Trung tâm học liệu tiếng Anh là gì

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM HỌC LIỆU

Trung tâm Học liệu là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đại học Huế, được thành lập từ năm 2002. Trung tâm được xem là mô hình thư viện đại học hiện đại trong quy mô cả nước, được tài trợ bởi tổ chức Atlantic Philanthropies.

Trung tâm học liệu được xây dựng với mục đích cung cấp các tài liệu dạy và học hiện đại cho cán bộ giảng dạy và sinh viên Đại học Huế và các chương trình đào tạo trực tuyến. Đây cũng là cửa ngõ tiếp cận và trao đổi các chương trình giáo dục, thông tin với các đại học khác trong và ngoài nước. 

Được trang bị hệ thống máy tính và các khu học tập tiện lợi cùng cơ sở vật chất hiện đại, Trung tâm Học liệu không chỉ là địa điểm học tập lý tưởng mà còn là nơi phù hợp để tiến hành các chương trình đào tạo, các buổi hội nghị và hội thảo trong nước và quốc tế.

 MÔI TRƯỜNG HỌC THUẬT  

- Trung tâm cung cấp nguồn tài liệu học tập tin cậy và phong phú cho sinh viên: tài liệu tham khảo đa ngành, luận văn, tài liệu ngoại văn, tài liệu số, điện tử, đa phương tiện…

- Trung tâm trang bị các kỹ năng học tập hữu ích và cần thiết cho sinh viên: nghiên cứu, trích dẫn, thuyết trình, hùng biện, làm việc nhóm…

IMÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN VÀ HIỆN ĐẠI

    Bạn đọc được sử dụng các dịch vụ phong phú, phương tiện học tập hiện đại:

- Thời gian phục vụ:            Thứ Hai đến thứ Sáu: từ 7h:30 đến 20h:30, 

                                   Thứ 7: từ 7h:30 đến 17h:00

- Dịch vụ Lưu hành: mượn, trả, gia hạn tài liệu nhanh chóng và dễ dàng;

- Dịch vụ Thông tin: hỗ trợ tìm tài liệu, tìm tin theo chủ đề, hỗ trợ thực hiện đề tài nghiên cứu;

-  Các hoạt động đề cao giá trị sống: Tọa đàm sách hay, Tọa đàm khởi nghiệp, Giao lưu với các diễn giả, các cuộc thi theo chủ đề (thi ảnh, thi viết, thi hùng biện tiếng Anh…);

Phương tiện học tập: Không gian học tập yên tĩnh, hệ thống máy tính có kết nối internet, wifi, máy in, photocopy...

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

TRUNG TÂM HỌC LIỆU – VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CNTT ĐẠI HỌC HUẾ

Địa chỉ: Tầng 2, 20 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Điện thoại: 0234 3829984 - Email: trungtamhoclieu@hueuni.edu.vn

Facebook: Trung tâm Học liệu - HUE LRC

Trung Tâm Học Liệu (TTHL) được thiết lập nhằm cung cấp học liệu và thông tin về Đặc Sủng của PT Cursillo. TTHL không phải là Trường Lãnh Đạo hay là một Trung Tâm Huấn Luyện, nhưng chỉ là một trạm thông tin. Tin tức nhằm bổ túc cho những gì đang được học hỏi trong TLĐ của giáo phận.

Các ĐHV/TQ ước ao cống hiến thêm tài liệu cho thành phần lãnh đạo hầu giúp họ thêm kiến thức, trở thành Kitô hữu tiến bộ hơn trong không gian di động vuông vức mà Thiên Chúa đặt để họ, đó là môi trường của họ! Học liệu được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau. Xin tùy nghi sử dụng theo sở thích của mình: để xem, nghe, hoặc lấy xuống học liệu thuộc dạng mình thích.

Bạn có thể sử dụng những tài liệu này khi cần, nhưng không được phép phổ biến trên internet. Dạng để nghe (Audio mp3) và dạng để xem (video files) có thể tải xuống lâu hơn, tùy tốc độ của hệ thống xài internet của máy vi tính bạn. Mọi tài liệu của PT Cursillo đều được bảo vệ tác quyền (copyright © ) của National Cursillo Center.

De Colores!

Để có được học cụ hỗ trợ và các điều kiện triển khai Chương trình giáo dục mầm non quốc tế, Hệ thống trường Mầm non Quốc tế KINDY CITY đầu tư xây dựng “Trung tâm học liệu CRC” (Curriculum Resources Center) ở mỗi cơ sở.

Trung tâm học liệu tiếng Anh là gì
Trung tâm học liệu tiếng Anh là gì

Trung tâm học liệu Curriculum Resources Center của KINDY CITY

Các Trung tâm học liệu CRC đều rộng lớn, được trang bị học cụ, tư liệu học tập và giảng dạy, không gian giao diện, thực nghiệm đầy đủ cho 10 bình diện phát triển của chương trình: Tình cảm – xã hội, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, khả năng đọc viết, năng lực toán, vốn hiểu biết khóa học – công nghệ, năng lực nhận thức xã hội, khả năng sáng tạo thông qua nghệ thuật và năng lực tiếng Anh.

Đồng thời, Trung tâm học liệu CRC cũng là nơi sở hữu thế giới đồ chơi chuẩn Châu Âu từ trang phục sắm vai phong phú đến bàn chơi cát rèn luyện kỹ năng vận động tinh, đồ chơi hướng nghiệp như bộ bàn ăn của đầu bếp, vali kéo bác sĩ, bình chữa cháy của lính cứu hỏa đến hộp gỗ kích thích trí não, thế giới truyện tranh song ngữ với những bộ truyện nổi tiếng được chọn lọc và bổ sung thường xuyên. Đặc biệt, các tiết học với thầy cô giáo nước ngoài thường xuyên diễn ra tại Trung tâm học liệu CRC nhằm ứng dụng tối đa những thiết bị công nghệ hiện đại để giảng dạy chương trình Reading Eggs bản quyền một cách hiệu quả nhất.

Trung tâm học liệu tiếng Anh là gì

Bé vui chơi tại Curriculum Resources Center

Để hiểu rõ hơn các nội dung học tập và an tâm với một môi trường nuôi dạy an toàn, thân thiện, có cơ sở vật chất tốt đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ, Quý Phụ huynh có thể đặt lịch hẹn tham quan nhà trường ngay sau khi dịch bệnh bị đẩy lùi, cho trẻ có cơ hội làm quen với trường học tập tại KINDY CITY.

  1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu trên hai phương diện:

-Phương diện khách quan: Quyền sở hữu trí tuệ là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập và khai thác, sử dụng và định đoạt các đối tượng sở hữu trí tuệ

-Phương diện chủ quan: Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức là chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ.

Đoàn Đức Lương, 2012. Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ. Nxb Chính trị quốc gia, tr.19

  1. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (viết tắt tiếng Anh WIPO) nghĩa là gì?

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới tên tiếng Anh là World Intellectual Property Organizition (WIPO) là một tổ chức quốc tế có mục đích giúp đỡ nhằm đảm bảo rằng quyền của người phát minh và chủ sở hữu tài sản trí tuệ được bảo hộ trên toàn thế giới và rằng các nhà phát minh, sáng chế được công nhận và hưởng thành quả từ tài năng của họ. 

Đinh Thị Mai Phương, 2004. Cẩm nang Pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Nxb Chính trị Quốc Gia, tr.16

  1. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ?

Theo điều 3 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và đối tượng quyền đối với giống cây trồng.

Đoàn Đức Lương, 2012. Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ. Nxb Chính trị quốc gia, tr.11

Khoản 2, điều 4: “Quyền tác giả là quyền của tố chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

Nội dung của quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể

Đoàn Đức Lương, 2012. Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ. Nxb Chính trị quốc gia, tr.32

Theo Luật sở hữu trí tuệ, Điều 19, Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây

- Đặt tên cho tác phẩm

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

-. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Đoàn Đức Lương, 2012. Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ. Nxb Chính trị quốc gia, tr.36

Theo Luật sở hữu trí tuệ

Điều 20. Quyền tài sản

1.Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

b.Biểu diễn tác phẩm trước công chúng

c.Sao chép tác phẩm

d.Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

đ.Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác

  1. cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
  2. Các quyền quy định tại khoản 1 điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này
  3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 điều này và khoản 3 điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. [tr.37]

Đoàn Đức Lương, 2012. Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ. Nxb Chính trị quốc gia, tr.37

  1. Các đồng tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm có những quyền gì?

            Theo Luật sở hữu trí tuệ, điều 38, các tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung quyền nhân thân và quyền tài sản

Trần Minh Sơn, 2006. Hỏi đáp về Luật sở hữu trí tuệ. Nxb Tư Pháp, tr.49

  1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì quyền tác giả được quy định như thế nào?

Khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cần phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, dân gian

Trần Minh Sơn, 2006. Hỏi đáp về Luật sở hữu trí tuệ. Nxb Tư Pháp, tr.49

  1. Trong trường hợp nào thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả?

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết mà không có người thừa kế, hay từ chối thừa kế; chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước (theo điều 44, Luật sở hữu trí tuệ)

Trần Minh Sơn, 2006. Hỏi đáp về Luật sở hữu trí tuệ. Nxb Tư Pháp, tr.52

            Tại khoản 7, điều 4: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”

Đoàn Đức Lương, 2012. Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ. Nxb Chính trị quốc gia, tr.39

  1. Thuật ngữ ‘quyền tác giả” và “bản quyền” có sự khác nhau hay không?

Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả” nhiều khi còn được gọi là “bản quyền” và giữa hai khái niệm này không có sự khác nhau nào. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự… thì thuật ngữ “quyền tác giả” là thuật ngữ chính thức được sử dụng.

Đinh Thị Mai Phương, 2004. Cẩm nang Pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Nxb Chính trị Quốc Gia, tr.19

  1. Những căn cứ nào được quy định là căn cứ phát sinh quyền tác giả?

Tại khoản 1, 2 điều 6, Luật sở hữu trí tuệ:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện,…

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả

Trần Minh Sơn, 2006. Hỏi đáp về Luật sở hữu trí tuệ. Nxb Tư Pháp, tr.11

  1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình trong giới hạn như thế nào?

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ

Trần Minh Sơn, 2006. Hỏi đáp về Luật sở hữu trí tuệ. Nxb Tư Pháp, tr.12

  1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

Tổ chức, cá nhân là những người sáng tạo ra các tài sản trí tuệ, là chủ sở hữu của các tài sản đó có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tồ  chức cá nhân khác theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 9, Luật sở hữu trí tuệ)

Trần Minh Sơn, 2006. Hỏi đáp về Luật sở hữu trí tuệ. Nxb Tư Pháp, tr.13

  1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, như:

-Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

-Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

-Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật

Đoàn Đức Lương, 2012. Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ. Nxb Chính trị quốc gia, tr.287-288

  1. Các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Tại Điều 14

1.Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

-Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác

-Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

-Tác phẩm báo chí

-Tác phẩm âm nhạc

-Tác phẩm sân khấu

-Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

-Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

-Tác phẩm nhiếp ảnh

-Tác  phẩm kiến trúc

-Bản họa đồ, sơ dồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian  

-Chương trình máy tính, sưu tầm dữ liệu

2.Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 điều này nếu không gây phương hại quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh

3.Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác

Đoàn Đức Lương, 2012. Giáo trình pháp luật Sở hữu trí tuệ. Nxb Chính trị quốc gia, tr.40