Trẻ uống sữa tươi bao nhiêu là đủ?

Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng rất tốt, giúp trẻ phát triển, đặc biệt là về chiều cao và cân nặng. Sữa tươi chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin A và D có lợi cho cơ, xương và răng; chất béo tốt cho trí não của trẻ; protein và hydro carbon giúp tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nếu cho trẻ uống sữa tươi không đúng cách, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ uống sữa tươi bao nhiêu là đủ?

1. Độ tuổi cho trẻ uống sữa tươi thích hợp
Theo các nhà khoa học, chỉ nên cho trẻ uống sữa tươi khi trẻ đã hơn 1 tuổi. Do sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ khiến thận bị quá tải và về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, lượng đạm cao trong sữa gây đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. Sữa tươi có hàm lượng sắt và vi chất dinh dưỡng ít không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi.
2. Lượng sữa và thời điểm uống hàng ngày
Ngoài các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày, nên cho trẻ uống thêm sữa như sau:
Trẻ từ 1-2 tuổi, cho con uống khoảng 2 ly sữa tươi/ngày, tương đương với khoảng 200 – 300ml sữa. Nên cho trẻ uống xen kẽ những loại sữa công thức (dạng bột pha hay dạng pha sẵn) vì đã được bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.
Trẻ từ 2 -3 tuổi cần khoảng 300 – 400 ml sữa mỗi ngày.
Trẻ từ 4-8 tuổi sẽ có nhu cầu canxi cao hơn, nên cho trẻ uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày.
Thời điểm uống sữa trong ngày: Trước bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi cũng như các thức ăn vặt khác, vì có thể làm trẻ no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sữa sau bữa ăn từ 1-2 giờ hoặc trước khi đi ngủ.
Sữa rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng nếu ép trẻ uống quá nhiều sữa mỗi ngày có thể khiến trẻ bị béo phì hoặc khiến trẻ không muốn ăn thêm gì khác sau khi uống sữa, lâu dài dễ dẫn đến phát triển không cân đối, suy dinh dưỡng, thiếu chất xơ gây táo bón,...
2. Chọn sữa phù hợp với trẻ
Đối với trẻ từ 1- 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo (trừ khi có chỉ định của bác sĩ), vì lúc này não cần chất béo để phát triển. Trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân, béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần. Nếu trẻ đã đủ cân nặng nên cho trẻ uống sữa không đường để giảm hấp thu đường vào cơ thể, hạn chế thừa cân, béo phì.
Sữa tươi bao gồm 3 loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên cho trẻ uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo vệ sinh, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa. Khi sử dụng sữa cần xem hạn sử dụng và sữa thanh trùng phải bảo quản trong tủ lạnh./.

Lệ Giang (TH)

Sữa tươi có thể là một phần dinh dưỡng của chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ em. Đây là một nguồn cung cấp protein, chất béo, kali, vitamin D và canxi tuyệt vời cho những trẻ không bị dị ứng protein sữa hoặc không dung nạp đường lactose.

1. Khi nào cho trẻ uống sữa tươi?

Theo các bác sĩ, chỉ nên cho trẻ uống sữa tươi khi trẻ đã hơn 1 tuổi. Do sữa tươi có hàm lượng đạm, canxi và phốtpho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ khiến thận bị quá tải và về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị tăng huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, lượng đạm cao trong sữa gây đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. Sữa tươi có hàm lượng sắt và vi chất dinh dưỡng ít không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi.

Tùy vào lứa tuổi mà trẻ có nhu cầu cơ bản khác nhau về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Ví dụ, trẻ dưới 6 tháng chủ yếu nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa, ưu tiên dùng hoàn toàn sữa mẹ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, ngoài sữa, trẻ còn nhận thêm chất dinh dưỡng từ các bữa ăn.

Trẻ uống sữa tươi bao nhiêu là đủ?

Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp trẻ phát triển, đặc biệt là về chiều cao và cân nặng.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Trịnh Thủy Tiên (Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP. Hồ Chí Minh), ngoài các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày, nên cho trẻ uống thêm sữa như sau:

  • Trẻ từ 1-2 tuổi, uống khoảng 2 ly sữa tươi/ngày, tương đương với khoảng 200-300ml sữa. Nên cho trẻ uống xen kẽ những loại sữa công thức (dạng bột pha hay dạng pha sẵn) vì đã được bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.
  • Trẻ từ 2-3 tuổi cần khoảng 300-400 ml sữa mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi sẽ có nhu cầu canxi cao hơn, nên cho trẻ uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày.
  • Còn khi trẻ chuẩn bị bước vào độ tuổi 9 - 13 thì cần được quan tâm nhiều về chế độ dinh dưỡng để đạt được sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý hành vi, nhận thức.

Theo các nghiên cứu, sữa được cơ thể hấp thu tốt nhất vào khoảng thời gian cách bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ và khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ. Phụ huynh có thể cho bé uống sữa sau bữa ăn sáng, lúc 16h hoặc trước khi đi ngủ 2 giờ.

Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống sữa lúc bụng đói vì sẽ làm loãng dịch dạ dày, không tốt cho việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Không nên cho trẻ uống chung sữa với các loại nước trái cây chua vì khi gặp các axít có trong nước trái cây như cam, canh, kiwi... sẽ dẫn đến phản ứng kết tủa, làm mất tác dụng của protein trong sữa.

2. Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi trẻ uống quá nhiều sữa

Mặc dù sữa là thức uống bổ dưỡng cho trẻ mới biết đi, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những rủi ro chính của việc uống quá nhiều.

2.1 Táo bón

Một vấn đề phổ biến xảy ra khi trẻ uống quá nhiều sữa là táo bón. Vì sữa làm no nhưng không chứa chất xơ nên trẻ có thể bị táo bón do uống quá nhiều sữa và ăn ít thức ăn có chứa chất xơ. Điều này có thể là một vấn đề đối với trẻ mới biết đi uống hơn 600ml sữa mỗi ngày.

2.2 Thói quen ăn uống kém

  • Những rủi ro có thể gặp khi bạn uống sữa tươi chưa tiệt trùng

  • Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua

Một mối quan tâm khác với trẻ mới biết đi uống quá nhiều sữa là lượng calo nạp vào cơ thể. Vấn đề này càng gia tăng nếu trẻ tiếp tục uống sữa nguyên kem trong độ tuổi. Lượng calo tăng thêm này thường khiến trẻ no và không muốn ăn các thức ăn bổ dưỡng khác, hoặc nếu trẻ vẫn ăn uống tốt, thì lượng calo dư thừa có thể dẫn đến tăng cân.

2.3 Thiếu máu do thiếu sắt

Trẻ mới biết đi uống quá nhiều sữa cũng có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. Điều này là do sữa chỉ chứa một lượng vi lượng sắt và không thể thay thế các thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn. Nếu thiếu máu nghiêm trọng, có thể phải bổ sung sắt.

Sắt là một khoáng chất quan trọng được đưa vào từ chế độ ăn uống mà cơ thể chúng ta sử dụng để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu giúp cung cấp ôxy đến các mô khác nhau trong cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể có lượng hemoglobin thấp trong cơ thể do không đủ sắt.

Các triệu chứng phổ biến của thiếu máu do thiếu sắt bao gồm da xanh xao, thiếu năng lượng và khó thở sau khi hoạt động.

2.4 Mất protein từ ruột

Mất protein từ ruột, hay bệnh ruột mất protein, xảy ra khi trẻ uống quá nhiều sữa, khiến lượng protein trong máu thấp. Điều này có thể khiến các mạch máu rò rỉ chất lỏng vào mô dẫn đến phù chân, lưng và mặt, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng của bệnh ruột mất protein bao gồm: Sưng bàn chân, chân và mặt; Chuột rút hoặc yếu cơ; Tràn dịch màng phổi...

2.5 Uống quá nhiều sữa có thể gây béo phì

Trẻ uống sữa tươi bao nhiêu là đủ?

Uống quá nhiều sữa có thể gây tăng cân, béo phì.

Nếu một đứa trẻ uống 900-1.400ml sữa nguyên chất mỗi ngày, chúng sẽ nhận được khoảng 600 đến 900 calo chỉ từ sữa. Con số này bằng 50-55% trong số 1.300 calo ước tính mà trẻ mới biết đi cần mỗi ngày, khiến trẻ dễ hấp thụ quá nhiều calo.

Nếu con bạn cũng uống nhiều nước trái cây, chúng có thể nhận được gần như tất cả lượng calo chúng cần từ sữa và nước trái cây. Một chế độ ăn chủ yếu bao gồm sữa và nước trái cây không cung cấp sự kết hợp thích hợp của chất béo, protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

3. Làm thế nào để giảm tiêu thụ sữa?

Khi trẻ ăn uống tốt và không có vấn đề về táo bón, thiếu máu, hoặc tăng cân quá mức, như đã nói ở trên, thì việc uống sữa của trẻ là điều lành mạnh.

Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng rằng con bạn đang uống quá nhiều sữa hoặc nếu chúng có nguy cơ mắc bất kỳ vấn đề nào ở trên, thì bạn có thể giảm mức tiêu thụ sữa của trẻ như sau:

Giảm dần lượng sữa: Một cách đơn giản để cắt giảm lượng sữa của trẻ là không cho trẻ uống đầy cốc. Bạn cũng có thể cung cấp nước thay thế.

Làm mẫu cho những hành vi lành mạnh: Con trẻ quan sát và học hỏi từ những hành vi của người lớn. Nếu bạn thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế uống sữa của chính mình (và không lạm dụng đồ uống kém lành mạnh hơn như nước trái cây hoặc nước ngọt), con bạn sẽ có nhiều khả năng làm như vậy.

Cung cấp nhiều bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ lành mạnh khác nhau: Phục vụ các lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng khác có thể khuyến khích con bạn chọn ăn nhiều calo hơn là uống chúng.

Chuyển sang sữa ít béo hơn: Cho trẻ uống sữa ít béo hoặc không béo có thể làm giảm lượng chất béo và calo của con bạn ngay cả khi trẻ tiếp tục uống nhiều sữa hơn mức lý tưởng.

Nói chuyện với bác sĩ về chứng không thích thức ăn : Yêu cầu trợ giúp thêm nếu con bạn dường như không ăn thức ăn có kết cấu, vì chúng có thể có ác cảm với thức ăn.

Trẻ uống sữa tươi bao nhiêu là đủ?
Những kiểu trộn sữa chua giúp giảm cân, tiêu mỡ bụng nhanh chóng

SKĐS - Khi nói đến các loại thực phẩm cho một chế độ ăn uống lành mạnh hơn, sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng dễ dàng hoặc bữa ăn nhẹ nhanh chóng.