Top định giá tài sản góp vốn năm 2022

Thẩm định giá Thành Đô - Doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp, uy tín cung cấp những giá trị thực cho khách hàng trong lĩnh vực hoạt động thẩm định giá.

Trụ sở chính

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.
0985.103.666
0906.020.090

VP Hà Nội

Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
0985.103.666
0906.020.090

CN Hồ Chí Minh

Tầng 1, Tòa nhà Win Home, 25 Đào Duy Anh, Phú Nhuận, HCM.
0978.169.591
0946.534.994

VP Đà Nẵng

Số 79 Quang Trung, Hải Châu, Đà Nẵng.
0985.103.666 / 0906.020.090
0903.454.844

VP Cần Thơ

Số 7 đường B9, KĐT Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ.
0985.103.666
0946.534.994

VP Hải Phòng

 Tầng 4 – Tòa nhà Việt Pháp, Số 19 Lê Hồng Phong, HP.
0985.103.666
035.457.6888

VP Quảng Ninh

79-81 Giếng Đồn, Trần Hưng Đạo,  TP Hạ Long, Quảng Ninh.
0985.103.666
035.457.6888

VP Bắc Ninh

Số 70, Tạ Quang Bửu, Kinh Bắc, Bắc Ninh.
0985.103.666
097.113.8889

VP Thái Nguyên

Tầng 4, tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên.
0906.020.090
0985.103.666

VP Nam Định

Tầng 3, 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP. Nam Định.
0978.816.591
0985.103.666

VP Thanh Hóa

Số 08/30 Nguyễn Đức Thuận,  TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
0985.103.666
0906.020.090

VP Nghệ An

Tầng 14 toà nhà Dầu Khí, Số 7 Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ An.
0985.103.666
0978.169.591

VP Nha Trang

Tầng 4, VCN Building Vĩnh Điềm Trung, TP Nha Trang.
0946.534.994
0985.103.666

VP Lâm Đồng

Số 21A Nguyễn Trung Trực, P3, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.
0946.534.994
0985.103.666

VP An Giang

53, 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, An Giang.
0946.059.140
0985.103.666

VP Cà Mau

50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
0946.534.994
0985.103.666

Mục lục bài viết

  • 1. Một số khái niệm cơ bản
  • 2. Các tài sản được góp vốn
  • 2.1 Quy định chung
  • 2.2 Các loại tài sản được góp vốn theo quy định mới
  • 3. Phương pháp người góp vốn chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
  • 4. Định giá tài sản góp vốn

1. Một số khái niệm cơ bản

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì:

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu liên quan và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.

Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

2. Các tài sản được góp vốn

2.1 Quy định chung

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật doanh nghiệp2020thì:

>> Xem thêm: Kinh tế tập thể gồm những hình thức tổ chức kinh tế nào ? Ưu, nhược điểm của kinh tế tập thể

Điều 34. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cả nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyển sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đỏ để góp vốn theo quy định của pháp luật.

2.2 Các loại tài sản được góp vốn theo quy định mới

Theo đó, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Pháp luật quy định rõ chi cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới cỏ quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Như vậy,Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã giữ nguyên quy định các loại tài sản được góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, đã bỏ bớt việc giải thích các quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp bởi lẽ các quyền này đã được pháp luật sở hữu trí tuệ quy định chi tiết.

3. Phương pháp người góp vốn chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020 thì:

"Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyên sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đãng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đẩt đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phỉ trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hừu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

>> Xem thêm: Mẫu Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất

2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, sổ giấy tờ pháp lý của tẻ chức của người góp vốn; 

c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài săn góp vôn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;

d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại điện theo ủy quyên của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đổi với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt."

Theo đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty họp danh và cổ đông công ty cổ phần (trử chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân) phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau: Giống như Luật dân sự về chuyển quyền sở hữu tài sản, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ. Còn đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bàng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cùa nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt. Như vậy, việc sửa đổi này nhằm thống nhất với pháp luật ngoại hối. Bởi lẽ quy định của Luật Doanh nghiệp trước đóchỉ yêu cầu mọi hoạt động thanh toán mua cổ phần, phần vốn góp hoặc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải chuyển tiền qua tài khoản; còn tài khoản đó là loại gì, áp dụng cho hình thức đầu tư nào, thủ tục trình tự mở tài khoản thế nào sẽ do pháp luật ngoại hối quy định, nhằm đảm bảo tương thích giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật ngoại hối. Ngoài ra, điều luật còn bổ sung quy định về trường hợp mà không thể thanh toán qua tài khoản, như thanh toán bằng tài sản... để phù hợp với thực tiễn giao dịch chuyển nhượng vốn và góp vốn của doanh nghiệp. 

>> Xem thêm: Mẫu Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên mới nhất

4. Định giá tài sản góp vốn

Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc to chức thẩm định giá định giả và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giả theo nguyên tắc đông thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tô chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giả cao hơn so với giá trị thực tê của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cô đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đoi với thiệt hại do co ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giả trị thực tể.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đổi với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đổi với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giả hoặc do một tắ chức thẩm định giá định giả. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giả cao hơn giá trị thực tể của tài sản đó tại thời điêm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công tỵ hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đổi với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng sổ chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đoi với thiệt hại do việc co ỷ định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

Như vậy, pháp luật quy định tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Việc quy định như trên đảm bảo quyền tự do lựa chọn, thỏa thuận, thương lượng, tự định giá tài sản góp vốn cùa các thành viên, cổ đông sáng lập.

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tác đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hừu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó thì cá nhân, tổ chức định giá liên đới chiụ trách nhiệm theo quy định của pháp luật

Trân trọng./.

Bộ phậntư vấn pháp luật doanh nghiệp- Công ty luật MinhKhuê

>> Xem thêm: Vốn cố định là gì ? Đặc điểm, vai trò của vốn cố định? Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động?

Video liên quan

Chủ đề