Trắc nghiệm tin học bài 1 lớp 12

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • B. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền.
  • C. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
  • D. Dữ liệu chỉ có trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết.
  • C. Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người.
  • D. Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người.

Câu 3: Em hãy nêu hoạt động thông tin là gì?

  • A.Tiếp nhận thông tin
  • B. Xử lí, lưu trữ thông tin
  • C. Truyền (trao đổi) thông tin

Câu 4: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là gì?

  • A. dữ liệu được lưu trữ.
  • C. thông tin ra.
  • D .thông tin máy tính.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao.
  • B. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra.
  • D. Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính.

Câu 6: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?

  • A. Giấy.
  • B. Cuộn phim.
  • C. Thẻ nhớ.                                               

Câu 7: Em cần nấu một nồi cơm. Hãy xác định những thông tin nào cần xử lý?

  • A. Kiểm tra gạo trong thùng còn không
  • B. Nước cho vào nồi đã đủ chưa
  • C. Bếp nấu đã chuẩn bị sẵn sàng chưa

Câu 8: Thông tin có thể giúp cho con người những gì?

  • A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn.
  • B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
  • C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.

Câu 9: Phương án nào sau đây là thông tin?

  • A. Các con số thu thập được qua cuộc điều tra dân số.
  • B. Kiến thức về phân bố dân cư.
  • D. Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số.

Câu 10: Mắt thường không thể tiếp nhận những thông tin nào dưới đây?

  • A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp
  • C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học
  • D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ

Câu 11: Xem bản tin dự báo thời tiết như Hình 1, bạn Khoa kết luận: "Hôm nay, trời có mưa". Phát biểu nào sau đây đúng?

 

  • B. Bản tin dự báo thời tiết là thông tin, kết luận của Khoa là dữ liệu.
  • C. Những con số trong bản tin dự báo thời tiết là thông tin.
  • D. Bản tin dự báo thời tiết và kết luận của Khoa đều là dũ’ liệu

Câu 12: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?

 

  • A. Mặc đồng phục
  • C. Ăn sáng trước khi đến trường
  • D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.

Nhân dịp đầu xuân, cả nhà Lan đi du xuân tại khu du lịch Tây Yên Tử. Sau khi đi xe để xe ở bãi đỗ xe máy (1) Lan đi thẳng đến bảng chỉ dẫn để đọc sơ đồ tổng thể khu du lịch. Sử dụng dữ kiện này để trả lời hai câu hỏi 13, 14 sau:

Câu 13: Bảng chỉ dẫn là:

  • B. thông tin
  • C. dữ liệu
  • D. vật mang tin, thông tin và dữ liệu

Câu 14: Theo bảng chỉ dẫn, Lan biết được từ  vị trí mà mình đang đứng để đến được Nhà ga đi cáp treo (10) thì cần rẽ phải sau đó đi thẳng. Điều Lan nhận biết được gọi là:

  • A. Vật mang tin
  • C. dữ liệu
  • D. vật mang tin, thông tin và dữ liệu

Câu 15: Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào không phải là thông tin cần xử lí ( thông tin vào ) để xếp loại các tổ cuối tuần?

  • B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
  • C. Số bạn mặc áo xanh.
  • D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.

Câu 16: Trước khi sang đường theo em, con người phải xử lý những thông tin gì?

  • A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không
  • B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được
  • D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa

Câu 17: “Khi đi du lịch, Nam gặp cảnh đẹp nên đã chụp lại rồi chia sẻ cho các bạn cùng xem”. Chọn đáp án  sai:

  • A. Thông tin là Nam nhận biết được cảnh đẹp
  • C. Dữ liệu là cảnh vật nơi Nam đến du lịch
  • D. Dữ liệu là bức ảnh mà Nam chụp khi đi du lịch

Câu 18: Khi đang tham gia giao thông trên đường, nhìn thấy đèn  tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, Lan dùng lại trước vạch kẻ đường? Chọn đáp án đúng:

  • B. Dữ liệu là khi đèn đỏ Lan dừng xe trước vạch kẻ đường
  • C. Đèn tín hiệu giao thông vừa là dữ liệu, vừa là thông tin
  • D. Đèn tín hiệu giao thông là thông tin, Lan nhận biết và dừng lại là dữ liệu

Câu 19: Dự báo thời tiết trong một tuần ở địa phương A được cho ở bảng sau:

 

Hãy chọn câu đúng:

  • A. Các hình ảnh trong bảng là thông tin
  • C. Bảng trên chứa thông tin dạng hình ảnh, âm thanh, chữ và số
  • D. Cả ba đáp án  A, B và C đều đúng.

Câu 20: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào bên dưới đây?

  • B. Đi học mang theo áo mưa
  • C. Ăn sáng trước khi đến trường
  • D. Hẹn bạn Hương cùng đi học

  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 1: Một số khái niệm cơ bản (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 1 (có đáp án): Một số khái niệm cơ bản
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 2 (có đáp án): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 1: Bài tập và thực hành 1 (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 3 (có đáp án): Giới thiệu Microsoft Access
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 4: Cấu trúc bảng (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 4 (có đáp án): Cấu trúc bảng
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 2: Tạo cấu trúc bảng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 5: Các thao tác cơ bản trên bảng (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 5 (có đáp án): Các thao tác cơ bản trên bảng
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 3: thao tác trên bảng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 6: Biểu mẫu (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 6 (có đáp án): Biểu mẫu
  • Lý thuyết Tin học Bài tập và thực hành 4 : Tạo biểu mẫu đơn giản (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài tập và thực hành 4(có đáp án): Tạo biểu mẫu đơn giản
  • Lý thuyết Tin học 12 bài 7: Liên kết giữa các bảng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 bài 7 (có đáp án): Liên kết giữa các bảng
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 8 (có đáp án): Truy vấn dữ liệu
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 6: Mẫu hỏi trên một bảng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 7: Mẫu hỏi trên nhiều bảng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 9 (có đáp án): Báo cáo và kết xuất báo cáo
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 8: Tạo báo cáo (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 9: Bài thực hành tổng hợp (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 10 (có đáp án): Cơ sở dữ liệu quan hệ
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 10: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 11: Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 11 (có đáp án): Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 12: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 12 (có đáp án): Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài 13: Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 13 (có đáp án): Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu
  • Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 11: Bảo mật cơ sở dữ liệu (hay, chi tiết)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Tin học 12 Bài 1: Một số khái niệm cơ bản đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 1: Một số khái niệm cơ bản môn Tin học lớp 12 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Tin học 12 Bài 1: Một số khái niệm cơ bản:

Tin học 12 Bài 1: Một số khái niệm cơ bản

Phần 1: Lý thuyết Tin học 12 Bài 1: Một số khái niệm cơ bản

1. Bài toán quản lí

• Công việc quản lý rất phổ biến và mọi tổ chức đều có nhu cầu quản lý: công ty, khách sạn, bệnh viện, cửa hàng, …

Ví dụ: Quản lý học sinh nhà trường

• Thông tin về các học sinh trong lớp được tập hợp lại thành một hồ sơ lớp, nó như là một bảng mà mỗi cột tương ứng một mục thông tin, mỗi hàng chứa bộ thông tin về một học sinh.

• Hồ sơ quản lý học sinh của nhà trường là tập hợp các hồ sơ lớp.

• Việc bổ sung, sữa chữa, xoá hồ sơ gọi là cập nhật hồ sơ.

• Việc lập hồ sơ không chỉ đơn thuần lưu trữ mà chủ yếu để khai thác, phục vụ các yêu cầu quản lý nhà trường: tìm kiếm, sắp xếp, phân loại, thống kê, tổng hợp, …

2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức

a) Tạo lập hồ sơ

• Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện các công việc như sau:

• Xác định chủ thể cần quản lý

Ví dụ: trong bài toán quản lý trên chủ thể cần quản lý là học sinh

• Xác định cấu trúc hồ sơ.

Ví dụ: hồ sơ mỗi học sinh là một hàng có nhiều cột (thuộc tính)

• Thu thập, tập hợp hồ sơ thông tin cần thiết cho hồ sơ từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định.

Ví dụ: hồ sơ lớp dưới, kết quả điểm thi học kì các môn, …

b) Cập nhật hồ sơ

• Thông tin lưu trữ trong hồ sơ cần được cập nhật kịp thời để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng thực tế:

   + Sửa chữa hồ sơ: thay đổi một vài thông tin không còn đúng.

   + Thêm hồ sơ: bổ sung thêm hồ sơ cho cá thể mới tham gia tổ chức.

   + Xoá hồ sơ: xoá hồ sơ của cá thể mà tổ chức không quản lý

c) Khai thác hồ sơ

• Việc tạo lập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ là để khai thác chúng, phục vụ cho việc quản lí, gồm các công việc sau:

   + Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu.

   + Tìm kiếm là tra cứu các thông tin có sẵn thoả mãn một số điều kiện nào đó.

   + Thống kê cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng.

   + Lập báo cáo là sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ theo một yêu cầu nào đó.

3. Hệ cơ sở dữ liệu

a) Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu

• Một cơ sở dữ liệu (Database): là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ: hồ sơ (trong ví dụ trên) được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài của máy tính có thể xem là một CSDL (gọi là CSDL lớp).

• Việc ứng dụng CSDL trong hầu hết các hoạt động xã hội đều trở nên phổ biến, quen thuộc.

• Kết xuất thông tin từ các CSDL không chỉ phục vụ kịp thời, chính xác công việc quản lý, điều hành và lưu trữ, khai thác thông tin mà còn trở thành một công việc thường xuyên đáp ứng thoả mãn, nhu cầu con người.

• Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System) là phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.

• Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL gọi là hệ QTCSDL.

• Hệ cơ sở dữ liệu để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.

• Ngoài ra còn có các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ quản trị CSDL để thuận tiện việc khai thác CSDL

• Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:

   + CSDL

   + Hệ QTCSDL

   + Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính…)

b) Các mức thể hiện của CSDL

• Mức vật lý:

   + Cần hiểu chi tiết CSDL được lưu trữ như thế nào?

   + CSDL vật lí của một hệ CSDL là tập hợp các tệp dữ liệu tồn tại trên các thiết bị nhớ

• Mức khái niệm:

   + Những dữ liệu nào được lưu trữ trong hệ CSDL?

   + Giữa các dữ liệu có các mối quan hệ nào?

• Mức khung nhìn:

   + Thể hiện phù hợp của CSDL cho mỗi người dùng

   + Mức hiểu CSDL của người dùng thông qua khung nhìn là mức khung nhìn.

   + Một CSDL có thể có nhiều khung nhìn

c) Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL

• Tính cấu trúc: thông tin trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định

• Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh

• Ví dụ: thư viện quy định mỗi người mượn không quá 5 cuốn sách, CSDL của thư viện phải phù hợp với hạn chế đó.

• Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải bảo đảm tính đúng đắn

• Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL cần được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn được truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm. Mỗi nhóm người dùng CSDL có quyền hạn và mục đích sử dụng khác nhau. Cần phải có những nguyên tắc và cơ chế bảo mật khi trao quyền truy xuất dữ liệu cho người dùng

• Tính độc lập: Vì một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và xử lí, có 2 mức độc lập dữ liệu: mức vật lí và mức khái niệm.

• Tính không dư thừa: Trong CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp, những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dữ liệu đã có.

d) Một số ứng dụng.

• Cơ sở giáo dục và đào tạo cần quản lí thông tin người học, môn học, kết quả, …

• Cơ sở kinh doanh cần có CSDL về thông tin khách hàng, sản phẩm,…

• Cơ sở sản xuất cần quản lí dây chuyền thiết bị, theo dõi việc sản xuất, …

• Tổ chức tài chính cần lưu thông tin về cổ phần, tình hình kinh doanh, …

• Ngân hàng cần quản lý các tài khoản, các giao dịch, …

• Hãng hàng không cần quản lý các chuyến bay, việc đăng kí lịch bay, ...

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 12 Bài 1: Một số khái niệm cơ bản

A. Xóa một hồ sơ       B. Thống kê và lập báo cáo

C. Thêm hai hồ sơ       D. Sửa tên trong một hồ sơ.

Trả lời:Thao tác cập nhật hồ sơ gồm có: thêm, xóa, sửa hồ sơ. Các thao tác khai thác hồ sơ gồm: sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, lập báo cáo.

Đáp án: B.

Câu 2: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :

A. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh... của một chủ thể nào đó.

B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.

C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

Trả lời:Cơ sở dữ liệu (CSDL) là tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người với nhiề mục đích khác nhau.

Đáp án: C

Câu 3: Hệ quản trị CSDL là:

A. Phần mềm dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL

B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL

C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL

D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL

Trả lời:Hệ quản trị CSDL là phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.

Đáp án: A.

Câu 4: Em hiểu như thế nào về cụm từ “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu” ?

A. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại thiết bị hỗ trợ màn hình máy tính

B. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại thiết bị hỗ trợ mạng máy tính

C. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại dữ liệu được lưu trữ trên máy tính

D. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại phần mềm máy tính

Trả lời:Hệ quản trị CSDL là phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.

Đáp án: D.

Câu 5: Một Hệ CSDL gồm:

A. CSDL và các thiết bị vật lí.

B. Các phần mềm ứng dụng và CSDL.

C. Hệ QTCSDL và các thiết bị vật lí.

D. CSDL và hệ quản trị CSDL và khai thác CSDL đó.

Trả lời:Một Hệ CSDL gồm CSDL và hệ quản trị CSDL và khai thác CSDL đó. Ngoài ra, còn có các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ quản trị CSDL để việc khai thác CSDL trở lên thuận tiện hơn, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng.

Đáp án: D.

Câu 6: Công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là gì?

A. Tạo lập hồ sơ

B. Cập nhật hồ sơ

C. Khai thác hồ sơ

D. Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ

Trả lời: Các bài toán quản lí đều có chung đặc điểm là khối lượng hồ sơ cần xử lí thường là rất lớn nhưng thuật toán xử lí nói chung là không quá tạp. Do vậy công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là giống nhau như: tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ.

Đáp án: D.

Câu 7: Việc lưu trữ dữ liệu đầy đủ và hợp lí sẽ:

A. Hỗ trợ thống kê, báo cáo, tổng hợp số liệu.

B. Hỗ trợ ra quyết định

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai.

Trả lời: Việc lưu trữ dữ liệu đầy đủ và hợp lí sẽ hỗ trợ thống kê, báo cáo, tổng hợp số liệu, hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch, ra quyết định xử lí công việc của người có trách nhiệm.

Đáp án: C.

Câu 8: Cần tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp nào sau đây?

A. Một học sinh mới chuyển từ trường khác đến; thông tin về ngày sinh của một học sinh bị sai.

B. Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự tăng dần của tên

C. Tìm học sinh có điểm môn toán cao nhất khối.

D. Tính tỉ lệ học sinh trên trung bình môn Tin của từng lớp.

Trả lời:Các công việc cần cập nhật hồ sơ như: sửa chữa, bổ sung, xóa hồ sơ. Vậy tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp một học sinh mới chuyển từ trường khác đến, học sinh chuyển đi, thông tin về ngày sinh của một học sinh bị sai.

Đáp án:A.

Câu 9: Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong:

A. Bộ nhớ RAM

B. Bộ nhớ ROM

C. Bộ nhớ ngoài

D. Các thiết bị vật lí

Trả lời:Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong bộ nhớ ngoài để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người nhiều mục đích khác nhau

Đáp án: C.

Câu 10: Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?

A. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin

B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ

C. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính

D. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính

Trả lời:Việc xác định cấu trúc hồ sơ (số hàng, số cột) được tiến hành trước khi nhập hồ sơ vào máy tính.

Đáp án: D.

Video liên quan

Chủ đề