Trái đất và Mặt trăng cái nào lớn hơn

Nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy có một mặt trăng đang bay xung quanh một hành tinh khí khổng lồ cách chúng ta 4.000 năm ánh sáng ở chòm sao Thiên nga.

Nếu được chứng thực, mặt trăng của Kepler-1625b sẽ to hơn trái đất 17 lần

Nếu vật thể vừa được Kính viễn vọng Không gian Hubble xác nhận là một mặt trăng, thì đây là mặt trăng đầu tiên được tìm thấy ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Từ trước đến nay, điều kỳ lạ khi khám phá không gian xa xôi là ngoài hệ Mặt trời của chúng ta với rất nhiều hành tinh và đa số các hành tinh đều có mặt trăng của riêng mình, thì các nhà thiên văn học lại không thể tìm thấy điều này ở các hệ sao khác.

Thực tế, việc tìm kiếm một vệ tinh tự nhiên của các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời là một nhiệm vụ khó khăn vì nhiều lý do. Đầu tiên là khoảng cách giữa chúng ta với các hành tinh quá xa dẫn đến thiếu thiết bị quan sát tin cậy. Thêm nữa, việc các mặt trăng thường có khối lượng quá bé nên thường sẽ không quan sát được.

Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học đến từ Đại học Columbia ở New York (Mỹ) do ông David Kipping dẫn đầu đã cố gắng quan sát 284 hành tinh có thể có mặt trăng riêng và từ đó tách ra được một ứng viên có nhiều bằng chứng là sẽ có mặt trăng tồn tại là hành tinh Kepler-1625b trong chòm sao Thiên nga.

Mặt trăng khổng lồ

Nếu như mặt trăng của Kepler-1625b tồn tại và được chứng minh về sự tồn tại của nó, nó sẽ là một mặt trăng khác biệt hoàn toàn so với những gì chúng ta biết trong hệ Mặt trời.

Kepler-1625b là một hành tinh khí khổng lồ, thể tích của nó to gấp 10 lần sao Mộc, trong khi mặt trăng của nó nếu tồn tại sẽ có khối lượng tương đương với sao Hải vương. Điều này có nghĩa là mặt trăng nói trên nếu tồn tại sẽ lớn hơn trái đất khoảng 17 lần.

Theo một số cách phân loại, hai vật thể này có thể được phân loại thành một hệ hành tinh kép. Ngoài ra khó có thể biết được mặt trăng với kích thước lớn như vậy lại "ngoan ngoãn" quay xung quanh hành tinh chủ.

Trong trường hợp Kepler-1625b được xác nhận là có một mặt trăng bay xung quanh mình thì kích thước của hai vật thể thiên văn này khó tạo ra một quỹ đạo di chuyển ổn định.

Các nhà khoa học từ lâu đã nhận định rằng các mặt trăng có khối lượng lớn có xu hướng sẽ bay ra khỏi quỹ đạo của hành tinh mẹ. Điều này được xác nhận khi các nhà khoa học đã quan sát tới 284 hành tinh và không hề bắt gặp khả năng có một mặt trăng bay xung quanh chúng.

Việc có hay không có mặt trăng xung quanh các hành tinh mẹ khá là quan trọng, Những năm 1990, nhà thiên văn học Jacques Laskar của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đã kết luận rằng việc có mặt một mặt trăng lớn là rất quan trọng trong việc ổn định độ nghiêng của Trái đất và từ đó giúp khí hậu trên hành tinh của chúng ta khá ổn định.

Tuy nhiên, trong các mô phỏng chi tiết hơn do Jack Lissauer của Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA thực hiện cho thấy rằng nếu không có mặt trăng thì Trái đất trên thực tế sẽ chỉ bị chao đảo khoảng 10 độ, tức không đủ để tạo ra môi trường quá khắc nghiệt đối với sự sống.

Ngoài ra các nhà thiên văn học cũng phát hiện ra rằng nếu hành tinh tự quay với tốc độ cao (một ngày dưới 10 giờ) thì trục của nó cũng rất ổn định và do đó không cần thiết phải có mặt trăng riêng thì mới có sự sống.

Ái Vi

Trái đất vs Mặt trăng

Mặt trăng luôn là nguồn cảm hứng cho người đàn ông bắt đầu đi bộ trên trái đất. Nhìn thấy chủ yếu vào ban đêm, ánh sáng của mặt trăng hạ thấp hơn mặt trời, và nó thay đổi hình dạng tùy thuộc vào thời gian của tháng. Mặt trăng cũng đã che khuất mặt trời trong quá khứ, một hiện tượng rất hiếm được gọi là nhật thực. Có rất nhiều huyền thoại và mê tín với mặt trăng. Ví dụ, người ta nói rằng trong suốt trăng tròn, những người sói đi lang thang tự do và phù thuỷ có thể thực hiện phép thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, toàn bộ mặt trăng thực sự ảnh hưởng đến thủy triều do lực hấp dẫn của Trái Đất.

Trong khi hầu hết mọi người đã biết sự khác biệt giữa Trái Đất và Mặt trăng, có một số người vẫn còn bối rối khi phân biệt nó với người khác. Sự khác biệt đầu tiên giữa hai thiên thể là Trái đất là một hành tinh, trong khi mặt trăng chỉ là một vệ tinh quay quanh Trái đất. Các hành tinh thường có vệ tinh quay quanh chúng. Nó chỉ xảy ra rằng hành tinh của chúng ta chỉ có một vệ tinh, đó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là mặt trăng. Các hành tinh khác, chẳng hạn như sao Thổ và sao Mộc, có rất nhiều mặt trăng. Mỗi mặt trăng có một tên Hy Lạp cụ thể để dễ dàng nhận dạng bởi các nhà thiên văn học. Các nhà thiên văn học thường có thể phân biệt một hành tinh từ mặt trăng dựa trên kích thước của cơ thể trên trời. Không có mặt trăng có thể bằng hoặc vượt qua kích thước của một hành tinh. Tất cả các vệ tinh có đường kính nhỏ hơn khi so sánh với các hành tinh, và chúng cũng có các điều kiện bầu khí quyển và bề mặt khác nhau.

Sự khác biệt lớn thứ hai là do kích thước nhỏ hơn của mặt trăng. Khi đặt song song với hành tinh của chúng ta, mặt trăng chỉ có một phần tư đường kính của Trái đất, và khối lượng ít hơn nhiều. Mặt trăng có một bầu khí quyển yếu, không giống như Trái đất có bầu khí quyển nhiều lớp. Vì không khí gần như không tồn tại, mặt trăng không có khả năng hỗ trợ cuộc sống. Các phi hành gia đi trên mặt trăng phải mặc những bộ đồ có chân không và cung cấp oxy, nếu không chúng sẽ chết ngay nếu chúng mặc quần áo bình thường của Trái đất.

Sự khác biệt thứ ba là lực hấp dẫn của mặt trăng chỉ bằng một phần sáu so với của Trái đất. Điều này có nghĩa là một người có thể nhảy lên mặt trăng cao hơn sáu lần so với Trái Đất. Tuy nhiên, mặt trăng vẫn có thể gây ra một lực hấp dẫn trên trái đất, điều này được chứng minh bằng sự xuất hiện của thủy triều.

Sự khác biệt thứ tư là không có oxy hay nước trên mặt trăng. Trái đất có rất nhiều nước trên bề mặt của nó, bao gồm ít hơn 70% vỏ của nó. Trái đất cũng có rất nhiều oxy, nhờ vào không khí nhiều tầng. Mặt khác, khí quyển yếu của mặt trăng không cho phép hình thành oxy và nước trên bề mặt của nó, làm cho mặt trăng là một thế giới khô cằn, không có sự sống.

Tóm tắt:

1. Sự khác biệt đầu tiên giữa hai thiên thể là Trái đất là một hành tinh, trong khi mặt trăng chỉ là một vệ tinh quay quanh Trái đất.

2. Tất cả các vệ tinh có đường kính nhỏ hơn khi so sánh với các hành tinh, và chúng cũng có các điều kiện bầu khí quyển và bề mặt khác nhau.

3. Khi đặt song song với hành tinh của chúng ta, mặt trăng chỉ có một phần tư đường kính của Trái đất, và khối lượng ít hơn nhiều.

4. Mặt trăng không có khả năng hỗ trợ cuộc sống.

5. Áp suất hấp dẫn của mặt trăng chỉ bằng một phần sáu so với của Trái Đất. Điều này có nghĩa là một người có thể nhảy lên mặt trăng cao hơn sáu lần so với Trái Đất.

6. Không có oxy hay nước trên mặt trăng.

- iFrame trên cùng -> - iFrame dưới cùng ->

//

Sốc: mặt trăng lớn gấp 2,6 lần Trái Đất từ "thế giới người khổng lồ"

(NLĐO)- Mặt trăng ngoài hệ Mặt Trời thứ 2 vừa được xác định và kích cỡ của nó thực sự gây sốc cho giới khoa học.

  • Theo dấu thú rừng, tình cờ phát hiện kho báu tiền cổ lớn nhất Tây Ban Nha

  • Trái Đất lọt vào "bong bóng hư không" rộng 1.000 năm ánh sáng

  • Vật thể kinh dị lớn gấp 16 lần mặt trăng vừa hiện hình trên bầu trời

  • NASA vừa phóng tàu vũ trụ hất văng "mặt trăng" ngoài hành tinh

Nếu đặt bên cạnh Trái Đất và mặt trăng, hành tinh Kepler-1708 b và siêu trăng Kepler-1708 b-i của nó trông như thế giới của người khổng lồ trong thần thoại. Kepler-1708 có bán kính hơn Trái Đất cả chục lần, mặt trăng của nó so với mặt trăng của chúng ta cũng vậy. Kết quả tính toán chi tiết cho thấy đường kính của mặt trăng này hơn chính Trái Đất 2,6 lần, theo Science Alert.

Mặt trăng ngoài hệ Mặt Trời lớn hơn cả Trái Đất - Ảnh: Helena Valenzuela Widerstrom

Đây là mặt trăng ngoài hệ Mặt Trời thứ 2 được xác định. Trước đó, vào năm 2017, các nhà khoa học đã tim thấy Kepler 1625 b-i, một siêu mặt trăng còn to lớn hơn hơn, bằng Sao Hải Vương, quay quanh một hành tinh gấp vài lần Sao Mộc và cách chúng ta 8.000 năm ánh sáng.

Cả 2 siêu mặt trăng đều được tìm thấy nhờ nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi các nhà thiên văn Alex Teachey và David Kipping từ Đại học Columbia, dựa trên quá trình phân tích dữ liệu của kính viễn vọng không gian Kepler.

Tuy nhiên sự tồn tại của cả 2 mặt trăng ngoài hệ Mặt Trời này vẫn đang gây tranh cãi, bởi một số nhà khoa học cho rằng dấu hiệu mờ nhạt của chúng có thể đơn giản là do tín hiệu bị nhiễu, bởi chúng đều quá xa xôi nên mọi quan sát đều có nguy cơ dẫn đến sai lầm.

Theo CNN, những mặt trăng khổng lồ này phải được hình thành khác với mặt trăng của Trái Đất. Có lẽ chúng đã tích tụ khí từ hành tinh mẹ của chúng, hoặc bản thân chúng từng là một hành tinh nhưng cuối cùng bị bắt cóc bởi trường hấp dẫn khổng lồ của hành tinh mẹ.

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Astronomy.

Anh Thư

Video liên quan

Chủ đề