Trào lưu văn học hiện thực ở Việt Nam

Văn học hiện thực phê phán cho đến nay vẫn còn là một cái tên gọi gây ra nhiều những tranh cãi. Ở thời điểm bối cảnh của xã hội Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi mà nhân dân Việt Nam đang dưới cái ách thống trị của thực dân, đế quốc, cùng với đó là sự bóc lột của bọn cường hào, ác bá khiến cho nhân dân lâm vào nỗi thống khổ. Hiện thực của cuộc sống được các nhà văn ghi lại với những ngòi bút chân thực trở thành một trào lưu lớn trong đời sống văn học bấy giờ. 

Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực ra đời vào thời điểm nào?

Văn học hiện thực phê phán là một trong những tên gọi gây ra nhiều những tranh cãi cho đến ngày nay. Trong từ điển văn học do Trần Đình Sử làm chủ biên soạn, đã đưa ra 2 cách hiểu về thuật ngữ này.

Bạn đang xem: Văn học hiện thực phê phán việt nam 30-45

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hiện thực được hiểu là những tác phẩm có mối quan hệ với hiện thực đời sống, bất kể những tác phẩm đó thuộc trường phái, khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm văn học hiện thực đồng nhất với đó là khái niệm sự thật về đời sống, vì các tác phẩm văn học nào đều mang trong mình tính hiện thực.

Theo nghĩa hẹp, đây chỉ một phương pháp hiện thực, một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, sắc sảo và được xác định theo nguyên tắc mỹ học riêng.

Theo cuốn Lí luận văn học, chủ nghĩa hiện thực có khi được dùng không phải là một phương pháp sáng tác mà với nghĩa đó là kiểu sáng tác tái hiện.

Theo Bách khoa toàn thư, chủ nghĩa hiện thực hay còn gọi là văn học hiện thực phê phán là một trào lưu về văn học hiện thực, là một trong những phương pháp sáng tác lấy chính hiện thực của xã hội và những vấn đề thật liên quan tới con người và lấy chính con người làm đối tượng để phản ánh.

Như vậy khái niệm văn học hiện thực phê phán được đưa ra cách hiểu của nhiều những ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực, nhưng nói chung quy lại thì đó là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới thực tại, đánh giá một cách trung thực về cuộc sống. Đồng thời, nếu muốn thực hiện thành công phương pháp này thì bắt buộc các nhà văn phải tuân thủ nghiêm ngặt cái gọi là mỹ học nhất định như:

Xây dựng lên một hình tượng điển hình và điển hình hóa những sự kiện trong cuộc sống;Thừa nhận mối quan hệ giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh, con người, môi trường sống;Coi trọng chi tiết cụ thể và có độ chính xác cao.

Thời điểm ra đời của văn học hiện thực phê phán

Về thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực cho đến nay vẫn còn nhiều những ý kiến tranh cãi. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã trình bày về nhiều ý kiến ra đời của văn học hiện thực. Có người cho rằng vấn đề phản chủ nghĩa hiện thực được hình thành từ thời kỳ cổ đại và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong các thời kỳ Cổ đại, phục hưng, Ánh sáng, thế kỷ XIX,… Một số ý kiến khác thì cho rằng thời điểm ra đời văn học hiện thực bắt đầu từ thời Phục hưng. Nhiều quan điểm khác khẳng định chủ nghĩa hiện thực hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX.

Theo Bách khoa toàn thư, những tác phẩm có tính hiện thực hay có giá trị hiện thực đã xuất hiện từ rất lâu, thời điểm trước khi xuất hiện chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực chỉ là một trào lưu, một phương pháp hoàn thiện chỉ thực sự xuất hiện vào thế kỷ XIX ở một số nước đế quốc như Anh, Pháp, Nga,…Sau đó văn học hiện thực phê phán mới dần lan rộng ra toàn thế giới.

Ở Việt Nam văn học hiện thực phê phán đã xuất hiện với nhiều những tác phẩm văn học trung đại như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương,…đã phơi bày và phê phán thực trạng khách quan của cuộc sống thời bấy giờ. Mãi cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, cây bút văn học hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan là một trong những người đầu tiên đi theo khuynh hướng tả chân thực, lấy cuộc sống hiện tại, lấy những con người, sự việc đã và đang xảy ra để làm nội dung cho tác phẩm.

Tại thời điểm đất nước những năm 1930 – 1945, khuynh hướng văn học hiện thực phê phán phát triển một cách rầm rộ, quy mô, nhiều những cây bút tài năng xuất hiện ở phong trào này như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp,…. Và nhà văn Nam Cao được đánh giá là một trong những người có công đưa văn học hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, trình độ miêu tả tâm lý, khái quát chân thực hiện thực.

Văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Những tác phẩm văn học hiện thực phế phán Việt Nam

Với bối cảnh xã hội Việt Nam bấy giờ, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933. Thực dân Pháp lúc này ra sức vơ vét, bóc lột để bù đắp những thiệt hại của chúng.

Xem thêm: Đề Thi Tiếng Anh Là Gì - Học Tiếng Anh Hiệu Quả: Những Điều Bạn Chưa Biết

Chặng đường phát triển của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945

Chặng đường từ năm 1930 – 1935

Ở giai đoạn này, văn học hiện thực phê phán với những sáng tác của Nguyễn Công Hoan với tập truyện “Kép Tư Bền”; các phóng sự “Cạm bẫy người” và “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng,…

Những tác phẩm đã thể hiện được tinh thần phê phán mang tính bất công, vô nhân đạo trong một xã hội thời bấy giờ. Đồng thời, cũng bộc lộ được sự cảm thông, đau xót với những tầng lớp bị áp bức của xã hội thời kỳ đó.

Chặng đường từ năm 1936 – 1939

Do tình hình xã hội thời đó có nhiều những biến động và nhiều những mặt thuận lợi để cho văn học hiện thực phê phán được phát triển. Các cây bút văn chương như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… đã đạt được nhiều những thành công và cho ra đời liên tiếp nhiều những tác phẩm xuất sắc.

Hàng loạt những tác phẩm của các nhà văn đều tập trung phê phán và tố cáo mãnh liệt tình trạng áp bức, bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của chế độ cai trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của người dân và những sự đồng cảm, đau thương.

Chặng đường từ năm 1940 – 1945

Ở giai đoạn này, văn học hiện thực phê phán vẫn là chủ đạo, hơn thế nữa là những nét sắc sắc được thể hiện một cách nổi bật trong những sáng tác nổi tiếng của nhà văn Nam Cao.

Những nhân vật qua ngòi bút của Nam Cao luôn hướng tới việc phân tích xã hội thông qua việc đánh mạnh vào tâm lý nhân vật.

Như vậy, có thể nói văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam được trải qua 3 giai đoạn phát triển được chia đều từ năm 1930 – 1945 và đã đạt được nhiều những thành tựu xuất sắc ở những giai đoạn cuối.

Những thành tựu nổi bật của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945

Những tên tuổi lớn đã đóng góp cho sự phát triển của văn học hiện thực phê phán của Việt Nam ở giai đoạn này phải kể đến như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,… Chính những tác phẩm của họ là một bức tranh vẽ toàn cảnh của một xã hội đen tối bấy giờ.

Những sự phê phán, sự lên ánh mạng mẹ của chế độ thống trị được thể hiện mạnh mẽ của những tác phẩm như: Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Số Đổ, Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc,…

Bức tranh xã hội thời đó được những tác phẩm của văn học hiện thực phê phán miêu tả chân thực xã hội lúc đó với sự ảm đạm, nhiều bị kịch, làng quê xơ xác, nhiều những tệ nạn của xã hội, người nông dân bị cường hào ác bá đẩy tới mức đường cùng dẫn tới mất nhân tính và biến chất trở thành một tệ nạn của xã hội.

Các phong trào Âu hóa do thực dân đề xướng như: Vui vẻ, trẻ trung, cải cách y phục,… ngày càng được lộ rõ những chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh được tác phẩm Số Đỏ phản ánh một cách rõ nét.

Nhiều những tác phẩm có đánh mạnh vào tâm lý nhân vật để phản ánh thực chất xã hội như: Sống mòn, Đời thừa, Chí Phèo,…

Những truyện ngắn trào phúng có tính đả kích sâu cay của Nguyễn Công Hoan như: Đồng hào có ma, tinh thần thể dục,… 

Cảm hứng bi kịch, đồng cảm với những thống khổ của người nông dân Việt Nam thời ấy cũng được xem là một trong những cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực phê phán. Những cảm hứng, những lỗi đồng cảm ấy đều thấm nhuần của các tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố. Ngoài ra còn rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng khác thời bấy giờ phê phán và lên án thực dân, phong kiến, tay sai.

Văn học hiện thực phê phán vào những năm 1930 – 1945 được coi là một cuộc vận động trên chính dòng phát triển của thời cuộc đầy những biến động, khó khăn của xã hội. Nhưng cho dù xã hội có đổi thay như thế nào, thì những nét chữ, những trang viết sẽ sống mãi với thời gian.

Gợi ý

Ra đời như một nhân chứng cho lịch sử Việt Nam giai đoạn trước nãm 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã đánh dâu sự xuất hiện của mình bằng rất nhiều các tác giả với những tác phẩm tiêu biểu. Cùng với trào lưu văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán đã làm phong phú tăng thêm độ dày cho lịch sử và giá trị của nền văn học Việt Nam.

Chủ nghĩa hiện thực phê phận là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực – một khuynh hướng thẩm mĩ không tìm đến những thế giới xa lạ khác mà hướng tới đời thực, phát hiện ra bản chất của cuộc sống. Là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực nhưng chủ nghĩa hiện thực phê phán chưa được ý thức bởi ý thức hệ mới: ý thức hệ tư sản vì vậy nên khuynh hướng chủ đạo thiên về cảm hứng phê phán xã hội phong kiến tư sản đồng thời đề cao trân trọng quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cũng do sự hạn chế của ý thức hệ, các tác phẩm thuộc trào lưu này chưa nhìn thấy được sức mạnh, bản chát cách mạng của quần chúng nhân dân mà thường hay cái nhìn bi quan thậm chí bế tắc về tương lai, tiền đồ của lực lượng cơ bản này trong xã hội.

Thực ra, có thể nói, khuynh hướng hiện thực phê phán đã xuất hiện từ lâu trong văn học Việt Nam bởi suy cho cùng, sáng tác văn học được chi phối bởi qui luật: Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, văn học phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên, trong vàn học trung đại, do bị chi phối bởi quan niệm văn chương, quan niệm thẩm mĩ và thi hiếu thẩm mĩ thời đó nên hiện thực được phản ánh trong văn học trung đại mang tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu hóa… Song điều đó không hề ngăn cản sự xuất hiện của khuynh hướng hiện thực trong sáng tác nhất là đối với những tên tuổi như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương… Đến đầu thế kỉ XX, dòng văn học công khai đã hình thành bước đầu theo hai khuynh hướng lãng mạn và hiên thực. Chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn này tuy đã được kế thừa từ trong truyền thống.văn học nhưng chưa thật thành công. Chỉ đến những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam mới phát triển thành một trào lưu văn học trong tương quan với các tổ chức và các khuynh hướng văn học khắc. Có thể chia trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn này thành ba chặng chính:

>> Xem thêm:  Em hãy bàn luận về tri thức giả

Giai đoạn 1930 – 1945 có thể coi là giai đoạn định hình của trào lưu văn học này. Văn học phát triển tương đôi phong phú và đa dạng ở hầu hết các thể loại. Phóng sự tết thành công gắn với tên tuổi của Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy người, Cơm thày cơm cô…), Tam Lang (Tập phóng sự Tôi kéo xe)… Truyện ngắn và tiểu thuyết cũng đóng dấu với sự xuất hiện đặc biệt của Nguyễn Công Hoan. Thơ ca hiện thực gắn với những sáng tác của Tú Mỡ… Vì mới chỉ là giai đoạn định hình nên văn học hiện thực phê phán thời kì này vẫn chưa tái hiện được không gian hiện thực rộng lớn trong xã hội thời đó mà mới chỉ tập trung vào những mảng hiện thực của đô thị trong quá trình “thực dân hóa”. Giai đoạn này văn học cũng chưa khắc họa được rihững hình tượng nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình.

Sau giai đoạn khởi động, từ 1936 đến 1939, văn học hiện thực phê phán phát triển rực rỡ, đạt đỉnh cao. Xuất hiện hàng loạt các tên tuổi, các tác gia văn học lớn cùng các tác phẩm xứng đấng được coi là kiệt tác như Vũ Trọng Phụng (Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê), Ngô Tất Tố (Tắt đèn, phóng sự Việc làng), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Nguyên Hồng (Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu)… Văn học hiện thực phê phán đã tái hiện được một không gian hiện thực rộng lớn bao gồm cả thành thị và nông thôn. Các tác phẩm thuộc chặng này đã vươn tới đỉnh cao cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Cũng trong gia đoạn này văn học xây dựng được những điển hình nghệ thuật sắc sảo: điển hình về bộ mặt giai cấp phong kiến thông trị, điển hình về người nông dân và cả điển hình về chân dung một lớp người trong xã hội Âu hóa.

Bước sang giai đoạn 1940 – 1945, trong trào lưu văn học hiện thực phê phán vẫn tiếp tục phát triển. Vượt qua quan niệm cho rằng đây là giai đoạn văn học hiện thực phê phán bước vào thoái trào. Văn học hiện thực phê phán tiếp tục phát triển ở một tầm cao và một chiều sâu mới. Tuy cũng có những sự mất mát nhất định (Vũ Trọng Phụng qua đời, Ngô Tất Tố chuyển sang viết báo và nghiên cứu Nho giáo) nhưng văn học cũng có sự xuất hiện mới đủ sức thay thế các cây bút cũ với các tác giả như Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư… Đặc biệt ở một số cây bút tài năng như Nam Cao, Tô Hoài, mặc dù không có những tác phẩm qui mô, đồ sộ nhưng bằng tài năng nghệ thuật đã phát hiện những vấn đề mới trong đời sống hiện thực, mang đến những tác phẩm thực sự có giá trị. Điều đáng chú ý là do tác động của nhiều nguyên nhân (ánh sáng của Đề cương văn hóa, tổ chức Hội văn hóa cứu quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, ảnh hưởng của Việt Minh…) đã khiến nhiều tác phẩm văn học hiện thực có những dự cảm về một cuộc đổi đời của dân tộc mặc dù còn rất mơ hồ. Văn học giai đoạn này có những bước tiến trong việc phản ánh bản chất hiện thực đời sống. Với một số cây bút xuất sắc như Nam Cao, Tô Hoài,… những đề tài trước đó (cuộc sống của người dân Việt Nam trong xã hội thực dân, phong kiến nông thôn và thành thị) được đi vào khai thác với nhưng nét mới: đi vào tìm hiểu hậu quả do hiện thực đó gây ra, con người bị tha hóa, bị lợi dụng, bị xô đẩy ngày càng đẩy xa rời tính người.

Có thể nói, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã có những đóng góp lớn cả về mặt nội dung và hình thức. Các tác phẩm văn học giai đoạn này đã đóng góp cái nhìn phê phán đối với thực dân, phong kiến cũng như đồng cảm với nỗi thống khổ của người dân lao động. Các sáng tác cũng đồng thời góp phần vào quá trình hiện đại hóa nền vãn học, mang đến cho văn học Việt Nam những phong cách nghệ thuật nổi bật, các điển hình văn học còn lại mãi với thời gian. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, trào lưu văn học hiện thực phê phán cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Do chưa được sự chi phối của ý thức hệ tư tưởng mới cho nên hầu hết các tác phẩm văn học thuộc trào lưu này chưa có được cái nhìn tin tưởng vào tương lai vào sức mạnh, khả năng cách mạng, vào một cuộc đổi đời của giai cấp. Các tác phẩm vì thế mà kết thúc hầu hết mang màu sắc bi quan. Điều này sẽ được khắc phục trong trào lưu văn học cách mạng vô sản. ở những giai đoạn sau. Lí do để chúng ta khẳng định văn học giai đoạn này không phải đang bước vào thoái trào mà là sự chuẩn bị cho những bước tiến mới.

Trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 với những chặng đường phát triển cùng những thành tựu và hạn chế đã một lần nữa chứng minh cho qui luật vận động và phát triển tất yếu của văn học. Trong sự tương tác với văn học lãng mạn, trào lưu hiện thực phê phán thực sự là một bước đánh dấu cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam.

Bodethi.com

Video liên quan

Chủ đề