Trưởng Ban Đào tạo Học viện Ngoại giao

Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN khai giảng khoá đào tạo tiếng Khmer

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc đào tạo tiếng Khmer phục vụ công tác phân giới cắm mốc và quản lý biên giới quốc gia, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao và Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khoá đào tạo tiếng Khmer cho 61 học viên là cán bộ thuộc các bộ ngành trung ương và các cơ quan thuộc 6 tỉnh biên giới Tây Nam.

Khoá học kéo dài trong 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2007) tại Trường ĐHKHXH&NV. Giáo viên giảng dạy đến từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, Thái Bình, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Trường ĐHKHXH&NV... Học viên sẽ được học ngôn ngữ và văn hoá Khmer.

Lễ khai giảng khoá học diễn ra ngày 2/3/2007. Tới dự có ông Nguyễn Duy Bính - Phó trưởng Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao, ông Đặng Xưng Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ phía Tây, Ban Biên giới, ông Đào Trọng Trường - Phó Vụ trưởng Vụ Nội chính, Văn phòng Chính phủ; Về phía ĐHQGHN có GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - Trưởng Ban Đào tạo. Về phía trường ĐHKHXH&NV có PGS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Phạm Gia Lâm - Phó hiệu trưởng.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Vũ Minh Giang phát biểu tại buổi lễ

Trong diễn văn khai giảng, PGS.TS Phạm Gia Lâm đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của khoá đào tạo này, đặc biệt trong bối cảnh chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa kết thúc tốt đẹp, góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Điều này sẽ tạo không khí khích lệ học tập cho các học viên, những người sẽ trực tiếp thực hiện mục tiêu hoàn thành phân giới, cắm mốc biên giới hai nước trước khi kết thúc năm 2008 như thoả thuận cấp cao hai nước. Trường ĐHKHXH&NV với uy tín và điều kiện của mình sẽ là một thuận lợi trong việc tổ chức khoá học. Trước đó, Trường đã từng tổ chức thành công các khoá đào tạo ngắn hạn về tiếng như đào tạo các ngoại ngữ thông dụng cho Tổng cục Du lịch, đào tạo tiếng Việt cho các cán bộ ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội, đào tạo tiếng Malayu cho Tổng cục II của Bộ Quốc phòng.

Tại lễ khai giảng, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQGHN phát biểu: khoá đào tạo này sẽ là một bước khởi đầu cho việc hướng tới xây dựng một ngành học mới nhiều tiềm năng - ngành Khmer học tại Trường ĐHKHXH&NV - khi ngôn ngữ Khmer và văn hoá Khmer có ảnh hưởng lớn trong nền văn hoá Nam Bộ nói riêng và trong việc nghiên cứu văn hoá khu vực Đông Nam Á nói chung.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV Phạm Gia Lâm

Phó Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Bính

  • Khóa đào tạo Phiên dịch được thiết kế nhằm trang bị cho học viên các kĩ năng phiên dịch từ cơ bản đến chuyên nghiệp và kiến thức về một số lĩnh vực cơ bản để phục vụ cho công tác phiên dịch. Ngoài ra, học viên được hướng dẫn phương pháp tự học, cách rèn luyện để nâng cao khả năng và tích lũy kinh nghiệm 

  • Học viên sẽ được cấp chứng chỉ của Học viện Ngoại giao nếu kiểm tra đạt yêu cầu và sẽ được giảm học phí nếu giới thiệu bạn của mình cùng tham dự

Từ 18:00 đến 20:00 (02 buổi/tuần) (thời gian học có thể thay đổi để phù hợp với từng lớp cụ thể)

Phần 1: Kĩ năng Ghi nhớ (03 buổi)

Phần 2: Kĩ năng Ghi chép (03 buổi)

Phần 3: Tổng hợp kĩ năng Dịch đuổi (10 buổi)

Phần 4: Mô phỏng cuộc họp và Thi cuối khóa (02 buổi)

Phần học bổ trợ: Tiếng Anh nâng cao (về ngữ âm, ngữ điệu, kĩ năng thuyết trình) (02 buổi)

Phòng Biên – Phiên dịch (Phòng 204, Nhà A, Học viện Ngoại giao) được Tổng vụ Phiên dịch, thuộc Ủy ban châu Âu tài trợ xây dựng và lắp đặt thiết bị nghe, đàm thoại, ghi âm, cabin, trình chiếu (tất cả các thiết bị đều được nhập khẩu nguyên kiện từ hãng Bosch)

Tối thiểu là 08 và tối đa là 14 học viên

Trước khi tham gia khóa đào tạo Phiên dịch, học viên sẽ trải qua bài kiểm tra đầu vào (aptitude test). Cụ thể như sau:

  • Mục đích kiểm tra: xác định nếu học viên có tố chất để trở thành phiên dịch viên

  • Nội dung kiểm tra:

    • Dịch đuổi theo cả hai hình thức: Anh – Việt và Việt – Anh

    • Mỗi nhóm kiểm tra gồm 2-3 bạn

    • Giám khảo: 01 giảng viên Việt Nam (giảng viên thuộc Học viện Ngoại giao) và 01 giảng viên nước ngoài (giảng viên mời của Học viện Ngoại giao)

  • Thời gian: 15 phút / nhóm

  • Địa điểm kiểm tra: Phòng Biên – Phiên dịch (phòng 204, nhà A, học viện Ngoại Giao)

Sau mỗi khóa đào tạo, học viên được yêu cầu trải qua bài kiểm tra sát hạch cuối khóa (buổi thứ 20) nhằm đánh giá quá trình tham gia và kĩ năng mà học viên đạt được trong khóa

  • Học phí: 7.800.000 đồng/khóa (gồm 20 buổi) 

  • Nộp học phí tại Phòng Liên kết Đào tạo (phòng 205, nhà A), học viện Ngoại Giao (69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội)

  • ​Đăng ký online: vui lòng ấn vào Phiếu ghi danh 

  • Học viên có thể đến trực tiếp văn phòng để đăng ký

• Thạc sỹ chuyên ngành Phiên dịch đuổi và phiên dịch hội nghị

• Chủ nhiệm bộ môn Biên – Phiên dịch, Khoa Ngôn ngữ Anh, Đại học Hà Nội

  • Thạc sỹ về Quan hệ Quốc tế

  • Phiên dịch viên cao cấp

  • Trưởng phòng Quan hệ Song phương, Vụ Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội

• Giảng viên bộ môn Biên – Phiên dịch, Khoa Ngôn ngữ Anh

• Phó Trưởng Phòng Đào tạo – Học viện Ngoại giao

  • Thạc sỹ về Quan hệ Quốc tế

  • Phiên dịch viên Trung tâm Biên - Phiên dịch quốc gia

  • Biệt phái tại Ban Thư ký APEC 2017

Video liên quan

Chủ đề