nay, đây là năm thứ 6 liên tiếp Agribank thuộc top đầu trong danh sách V1000. Bảng xếp hạng năm 2021 tiếp tục là sự ghi nhận của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong đó có sự đóng góp của Agribank vào ngân sách quốc gia. 2021 là năm Agribank thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu của tổ chức tín dụng Nhà nước trong việc điều chỉnh giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Gần 3,2 triệu khách hàng được Agribank điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, tổng số tiền lãi đã được giảm là hơn 5.600 tỷ đồng, đứng đầu các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Agribank tăng cường các ứng dụng thanh toán trên nền tảng công nghệ số, miễn 100% phí dịch vụ chuyển tiền trong nước. Triển khai nhiều chương trình tín dụng có quy mô lớn với lãi suất ưu đãi dành cho mọi thành phần kinh tế, tập trung 5 lĩnh vực ưu tiên trong chính sách tín dụng gồm: Nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao; tích cực triển khai hiệu quả 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Vừa hỗ trợ khách hàng, người dân vượt khó qua dịch bệnh, thiên tai, vừa thực hiện tốt trách nhiệm nghĩa vụ với Nhà nước, Agribank không chỉ hoàn thành sứ mệnh là ngân hàng vì cộng đồng mà còn là doanh nghiệp hoạt động an toàn, hiệu quả, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Hàng năm, Agribank dành 300-400 tỷ cho các hoạt động an sinh xã hội, từ đầu năm 2022 đến nay, Agribank đã ủng hộ gần 330 tỷ cho các hoạt động an sinh xã hội khắp các địa phương trên cả nước. Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Agribank đạt 1,68 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,58 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,31 triệu tỷ đồng, trong đó gần 70% dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng “tam nông” tại Việt Nam; lợi nhuận đạt 14,5 ngàn tỷ đồng; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định, tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có đóng góp nhiều nhất đối với ngân sách Nhà nước. Uy tín, thương hiệu Agribank tiếp tục được nâng cao trong năm 2022: Tổ chức Moody’s xếp hạng mức độ tín nhiệm của Agribank nâng hạng tiền gửi nội tệ và nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ từ mức “Ba3” lên mức “Ba2” với triển vọng “Ổn định”; Agribank xếp hạng cao nhất trong các Ngân hàng Việt Nam tại bảng xếp hạng Brand Finance Banking 500 năm 2022; top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022; top 10 trong top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022; top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022; top 10 thương hiệu mạnh - ngành Ngân hàng tài chính năm 2022… |