Trách nhiệm của product owner là gì?


Thành viên nào trong nhóm phát triển sản phẩm linh hoạt (agile product development) cũng có trách nhiệm của riêng mình. Trong số những người này, thì mô tả công việc của product owner (giám đốc sản phẩm) có lẽ là đa dạng và quan trọng nhất.

Tìm hiểu về product owner. Ảnh: romanpichler.com

Đội ngũ phát triển sản phẩm vào năm 2021 sẽ hoàn toàn khác với đội ngũ hồi 5 năm trước.

Phương pháp kinh doanh và công nghệ mới đã đưa tới sự thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động của các nhóm phát triển sản phẩm, đồng thời làm cho các vị trí riêng lẻ trong nhóm phát triển sản phẩm được săn đón trong nhiều lĩnh vực công việc.

Product owner là một trong những vị trí có giá trị cao trong một nhóm như vậy. Đây cũng là một vị trí rất đáng để làm việc — xét về kinh nghiệm chuyên môn và mức lương.

Trong trường hợp bạn muốn tạo dựng sự nghiệp như một product owner, điều quan trọng là bạn phải biết thông tin chi tiết về vị trí đó.

Để giúp bạn hiểu thêm về công việc của product owner, bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về mô tả công việc cũng như vai trò và trách nhiệm của vị trí này.

Product owner là thành viên trong đội ngũ phát triển sản phẩm, người đảm bảo rằng mỗi sản phẩm sẽ mang lại giá trị tối đa cho người dùng.

Họ thường giữ vị trí trung tâm trong mỗi chu kỳ phát triển sản phẩm. Ngoài ra, họ có khả năng hoạt động với nhiều vai trò khác nhau trong một nhóm liên chức năng (cross-functional).

Một product owner linh hoạt có thể đảm nhận một số vai trò trong scrum.

Một số trong các vai trò này là:

  • Nhà làm chiến lược kinh doanh (Busines Strategist)
  • Nhà thiết kế sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm (User-centric product designer)
  • Nhà phân tích kinh doanh (Business analyst)
  • Nhà quản lý nghiên cứu thị trường (Market research manager)
  • Nhà quản lý dự án (Project manager)
  • Trưởng nhóm phát triển

Ngoài ra, product owner cũng có thể được yêu cầu đảm bảo các thực hành tốt nhất về quản lý tác vụ nhằm giữ vững phương pháp luận agile trong quá trình phát triển.

Như đã nói, một giám đốc sản phẩm đôi khi sẽ được yêu cầu đảm nhiệm một số vai trò, đặc biệt nếu sản phẩm yêu cầu đầu vào từ một chuyên gia đơn nhất.

Công việc của Product Owner.

Tuy nhiên, mô tả công việc product owner năm 2021 có 4 trách nhiệm chính mà bất kỳ ai ở vị trí này cũng phải hoàn thành.

Hãy cùng xem xét các trách nhiệm chính của product owner

Một product owner phải điều hành nhóm phát triển sản phẩm từ góc độ chiến lược. Họ phải nắm rõ mục tiêu phát triển sản phẩm và có trách nhiệm truyền đạt mục tiêu đó cho những người còn lại trong nhóm.

Vì là người chủ chốt trong đội ngũ sản phẩm, họ cần giao tiếp với tất cả các bên liên quan, bao gồm khách hàng, đội ngũ phát triển và quản lý doanh nghiệp.

Điều này là để đảm bảo tất cả mọi người tham gia vào việc định nghĩa và vòng đời sản phẩm đều nắm bắt mục tiêu sản phẩm và những mục tiêu đó phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.

Để xác định Tầm nhìn sản phẩm, PO phải:

  • Duy trì một tầm nhìn gắn kết và duy nhất về sản phẩm
  • Thích ứng với tính chất linh hoạt và nhanh chóng của quy trình phát triển sản phẩm (agile product development)
  • Cập nhật tình hình cho các bên liên quan
  • Tạo một lộ trình phát triển sản phẩm khả thi
  • Đảm bảo tính khả thi của sản phẩm đối với mục tiêu kinh doanh

Nhìn chung, product owner đóng vai trò trung tâm giao tiếp và định hướng chiến lược cho tất cả những ai liên quan đến sản phẩm.

Backlog sản phẩm là danh sách việc cần làm của nhóm phát triển sản phẩm cho mỗi lần chạy sản phẩm.

Một product owener chịu trách nhiệm tạo và duy trì backlog sản phẩm. Họ cũng cần đảm bảo rằng backlog luôn được cập nhật dựa trên nhu cầu phát triển của dự án.

Ngoài ra, product owner còn phải làm cho tất cả các bên liên quan tiếp cận được với backlog trong suốt quá trình phát triển.

Để tạo ra một backlog sản phẩm hiệu quả, họ phải:

  • Đưa ra các đầu mục backlog phù hợp với mục tiêu kinh doanh
  • Ưu tiên các đầu mục dựa trên chiến lược sản phẩm
  • Vạch ra các ràng buộc của dự án
  • Thực hiện trình tự phát triển hiệu quả nhất

Nhìn chung, product owner cần liên tục tìm cách tối ưu backlog để đạt hiệu suất sản phẩm và giá trị kinh doanh tốt nhất có thể.

Phát triển sản phẩm Agile yêu cầu đội nhóm chỉ ra các nhu cầu của dự án và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.

Product owner chịu trách nhiệm phối hợp với phần còn lại của scrum team và sắp xếp ưu tiên các nhu cầu theo 3 khía cạnh: phạm vi, thời gian và ngân sách.

PO thực hiện điều này bằng cách cân nhắc từng mức độ ưu tiên so với mục tiêu và nhu cầu của các bên liên quan.

Trong khi ưu tiên các nhu cầu, PO còn:

  • Xác định rõ bất kỳ và tất cả các ràng buộc của dự án.
  • Xác định khu vực phát triển nào có ít ràng buộc hơn.
  • Xác định sản phẩm nào sẽ được đưa vào phát triển tại thời điểm nào.
  • Lặp lại quy trình sắp xếp ưu tiên cho mỗi lần cải tiến sản phẩm.

Nhìn chung, product owner phải đảm bảo rằng đường thời gian phát triển (timeline) có tính thực tế. Khi đường thời gian được phát triển, họ phải hỗ trợ nhóm phát triển bám sát theo.

Khi chiến lược, tầm nhìn và các ưu tiên đã được thiết lập, product owner cần giám sát sản phẩm thực tế trong suốt chu kỳ phát triển.

Product owner là người đóng vai trò quan trọng trong mỗi sự kiện phát triển, bao gồm lập kế hoạch, cải tiến quy trình, đánh giá sản phẩm và chạy nước rút.

Để giám sát quá trình phát triển, product owner cần:

  • Làm việc với đội ngũ phát triển để nhận diện, xác định và tổ chức các bước cần thiết cho các lần cải tiến tiếp theo
  • Làm việc với các nhóm để điều chỉnh quá trình phát triển
  • Nhận diện bất kỳ khu vực nào có tiềm năng cải tiến
  • Hỗ trợ giai đoạn thiết kế sản phẩm

Nhìn chung, product owner phải theo dõi sự phát triển trong khi liên tục tìm cách để làm cho các quy trình hiệu quả hơn.

Yêu cầu năng lực đối với Product Owner. Ảnh: visual-paradigm.com

Dưới đây là một số khả năng mà PO cần có để hoàn thành vai trò:

  • Kiến thức tổng quản về agile software development (phát triển phần mềm linh hoạt)
  • Có kinh nghiệm quản lý dự án
  • Khả năng xác định câu chuyện người dùng (user story)
  • Kỹ năng truyền đạt xuất sắc, đặc biệt là với khách hàng và ban lãnh đạo
  • Hiểu biết các nguyên tắc khoa học máy tính (đối với các sản phẩm phần mềm)
  • Khả năng giải quyết vấn đề liên tục
  • Kinh nghiệm làm việc trong các nhóm Agile (nhóm phát triển phần mềm linh hoạt)

Ngoài ra, product owner nên biết về bản chất luôn thay đổi của thị trường phần mềm. Công nghệ phát triển nhanh chóng mang đến một loạt thách thức riêng cho các nhóm phát triển sản phẩm

Điều đó, cùng với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng thường là lý do khiến một sản phẩm không tạo được dấu ấn trên thị trường.

Mặc dù phương pháp agile quản lý rất nhiều thách thức, sản phẩm cuối cùng cần một chuyên gia giám sát sự phát triển của nó.

Đây là nơi phát huy khả năng của product owner.

Product owner là vị trí quan trọng do sự đa dạng về kỹ năng cần thiết.

Trách nhiệm của product owner tương tự như những gì bạn thấy trong mô tả công việc của scrum master hoặc product manager.

Khác biệt duy nhất giữa cả hai là product manager chỉ là một trong nhiều vai trò mà product owner phải thực hiện.

Do đó, đôi khi, nội dung tuyển dụng việc làm cho product owner có thể gây nhầm lẫn — đặc biệt nếu bạn không nhận thức đầy đủ về những gì vị trí đó yêu cầu.

Nếu bạn đang cân nhắc sự nghiệp product owner, hãy đảm bảo là bạn nắm vững mô tả công việc của nó.

Tham khảo: productmanagerhq.com


Product Owner là một thuật ngữ tương đối phổ biến trong ngành công nghệ thông tin. Nghe nhiều, gặp nhiều nhưng số lượng người thực sự hiểu Product Owner là gì lại tương đối ít. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến Product Owner, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

TÌM VIỆC LÀM công nghệ thông tin

Product Owner là gì?

Product Owner hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là chủ sở hữu sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đó, Product Owner là tập hợp những người lên kế hoạch, nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm. Để có thể làm được điều này, một Product Owner chuyên nghiệp sẽ phải phụ trách rất nhiều khâu từ nghiên cứu người dùng, làm việc với UX/UI Designer, chuẩn bị Timeline ra mắt sản phẩm,…

Product Owner là gì? Nhiệm vụ của Product Owner trong dự án

Nhiệm vụ của Product Owner trong các dự án

Công việc của một Product Owner trong các dự án tương đối quan trọng và cần thiết. Họ là những người phụ trách nghiên cứu, lập kế hoạch để cho ra mắt sản phẩm tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Không những vậy, Product Owner cũng là “mắt xích” kết nối các thành viên trong đội nhóm UX/UI Designer, Develop, vận hành, khách hàng. Để làm tốt những nhiệm vụ này, Product Owner cần thực hiện tốt những nhiệm vụ như sau:

  • Xác định tầm nhìn chiến lược cho sản phẩm.
  • Lập kế hoạch chuẩn bị cho việc triển khai và phối hợp với các đội nhóm trên thực tế.
  • Dự phòng tất cả các phương án, rủi ro có thể xảy ra với sản phẩm.
  • Chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề phát sinh trên thực tế của sản phẩm.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan khác bên cạnh sản phẩm như chiến lược, định vị sản phẩm, thương hiệu,…
  • Chịu trách nhiệm thay đổi các phương án phù hợp nhất với sản phẩm khi triển khai trên thực tế.
  • Nắm bắt tinh thần sản phẩm và truyền đạt tới tất cả đội nhóm cùng nghiên cứu, sáng tạo.
  • Đánh giá chính xác nhất tiến độ sản phẩm để có thể đưa ra những cải tiến phù hợp nhất.

 👉 Xem thêm: PO là gì? Tổng hợp những thông tin liên quan đến PO

Phân biệt Product Owner và Product Manager

Trên thực tế, Product Owner và Product Manager là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn dù bản chất khác biệt hoàn toàn.

Theo đó, Product Manager là quản lý sản phẩm. Công việc của họ chủ yếu liên quan đến giám sát, phát triển thị trường, thực hiện các chiến dịch kinh doanh,… để phục vụ tốt nhất cho sản phẩm trước và sau khi tung ra thị trường. Các nhiệm vụ này của Product Manager sẽ được tiến hành song song với Product Owner sao cho sản phẩm hoàn thành, các chiến lược Release cũng được chuẩn bị chỉn chu nhất. Trong quá trình làm việc. Product Manager cũng phải làm việc thường xuyên với Product Owner để có cách tiếp cận đúng đắn nhất với sản phẩm.  

Nếu công việc của Product Manager liên quan đến giám sát, chiến lược thì nhiệm vụ của Product Owner chủ yếu xoay quanh giá trị cốt lõi của sản phẩm. Họ phải nghiên cứu, lập kế hoạch, làm việc với các phòng ban để có thể đưa được những sản phẩm chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng.

 👉 Xem thêm: Tầm quan trọng của Product Management

Những tố chất cần có của một Product Owner chuyên nghiệp

Trở thành một Product Owner chuyên nghiệp liệu có khó? Dưới đây là những tố chất cần có của một Product Owner mà chúng tôi đã tổng hợp được, bạn có thể tham khảo để có những chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.

Hiểu về sản phẩm, thị trường đang phát triển

Những tố chất cần có của một Product Owner chuyên nghiệp

Nắm bắt về sản phẩm đang nghiên cứu là yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành một Product Owner thành công. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc hiểu sản phẩm thì chưa đủ. Bạn còn cần hiểu thị trường mà mình đang muốn hướng đến. Có cách hiểu đúng, Product Owner sẽ có những định hướng tốt nhất để phát triển những nghiên cứu của mình.

Kỹ năng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng

Hiểu về hành vi người tiêu dùng giúp bạn có những định hướng đúng đắn ngay trong quá trình phát triển sản phẩm. Theo đó, Product Owner có thể căn cứ vào hành vi khách hàng và dự đoán chính xác những gì họ mong muốn. Như vậy, những đặc trưng của sản phẩm được phát triển là có căn cứ, thiết thực chứ không phải dựa trên suy đoán. Nhờ vậy, số lượng khách hàng thực sự cần sản phẩm sẽ rất lớn và không ngừng tăng lên khi đánh trúng tâm lý, hành vi của họ.

Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý công việc

Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý công việc

Không chỉ với Product Owner, đây là hai kỹ năng cần thiết đối với mọi ngành nghề hiện nay. Tuy nhiên, với một công việc đòi hỏi sự linh hoạt như Product Owner thì việc sắp xếp công việc và giải quyết vấn đề lại quan trọng hơn bao giờ hết. Theo đó, bạn không cần phải quá xuất sắc mới có thể trở thành một Product Owner. Sự nhanh nhạy và sắp xếp công việc hợp lý mới là những thứ bạn thực sự cần để đi xa với vị trí Product Owner.

 👉 Xem thêm: Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “ Product Owner là gì?”. Nếu bạn quan tâm đến các vị trí Product Owner tuyển dụng mới nhất, hãy truy cập JobsGO ngay để tạo CV và ứng tuyển ngay nhé.

Video liên quan

Chủ đề