Trên thị trường chứng khoán hành vi có tiêu cực là

Cổ phiếu tốt, xấu dắt tay nhau “đổ đèo”

Thị trường chứng khoán (TTCK) khởi động tuần mới trong tình trạng hoảng loạn, bán tháo tại một số mã cổ phiếu ngay từ đầu giờ sáng. Sở dĩ có tình trạng này bởi lẽ tối muộn Chủ nhật (ngày 27/3) trên mạng xã hội xuất hiện những đồn đoán tiêu cực liên quan đến tỷ phú Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Có thể thấy, những thông tin này đã tác động mạnh tới TTCK, nhất là những mã cổ phiếu họ FLC và cổ phiếu bất động sản. Những cổ phiếu như FLC, ROS, ART, KLF, HAI "nằm sàn" ngay từ đầu phiên. Hầu hết đều trắng bên mua và tình trạng bán luôn quá tải. Đơn cử như mã FLC, mã này giảm tới 6,85% ngay từ đầu phiên. Đến hết phiên sáng mới chỉ khớp lệnh được hơn 4,5 triệu cổ phiếu trong khi còn gần 70 triệu cổ phiếu đang "xếp hàng" chờ bán.

Những mã họ "FLC" còn lại cũng trong tình trạng tương tự khi lượng chờ mua lên tới hàng chục triệu cổ phiếu trong khi hầu như trắng bên mua.

Những thông tin liên quan đến lãnh đạo FLC cũng tác động tiêu cực lên nhóm cổ phiếu bất động sản. "Ông lớn" họ Vingroup (VHM) hôm nay thuộc nhóm tác động tiêu cực nhất lên sàn chứng khoán, khi giảm gần 1,6% (tính đến hết phiên sáng). Tương tự, DIG cũng giảm hơn 6%, NVL giảm 1,3%, THD giảm 1,64%...

Chốt phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 13,94 điểm (0,93%) xuống 1.484,56 điểm; HNX-Index giảm 0,67% xuống 458,64 điểm và UPCom-Index giảm 0,81% xuống 116,05 điểm. Lúc này, những thông tin liên quan đến chủ tịch Trịnh Văn Quyết cũng đã được hé lộ. Cụ thể, theo một số nguồn tin, cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết. Cơ quan điều tra ban hành quyết định trên từ ngày 26/3, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết là một tháng. Cơ quan chức năng cũng đã mời ông Quyết lên để làm việc xác minh một số nội dung.

Đây không phải lần đầu những thông tin liên quan đến ông Quyết gây rúng động thị trường. Trước đó, vào tháng 1/2022, hành vi "bán chui" cổ phiếu của Chủ tịch Tập đoàn FLC từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán. Sự cố này cũng gây một số tác động tâm lý đến nhà đầu tư chứng khoán, dẫn đến các cổ phiếu "họ FLC" bị nhiều nhà đầu tư bán ra, rớt giá, mất thanh khoản.

Lao đao vì đồn đoán

Có thể thấy, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường rất dễ bị tác động bởi những thông tin tiêu cực xung quanh TTCK.

Bởi lẽ, như vụ việc sáng nay, trước khi thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất nhập cảnh được báo chí đưa tin, chỉ với một số thông tin mập mờ trên mạng xã hội đã khiến cho cộng đồng nhà đầu tư trên TTCK mất ăn, mất ngủ. Trên các diễn đàn liên quan đến chứng khoán, những đồn đoán, nhận định, thâm chí hô hào bán tháo nhóm cổ phiếu liên quan đến ông Quyết được bàn tán rầm rộ, gây hoang mang cho không chỉ nhóm cổ đông của những mã cổ phiếu này mà còn ảnh hưởng tới toàn thị trường.

Theo chuyên gia Phan Linh - Founder của Công ty Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam, TTCK là thị trường của thông tin. Ở đó, bất kỳ một thông tin theo chiều hướng tốt hay xấu đều ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp đang được niêm yết. Những thông tin này không chỉ ảnh hưởng tới mã cổ phiếu liên quan, mà trong các trường hợp như vụ việc liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết thì kể cả cổ phiếu có nền tảng tốt cũng bị ảnh hưởng liên đới.

Vị chuyên gia này khuyến nghị, với những thông tin tiêu cực đột ngột trên TTCK, nhà đầu tư nên bình tĩnh đánh giá tác động của sự kiện liên quan đến cổ phiếu mà mình đang nắm giữ. Bởi không phải ngành nào hoặc cổ phiếu nào cũng bị tác động tiêu cực bởi thông tin đó. Nhà đầu tư nên cố gắng lượng hóa bằng con số để xem liệu nó sẽ tác động ra sao đến cổ phiếu đó hoặc nhóm cổ phiếu có liên quan.

Hơn nữa, còn có rất nhiều những cổ phiếu khác mặc dù không bị ảnh hưởng nhưng cũng bị bán tháo bởi tâm lý đám đông. Nhiều khi đó lại là cơ hội để nhà đầu tư mua những cổ phiếu tốt với giá rẻ.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Nhận diện hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán. Cẩn trọng luôn là đức tính cần thiết của bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào. Những nhà đầu tư chứng khoán nên biết trước và cảnh giác đối với những "cạm bẫy" thường trực trên thị trường chứng khoán. Có thế mới tránh được những rủi ro lớn trong quá trình đầu tư. Sau đây là một số hành vi tiêu cực thư¬ởng xảy ra trên thị trường chứng khoán qua tổng kết kinh nghiệm của một số chuyên gia. 1. Tư vấn vì lợi ích cá nhân của nhà môi giới: Jane Clake, một nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường phố Wall, đã quyết định đầu tư một số lượng lớn vốn vào thị trường. Để thực hiện đầu tư Jane đã tìm nhà môi giới của Công ty Atems. Do chưa tìm hiểu kỹ công ty này, nhân viên môi giới của công ty Atems đã tư vấn cho Janes đầu tư vào cổ phiếu của một công ty mà Jane không hề biết và quen thuộc, thậm chí không đúng lĩnh vự chuyên môn của Jane. Cuối cùng, do những sai sót đó, Janes đã mất trắng số tiền đầu tư của mình do giá cổ phiếu của công ty đó giảm nghiêm trọng. Do ý đồ cá nhân, nhà môi giới có thể sẽ tư vấn đầu tư không phù hợp với nhu cầu, khản năng tài chính và mục tiêu của khách hàng. Do đó, khách hàng cần nhận thức rằng, mình muốn được h¬ướng dẫn đầu tư phù hợp với bản thân mình chứ không phải phù hợp với người môi giới. Mỗi khoản đầu tư được tư vấn đều cần có lời giải thích cặn kẽ, gồm cả việc khuyến cáo các rủi ro. 2. Vi phạm quy định giao dịch công bằng: Các hoạt động sau đây bị xem là vi phạm những quy định liên quan đến giao dịch công bằng: + Đề nghị thực hiện việc đầu cơ chứng khoán mà không xem xét tình hình tài chính của khách hàng và đảm bảo khách hàng không chịu rủi ro. + Mở tài khoản khống chế thực hiện việc kinh doanh chứng khoán trái phép. + Thực hiện các giao dịch ngoài thẩm quyền được giao. + Đề nghị mua chứng khoán không thích hợp với khả năng chi trả của khách hàng. + Các hoạt động lừa đảo (chẳng hạn như giải mạo và cung cấp không đầy đủ hoặc không cung cấp số liệu thực tế). 3. Giao dịch thái quá:
  2. Hành vi giao dịch thái quá có nghĩa là giao dịch thường xuyên và với số lượng lớn trên tài khoản của khách hàng nhằm mục đích nhận hoa hồng mà không nhằm đạt được các mục tiêu khách hàng đã đề ra. Đây là hành vi lạm dụng trách nhiệm uỷ quyền của khách hàng. Một trong những biện pháp để ngăn chặn hành vi lạm dụng này là nhà đầu tư cần phải yêu cầu rất cả tài khoản mà mình uỷ quyền cho nhà môi giới chứng khoán phải được giám sát viên của công ty chứng khoán xem xét thường xuyên. 4. Vay và cho vay tiền và chứng khoán: + Vay tiền và vay chứng khoán của khách hàng: Các nhà môi giới chứng khoán bị cấm vay tiền hay chứng khoán từ khách hàng trừ phi khách hàng là ngân hàng hay các tổ chức tài chính có chức nằn thực hiện việc cho vay tiền và chứng khoán. + Cho khách hàng vay tiền và chứng khoán: Các nhà môi giới chứng khoán cũng bị cấm cho khách hàng vay tiền hay chứng khoán. Quy định này không áp dụng cho nghiệp vụ vay bảo chứng của các công ty chứng khoán hay việc các nhà môi giới chứng khoán cho vay theo nghiệp vụ thông thường. 5. Xuyên tạc: Các nhà môi giới chứng khoán không được phép xuyên tạc, nói không đúng về bản thân hay về các dịch vụ của công ty mình đối với khách hàng tiềm năng. Không được phép xuyên tạc về: -Trình độ, kinh nghiệm và học vấn. - Loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. -Các loại phí Việc công bố không chính xác hay không công bố các sự kiện quan trọng liên quan đến những vấn đề trên cũng bị coi là xuyên tạc. Khách hàng sẽ phải khó khăn khi so sánh chất lượng dịch vụ giữa các công ty chứng khoán nói chung và các nhà môi giới nói riêng nếu khách hàng không được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác liên quan đến vấn đề chuyên môn. 6. Sử dụng các báo cáo, công trình nghiên cứu của công ty hoặc cá nhân khách: Nhà môi giới và công ty chứng khoán không được phép sử dụng các nghiên cứu phân tích hay đề nghị do cá nhân hay công ty khác tiến hành mà không công bố rằng, các báo cáo này không phải do chính họ thực hiện. Nhà môi giới hay công ty chứng khoán có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các báo cáo hay phân tích của người khác nhưng không được tự nhận rằng, các báo cáo, nghiên cứu đó là của mình.


Page 2

LAVA

Cẩn trọng luôn là đức tính cần thiết của bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào. Những nhà đầu tư chứng khoán nên biết trước và cảnh giác đối với những "cạm bẫy" thường trực trên thị trường chứng khoán. Có thế mới tránh được những rủi ro lớn trong quá trình đầu tư.

30-10-2009 1203 264

Download

Trên thị trường chứng khoán hành vi có tiêu cực là

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

popupslide2=3Array ( [0] => Array ( [banner_bg] => [banner_picture] => 269_1658931051.jpg [banner_picture2] => [banner_picture3] => [banner_picture4] => [banner_picture5] => [banner_link] => https://kids.hoc247.vn/bai-viet/tai-mien-phi-bo-ebook-1001-bai-toan-tu-duy-danh-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-30.html?utm_source=TaiLieuVN&utm_medium=banner&utm_content=bannerlink&utm_campaign=popup [banner_startdate] => 2021-10-01 14:43:00 [banner_enddate] => 2022-12-31 23:59:59 ) )

Vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán là gì? Đặc điểm nhận diện?

Chứng khoán là công cụ tài chính đại diện cho một số lượng giá trị tài chính. Chúng thường có dạng một chứng chỉ cấp cho chủ sở hữu các quyền liên quan đến việc phân phối lợi nhuận của một doanh nghiệp. Một vài ví dụ phổ biến về chứng khoán là cổ phiếu, trái phiếu và ghi chú. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán thì không thể không tránh khỏi những vi phạm pháp luật.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán là gì?

Chứng khoán thường được trao đổi thông qua thị trường chứng khoán. Thị trường giao dịch có thể phải tuân theo các hoạt động kinh doanh không công bằng hoặc thao túng, chẳng hạn như “ giao dịch nội gián ” và gian lận chứng khoán. Do đó, thị trường chứng khoán chịu sự quản lý chặt chẽ của cả luật liên bang và tiểu bang nhằm bảo vệ các nhà đầu tư.

– Các hoạt động trên thị trường chứng khoán tạo ra tính thanh khoản cho các luồng vốn được giao dịch trên thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận gần nhất các nguồn vốn đầu tư cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận khi tham gia thị trường. Bên cạnh những ưu điểm, thị trường chứng khoán cũng chứa đựng rủi ro, những nhân tố tiêu cực và những yếu tố này là nguyên nhân kìm hãm và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán bao gồm các tổ chức chào bán chứng khoán, các tổ chức trung gian và các nhà đầu tư. Mỗi chủ thể khi tham gia thị trường đều hướng tới những mục tiêu khác nhau, cụ thể là tổ chức chào bán tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, các tổ chức trung gian và nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.

– Để đạt được mục đích của mình, có thể các chủ thể này không tuân thủ các nguyên tắc thị trường, tuân thủ các quy định của pháp luật chứng khoán, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác và sự bình ổn của thị trường chứng khoán. Các hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và gây mất ổn định cho các hoạt động của thị trường chứng khoán được xác định là các vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.  Vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán là các hành vi trái pháp luật của các tổ chức, cá nhân xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các tổ chức cá nhân này sẽ chịu trách nhiệm pháp lí theo các quy định của pháp luật chứng khoán.

– Vi phạm pháp luật về chứng khoán là loại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cụ thể, do vậy, nó cũng mang những đặc điểm chung của vi phạm pháp luật, đó là: có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, hành vi đó trái pháp luật, chủ thể gây ra hành vi có lỗi (lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý). Chủ thể vi phạm pháp luật có đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự.

– Vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán là những hành vi xuất hiện kể từ khi có sự ra đời, tồn tại, vận hành của thị trường chứng khoán. Do vậy, loại vi phạm pháp luật này ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ nhất định. Chứng khoán và thị trường chứng khoán là

– Thứ hai, hầu hết các vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đều xuất phát từ việc mưu cầu những lợi ích vật chất. Các quan hệ được thiết lập trên thị trường chứng khoán đều là các quan hệ kinh tế (giữa các chủ thể tham gia thị trường)  hoặc quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường và các chủ thể quản lý thị trường).

– Các mối quan hệ được thiết lập đều nhằm hướng tới việc đạt được những lợi ích kinh tế nhất định, do vậy, mục đích lợi ích vật chất hay lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Các chủ thể luôn mong muốn đạt đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và lợi ích vật chất đã thực hiện những hành vi vượt quá ranh giới quy định pháp luật; từ đó xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan và ảnh hưởng đến sự bình ổn của thị trường.

– Thứ ba, hầu hết các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đều được thực hiện do lỗi cố ý. Các chủ thể tham gia thị trường khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đều ý thức được hậu quả của những hành vi này. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi ích kinh tế, họ có thể vượt qua những rào cản pháp luật. Do vậy, có thể khẳng định rằng hầu hết các vi phạm pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này đều được thực hiện một cách cố ý.

Xem thêm: Điều kiện và cách thức tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán

– Thứ tư, xác định được hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán rất phức tạp. Có những hành vi vi phạm trực tiếp có thể xác định rất rõ ràng, cụ thể. Có những hành vi vi phạm gián tiếp, thông qua nhiều hành vi hợp pháp và thông qua nhiều chủ thể khác nhau, do đó, nhận dạng các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế của các cơ quan có thẩm quyền hay nói các khác là cần phải có những công cụ, biện pháp mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cao để đưa ra những cách thức xử lý thích hợp, hiệu quả.

– Thứ năm, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán có tính đặc thù là phát sinh nhanh, nằm ngoài sự kiểm soát của các quy định pháp luật, do vậy cần có các biện pháp giải quyết kịp  thời để tránh gây những hậu quả tiêu cực, tác động đến sự bình ổn của toàn thị trường. Hầu như các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đều bắt nguồn từ việc lợi dụng những “khe hở” của pháp luật, có những nội dung, những mối quan hệ pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh hoặc chưa đề cập đến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi phạm xuất hiện mà vẫn né tránh được các quy định của pháp luật.

2. Đặc điểm nhận diện:

–  Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể được phân loại theo những cách khác nhau. Việc xem xét và định hình một cách rõ nét các hành vi vi phạm sẽ giúp các chủ thể nhận diện các hành vi đó để phòng ngừa và xử lý các vi phạm sao cho phù hợp nhất.

– Nếu căn cứ vào mức độ vi phạm, có thể chia vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán thành 3 loại: vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm pháp luật hình sự.

– Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là hành vi do các tổ chức, cá nhân thực hiện do lỗi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được xử lí theo các quy phạm pháp luật hành chính, các vi phạm này chưa đến mức độ nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Một số loại vi phạm chứng khoán thường gặp :

+ Loại vi phạm chứng khoán chính được gọi là “ gian lận chứng khoán ”. Gian lận chứng khoán xảy ra khi một bên sử dụng gian lận, trình bày sai sự thật hoặc các tuyên bố không trung thực liên quan đến việc bán một chứng khoán.

+ Một loại vi phạm chứng khoán phổ biến khác liên quan đến hành vi của người được ủy thác (người chịu trách nhiệm quản lý chứng khoán của một người). Người được ủy thác và người môi giới có nhiệm vụ quản lý chứng khoán một cách thận trọng. Việc vi phạm nghĩa vụ này có thể khiến người được ủy thác phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do chứng khoán được quản lý sai.

Xem thêm: Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng trong đầu tư chứng khoán

+ Một số loại vi phạm chứng khoán khác và các khiếu kiện kiện tụng về chứng khoán liên quan đến:

 Thao túng thị trường : Điều này có thể xảy ra khi một công ty chứng khoán, nhà môi giới hoặc nhà đầu tư tham gia vào bất kỳ hoạt động nào tạo ra ấn tượng sai lệch về giá cả, tính sẵn có hoặc phân phối chứng khoán

Giao dịch nội gián : Những người có kiến ​​thức nội bộ về hoạt động cổ phiếu của công ty không được sử dụng thông tin đó để đạt được lợi ích cá nhân trong giao dịch

Vi phạm nghĩa vụ ủy thác: Người được ủy thác hoặc người môi giới không thể quản lý chứng khoán của người khác nếu họ có xung đột lợi ích khiến họ không thể trung thành với người thụ hưởng

Giao dịch trái phép : Mặc dù người được ủy thác có một số quyền tự do đầu tư một cách thận trọng và hợp lý, nhưng họ thường không thể tham gia vào giao dịch trái với mong muốn của người nắm giữ cổ phiếu

Sơ suất hoặc thiếu thái độ : Sơ suất của nhà môi giới có thể xảy ra nếu một người không đủ tiêu chuẩn tự cho mình là một chuyên gia (ví dụ: môi giới không có giấy phép hợp lệ)

– Các luật điều chỉnh các loại vi phạm chứng khoán này có thể khác nhau tùy theo bản chất của chứng khoán cụ thể đang được giao dịch. Ví dụ, luật có thể rất khác khi điều chỉnh việc mua bán cổ phiếu so với việc mua bán các loại chứng khoán khác.

– Các hình phạt đối với vi phạm chứng khoán:

Xem thêm: Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán?

+ Các hình phạt pháp lý đối với các vi phạm chứng khoán có thể rất nghiêm khắc. Ngay cả những vi phạm nhỏ cũng có thể dẫn đến các tội nhẹ hình sự, có thể bị phạt tiền và / hoặc ngồi tù. Các vi phạm lớn hơn có thể dẫn đến các tội trọng, ví dụ, nếu vi phạm liên quan đến việc làm sai lệch thông tin thuế.

+ Ngoài các hình phạt hình sự, nhiều loại vi phạm chứng khoán cũng có thể dẫn đến yêu cầu kiện tụng dân sự. Việc người nắm giữ chứng khoán khởi kiện người nhận ủy thác đã không quản lý được tài sản bảo đảm theo tiêu chuẩn nghề nghiệp là chuyện bình thường. Người được ủy thác sau đó có thể được yêu cầu bồi thường thiệt hại để bồi thường thiệt hại kinh tế cho nguyên đơn.