Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây

(Last Updated On: 25/04/2022 by Lytuong.net)

Tìm hiểu về Nội dung Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.

Cho đến giữa năm 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc đã trải qua 5 tháng. Về cơ bản, chúng ta đã đạt được các mục tiêu chiến lược do Trung ương Đảng để ra: “Địch thiệt hại khá nhiều ở Bắc Bộ… Chiến sự ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ khá hơn trước. Quân du kích của ta ở đó hoạt động dữ, đã thu được nhiều kết quả khá

Về phía thực dân Pháp, ở Bắc Bộ, tuy đã được tăng viện lên 11 tiểu đoàn Âu – Phi từ Pháp sang, nhưng chúng cũng chỉ đủ sức chiếm giữ một số thành phố, thị xã (Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng). Trên con đường giao thông. chiến lược nối liền Hà Nội với Hải Phòng, tuy địch đã sử dụng một lực lượng bảo vệ khá lớn, nhưng vẫn không ngăn chặn được hoạt động của quân ta; không có cuộc hành quân nào của địch trên tuyến đường này được an toàn.

Về phía ta, bộ đội chủ lực vẫn được bảo toàn và phát triển cả về số lượng và trình độ tác chiến. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ an toàn. Thế trận chiến tranh nhân dân được củng cố và mở rộng. Như vậy là âm mưu chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp bước đầu bị thất bại. Cuộc chiến tranh vẫn kéo dài và ngày càng mở rộng đã khiến cho thực dân Pháp lâm vào tình trạng khó khăn, quân số thiếu hụt. Số quân tăng viện nhỏ giọt từ Pháp sang không sao khắc phục được tình trạng phân tán, dàn mỏng lực lượng trên các chiến trường. Một bộ phận binh sĩ địch bắt đầu tỏ ra chán ghét chiến tranh. Những vụ phản chiến xuất hiện ở một số nơi. Trước tình hình trên, thực dân Pháp âm mưu kết hợp chặt chẽ giữa thủ đoạn chính trị và biện pháp. quân sự. Về chính trị, chúng vừa cố tạo ra một chính quyền tay sai bản xứ, vừa tìm cách lôi kéo, lừa bịp quần chúng bằng một thứ lí tưởng đối lập với chủ nghĩa yêu nước chân chính. Về quân sự, chúng vừa bình định miền Nam, vừa tập trung lực lượng lớn đánh đòn quyết định ở miền Bắc, hòng đè bẹp tinh thần và lực lượng kháng chiến của đối phương.

Trong phiên họp ngày 9-6-1947, Hội đồng phòng thủ Đông Dương thông qua trên nguyên tắc cuộc tiến công mùa thu 1947 với mục đích: bịt kín biên giới, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc với Trung Quốc… loại trừ mọi sự chi viện từ ngoài vào; truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ. Sau một thời gian ráo riết chuẩn bị, đến đầu tháng 9-1947, kế hoạch tiến công lớn trên chiến trường Bắc Bộ của Bộ chỉ huy Pháp càng lộ rõ.

Ngày 10-9-1947, tại Hà Đông, trong một bài diễn văn bằng những lời lẽ lừa bịp, lắt léo Bolaec (Bollaert) thay mặt Chính phủ Pháp tuyên bố không có lí do gì để kéo dài chiến tranh, nhưng vẫn ngoan cố không công nhận độc lập của Việt Nam, không công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh. Như vậy, thực dân Pháp có ý đồ kết thúc cuộc chiến tranh bằng một cuộc tiến công quân sự chớp nhoáng.

Kế hoạch tiến công Việt Bắc do Xalăng (Salan), TƯ lệnh chiến trường Bắc Đông Dương vạch ra, đến tháng 7 1947, được Chính phủ Pháp phê chuẩn. Kế hoạch này trước hết nhằm bao vây, tiến tới tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh; dùng thắng lợi quân sự để xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc Đánh lên. Việt Bắc, thực dân Pháp còn nhằm khoá chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn con đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với quốc tế.

Lực lượng Pháp tung ra trong cuộc tiến công gồm 5 trung đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn pháo binh và 2 tiểu đoàn công binh; tất cả là 12.000 quân. Kế hoạch tấn công của địch lên Việt Bắc được thể hiện trên hai bước:

Bước 1: Một cuộc hành quân mang mật danh LEA, tập trung càn quét ở vùng Chợ Đồn, Bắc Kạn, Chợ Mới (nay thuộc tỉnh Bắc Kạn) :

+ Ngày 7-10, nhảy dù xuống Bắc Kạn, Chợ Mới; ngày 8 10 xuống Chợ Đồn và càn quét các vùng xung quanh; ngày 9-10, hai cánh quân ở Bắc Kạn và Chợ Đồn sẽ gặp nhau ở Bản Pè (cách Bắc Kạn 20 km trên hướng Bắc Kạn – Chợ Đồn).

+ Ngày 10-10, chiếm Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng tiến xuống Bắc Kạn (dự kiến ngày 12), sau đó từ Chợ Đồn tiến ra Đài Thị (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), liên lạc với cánh quần hướng tây (Đường số 2 – sông Lô) vào ngày 13.

+ Sau khi hoàn thành tổ chức phòng thủ ở Chợ Mới (dự kiến ngày 11) sẽ tiến hành càn quét và tuần tiễu trên Quốc lộ số 3…

– Bước 2: Một cuộc hành quân mang mật danh Clo – Clo, dự kiến:

+ Chiếm Chợ Chu (dự kiến ngày 14-10) từ nhiều hướng: Từ Bắc Kạn, Chợ Mới tiến về, nhảy dù trực tiếp xuống Chợ Chu (1 đại đội) và nhảy dù xuống phía nam Chợ Chu, khoá đường Chợ Chu – Thái Nguyên.

+ Sau đó sẽ càn quét trong vùng, tuỳ theo tin tình báo…

Thực hiện kế hoạch trên, từ ngày 7-10, cuộc hành quân mang mật danh “LEA” bắt đầu được triển khai:

Khoảng 8 giờ 15 phút sáng 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Trung tá Xôvanhắc (Sauvagnac) chỉ huy lần lượt đổ quân xuống thị xã Bắc Kạn, nơi chúng nghỉ có cơ quan đầu não kháng chiến. Khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, chúng thả tiếp một bộ phận quân dù xuống thị trấn Chợ Mới nhằm khống chế tuyến đường Thái Nguyên đi Bắc Kạn và lấy đó làm nơi tập kết những đạo quân lùng sục cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Ngày hôm sau (8-10), chúng cho quân nhảy dù xuống Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Trên đường bộ, sáng 7-10-1947, binh đoàn bộ binh thuộc địa do Trung tá Bôphơrê (Beaufré) chỉ huy, xuất phát từ Lạng Sơn theo Đường số 4 tiến lên chiếm Cao Bằng, rồi một bộ phận tiến xuống Bắc Kạn, vòng sang Chợ Đồn, lên Chiêm Hoá (Tuyên Quang), hình thành một gọng kìm lớn ở hướng đông bắc.

Ngày 9-10, binh đoàn hỗn hợp bộ binh thuộc địa và lính thuỷ đánh bộ, do Trung tá Commuynan (Communal) chỉ huy, từ Hà Nội theo sông Hồng lên Việt Trì (ngày 11-10), rễ sang sông Lô lên Tuyên Quang (ngày 13-10) và đến Khe Lau (nơi hợp lưu giữa sông Lô và sông Gâm), quân Pháp ngược dòng sông Gâm lên Chiêm Hoá. Hai cánh quân thuỷ, bộ sẽ gặp nhau tại Đài Thị (cách Chiêm Hoá 12 km về phía đông bắc).

Như vậy, khu vực càn quét, đánh phá của địch nằm trong vùng tứ giác Tuyên Quang – Đài Thị – Bắc Kạn – Thái Nguyên, rộng khoảng 3.600 km2; trong đó, khu vực trọng điểm là Bắc Kạn – Chợ Chu – Chợ Mới. Cơ quan lãnh đạo kháng chiến tập trung ở phía tây nam Chợ Chu sát trung tâm càn quét của địch, nằm trong tình thế bị uy hiếp.

2- Quân và dân ta chiến đấu chống cuộc tiến công Việt Bắc của địch

Ngày 15-9-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị: Bôlaec nói gì – Ta phải làm gì?. Sau khi vạch trần âm mưu của Bôlaec, Chỉ thị nêu những nhiệm vụ cần kíp của quân và dân ta. Ban Thường vụ Trung ương nhắc nhở quân và dân cả nước tích cực chuẩn bị đối phó với cuộc tiến công Thu – Đông của giặc Pháp, ra sức làm vườn không nhà trống, xây dựng làng chiến đấu và mở rộng tuyên truyền, vận động binh lính địch.

Từ ngày 27 đến ngày 29-9-1947, Bộ Tổng chỉ huy triệu tập Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ 4 để thống nhất nhận định về hướng tiến công của địch. Hội nghị nhận định: “Bắc Bộ sẽ là chiến trường chính, nếu địch không mạo hiểm thì đánh đồng bằng, nếu mạo hiểm thì chúng sẽ đánh Việt Bắc… Tấn công lên Việt Bắc, chúng sẽ chiếm các tỉnh Phúc Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, nối liền đường Hà Nội – Lạng Sơn…” Hội nghị chủ trương nằm vững bộ đội, giữ gìn chủ lực, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, bảo vệ căn cứ, thực hiện phối hợp giữa các khu và phối hợp chiến lược toàn quốc, phá âm mưu lập ngụy quyền của địch; kiên quyết thực hiện đánh du kích chiến và vận động chiến, dùng đơn vị đại đội để hoạt động trên chiến trường của mỗi địa phương, tập trung từng tiểu đoàn chủ lực cơ động đánh vận động chiến, tránh phòng ngự chính diện, bộ đội phải ở lại sau lưng địch, hoá chỉnh vi linh, hoá linh vi chỉnh, hoá trang lẫn vào dân khi cần…

Ngày 4-10-1947, Bộ Tổng chỉ huy ra mệnh lệnh gửi các Khu, khẳng định “thế nào địch cũng có những cuộc hành binh lớn”; có thể “quét vùng đồng bằng Bắc Bộ, đánh lên căn cứ địa Việt Bắc”. Mệnh lệnh nêu rõ phương án tác chiến đối với từng tình huống và dự kiến nếu đánh Việt Bắc, hướng tiến công của địch sẽ là Phúc Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên; hướng kiềm chế hay phối hợp ở phía tây là vùng Hoà Bình, Sơn La; phía Đông là Bắc Giang, Lạng Sơn. Bộ Tổng chỉ huy giao nhiệm vụ cho các Khu I, X, XII và các đơn vị chủ lực thuộc Bộ sẵn sàng đón đánh địch, đồng thời chỉ thị cho các chiến trường toàn quốc đánh mạnh để kiềm chế địch, phối hợp với Việt Bắc.

Tối 7-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các Khu uỷ và Quân khu uỷ: “Sáng ngày 7-10, Pháp nhảy dù chiếm Bắc Kạn, Chợ Mới, mưu tấn công Việt Bắc. Vậy Đoàn thể ra lệnh cho các Khu uỷ và Quân khu uỷ tích cực chỉ huy bộ đội định mạnh để chia sẻ lực lượng địch và phá kế hoạch mùa khô của chúng”

Ngày 9-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị cần kíp gửi các đồng chí Tỉnh uỷ Bắc Kạn và các đồng chí phụ trách quân, chính, dân Bắc Kạn, Bản Chỉ thị nêu lên nhiệm vụ trước mắt của tỉnh lúc này là dùng lực lượng bộ đội, dân quân du kích và toàn dân bao vây địch chung quanh tỉnh lị, “giam chân dịch ở đó, không cho chúng chiếm toả ra, đặc biệt ngăn địch trên mấy đường này: Đường Bắc Kạn – Chợ Đồn, Bắc Kạn – Chợ Rã, Bắc Kạn – Cao Bằng, Bắc Kạn – Chợ Mới, Bắc Kạn – Na Rì, Bắc Kạn – Chợ Chu” .

Ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị Phải phá tan cuộc cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp. Chỉ thị vạch rõ phương hướng hành động cụ thể của quân và dân ta là bao vây giam chân địch tại những căn cứ chúng vừa chiếm, triệt để làm vườn không nhà trống chung quanh chỗ địch chiếm đóng; chặt đứt giao thông liên lạc giữa các cứ điểm của địch, không cho chúng tiếp ứng và tiếp tế.

Nghiên cứu thế và lực của ta và địch trên chiến trường. Bộ Tổng chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên ba mặt trận:

– Ở mặt trận Sông Lô – Chiêm Hoá, quân và dân ta liên tục chặn đánh địch; điển hình là các trận Đoàn Hùng, Khoan Bộ, Khe Lau. Nhiều tàu chiến, ca nô địch bị bắn cháy.

– Trên mặt trận Đường số 4 diễn ra nhiều trận phục kích, tiêu biểu là trận đánh tại đèo Bông Lau (30-10-1947): Phá huỷ 27 xe cơ giới, diệt và bắt 240 địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Đây là trận đánh giao thông điển hình trên chiến trường Bắc Bộ. Đường số 4 bị uy hiếp, trở thành con đường chết đối với giặc Pháp.

– Ở mặt trận Đường số 3, tại Bắc Kạn, Chớ Mới, quân và dân ta nhanh chóng khắc phục tình trạng bị động, lúng túng ban đầu, hình thành thế trận bao vây, chia cắt địch. Sau khi Bộ Tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy Khu I điều thêm lực lượng về Bắc Kạn, hoạt động của quân ta tại mặt trận này tăng dẫn lên. Các đại đội độc lập cùng dân quân, tự vệ liên tiếp tập kích, quấy rối các vị trí Chợ Đồn, Ngân Sơn, Chợ Rã, Bạch Thông; phục kích địch trên các trục đường Bắc Kạn đi Chợ Đồn, Phủ Thông, Chợ Mới.

Vừa đánh địch, ta vừa khẩn trương tổ chức di chuyển các cơ quan, công xưởng, kho tàng đến những nơi an toàn. Phối hợp với Việt Bắc, quân và dân cả nước đẩy mạnh các hoạt động kiềm chế địch. Ở Hà Nội, Sài Gòn, những tên Việt gian đầu sỏ Trương Đình Tri, Nguyễn Văn Sâm lăm le đứng ra lập chính phủ bù nhìn, đã bị trừng trị đích đáng.

Quân và dân Nam Bộ liên tiếp diệt từng tốp lính địch. Tây Nguyên phát triển công tác vũ trang tuyên truyền, gây dựng cơ sở đến tận buôn làng, thành lập căn cứ kháng chiến ở nhiều nơi. Đồng bằng sắc Bộ thực hiện tổng phá tề khu vực dọc Đường số 5.

Trước tình thế bế tắc, Bộ chỉ huy Pháp quyết định vừa tổ chức rút lui vừa huy động thêm lực lượng cùng với các lực lượng đã tham gia Kế hoạch LEA mở cuộc càn quét khu tứ giác Tuyên Quang – Thái Nguyên – Việt Trì – Phủ Lạng Thương, trên một phạm vi rộng hơn 8.000 km2. Kế hoạch này mang tên Xanhtuya (Ceinture), nhằm tiếp tục “lùng bắt kì được cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt chủ lực Việt Minh, phá nát căn cứ địa”. Hướng càn quét chủ yếu của địch là Thái Nguyên, hai hướng khác là Sông Thương – Yên Thế và khu vực Chợ Mới – Tuyên Quang xuống đồng bằng. Ngày 20-11, đợt tiến công mới của địch bắt đầu.

Nhận thấy hiện tượng địch chuẩn bị rút quân, ngày 10 và 29 11, Bộ Tổng chỉ huy kịp thời chỉ thị cho các mặt trận bố trí lại lực lượng, bám sát hoạt động của địch, không bỏ lỡ thời cơ diệt địch, chống khuynh hướng “ăn to”, coi thường trận nhỏ; đồng thời phát động rộng rãi phong trào khắp nơi đánh giặc, khiến cho quân Pháp đi tới đâu cũng bị chặn đánh.

Trên tất cả các hướng địch hành úng đều bị quân ta chặn đánh quyết liệt Tại các địa điểm: Bình Ca, La Hoàng (Tuyên Quang). Đèo Giảng (Bắc Kạn), Quán ông Giả, Phú Minh, Bản Ngoại, Yên Rã (Đại Từ, Thái Nguyên) đều vang lên tiếng súng diệt địch.

Các cánh quân Pháp đều bị thiệt hại nặng nề trên đường rút chạy.

Do không đạt được mục tiêu của cuộc tấn công, lại bị thiết hại nặng nề , ngày 21-12-1947, đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, đánh đấu thất bại chiến lược đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng.

Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, vận dụng nghệ thuật tác chiến của chiến tranh nhân dân một cách sáng tạo, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 6.000 địch, bắn rơi 16 máy bay; bắn cháy, bắn chùn 11 ca nô, tàu chiến; phá huỷ hàng trăm xe quân sự, tịch thu của địch hơn 100 khẩu pháo, súng cối các loại, hàng ngàn súng bộ binh cùng với hàng chục tấn quân trang, quân dụng. Việt Bắc trở thành mồ chôn giặc Pháp.

Mặc dù quân Pháp còn kiểm soát đoạn đường biên giới Lạng Sơn – Cao Bằng, tuyến Đường số 3 từ Cao Bằng về Bắc Kạn và phá hoại được một số kho tàng, thị trấn, làng bản của ta, nhưng chúng đã không thực hiện được những mục tiêu chiến lược của cuộc tiến công.

Sau thất bại trong Chiến dịch Việt Bắc, tinh thần chiến đấu của binh lính Pháp sa sút, giảm lòng tin vào sự chỉ huy và phương tiện chiến tranh hiện đại. Giới cầm quyền thực dân lục đục, mâu thuẫn; nước Pháp đứng trước những khó khăn mới.

Chiến thắng Việt Bắc chứng minh đường lối kháng chiến do Đảng và Chính phủ để ra đúng dẫn; đồng thời cũng khẳng định quân và dân ta hoàn toàn có khả năng đập tan một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn của giặc Pháp.

Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947, so sánh lực lượng giữa hai bên trên chiến trường đã có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng có lợi cho ta. Chiến lược đánh nhanh thẳng nhanh, với đòn quyết định đè bẹp đối phương. kết thúc chiến tranh, dựng lại nền thống trị của thực dân Pháp đã hoàn toàn phá sản. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải chấp nhận đánh lâu dài với ta.

Cũng qua cuộc đọ sức này, quân và dân ta càng hiểu rõ hơn đối tượng tác chiến, tích luỹ thêm kinh nghiệm chiến đấu.

Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 là thắng lợi chung của quân và dân cả nước, cổ vũ mạnh mẽ toàn quân và toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn.

(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945-2000, NXB Giáo dục)