Trương long triệu hổ vương triều mã hán là ai

Thất hiệp ngũ nghĩa (七俠五義), trước đó còn có tên Trung liệt nghĩa hiệp truyện (忠烈義俠傳) và Tam hiệp ngũ nghĩa (三俠五義), là một tiểu thuyết của Trung Quốc viết theo kiểu chương hồi vào thế kỷ 19, gồm 100 hồi. Nguyên bản tiểu thuyết là những câu chuyện kể về Bao Công của Thạch Ngọc Côn, người kể chuyện thời nhà Thanh, được biên tập và soạn thành sách. Tiểu thuyết lấy bối cảnh đời nhà Tống vào thế kỷ 11, xoay quanh cuộc đời của vị quan nổi tiếng Bao Công, cùng các du hiệp đã giúp đỡ ông phá nhiều vụ kỳ án.

Thất hiệp ngũ nghĩaTập tin:Judgebaoyinyangmixup.jpg

Chapter 26: Bao Zheng judges a court case. (From a 1892 reprint published by Shanghai's Zhenyi shuju, collection of Fudan University.)

Thông tin sáchTác giảThạch Ngọc Côn (người sáng tạo)Quốc giaNhà ThanhNgôn ngữTiếng Trung QuốcThể loại

  • Võ hiệp
  • Phá án
  • Bối cảnh lịch sử

Ngày phát hành1879 (với tên Trung liệt nghĩa hiệp truyện)
1883 (với tên Tam hiệp ngũ nghĩa)
1889 (với tên Thất hiệp ngũ nghĩa)Kiểu sáchSách inCuốn trướcBao Công kỳ án (Long đồ công án)Cuốn sauTiểu ngũ nghĩa (1890)
  • Bao Công - phủ doãn của phủ Khai Phong
  • Nam hiệp Triển Chiêu, còn được Tống Nhân Tông ban hiệu Ngự Miêu
  • Công Tôn Sách - quân sư của Bao Công
  • Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ
  • Bắc hiệp: Âu Dương Xuân
  • Nam hiệp: Triển Chiêu
  • Song hiệp: Huynh đệ Đinh Triệu Lan và Đinh Triệu Huệ
  • Hắc Yêu Hồ: Trí Hoa
  • Tiểu Hiệp: Ái hổ
  • Tiểu Gia Cát: Thẩm Trọng Nguyên
  • Bắc hiệp: Âu Dương Xuân
  • Nam hiệp: Triển Chiêu
  • Song hiệp: Huynh đệ Đinh Triệu Lan và Đinh Triệu Huệ

Ngũ nghĩa là năm anh em kết nghĩa, thường được biết tới dưới biệt danh Ngũ thử của Hãm Không đảo. Đó là:

  • Toàn thiên thử Lư Phương
  • Triệt địa thử Hàn Chương
  • Xuyên sơn thử Từ Khánh
  • Phiên giang thử Tưởng Bình
  • Cẩm mao thử Bạch Ngọc Đường

Bản dịch tiếng Việt được lưu hành phổ biến hiện này do Phạm Văn Điều dịch, Tín Đức thư xã xuất bản lần đầu năm 1952 ở Sài Gòn.

Bản mẫu:Thất hiệp ngũ nghĩa

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thất_hiệp_ngũ_nghĩa&oldid=68155105”

Bên cạnh "Triển Chiêu" Hà Gia Kính, "Bao Chửng" Kim Siêu Quần, "Công Tôn Sách" Phạm Hồng Hiên thì bộ tứ Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Sau hơn 20 năm Bao Thanh Thiên lên sóng, dàn diễn viên này đã đi về đâu?

1. Vương Triều - Cao Niệm Quốc

Tiểu sử của Cao Niệm Quốc hiện vẫn đang là dấu hỏi lớn trong lòng người hâm mộ. Các trang mạng đều cho rằng ông sinh năm 1953 trong khi một bộ phận fan lại khẳng định Cao Niệm Quốc sinh năm 1966. Sự nghiệp diễn xuất của Cao Niệm Quốc cũng không quá nhiều. Trước Bao Thanh Thiên, ông từng tham gia 6 bộ phim khác nhưng không được chú ý mấy. Đóng phim vốn không phải là giấc mơ của Cao Niệm Quốc vì ông luôn mong muốn trở thành nhà thiết kế thời trang. Cơ duyên giúp Cao Niệm Quốc đến với vai Vương Triều là do đạo diễn khăng khăng vai diễn này dành cho ông, và tốn rất nhiều thời gian thuyết phục tham gia. 

Sau Bao Thanh Thiên, Cao Niệm Quốc bất ngờ rút lui khỏi ngành giải trí và biến mất cho đến bây giờ. Không ai biết ông đang ở đâu, làm gì và có cuộc sống như thế nào. Ngoài diễn viên, ông cũng từng thử sức với vai trò đạo diễn phim Anh Hùng Đối Anh Hùng của Thiệu Thị.

2. Mã Hán - Từ Hanh, Lưu Việt Đích

Ít ai biết được vai Mã Hán do 2 nam diễn viên thủ vai là Từ Hanh Lưu Việt ĐíchTừ Hanh được giao vai Mã Hán từ những ngày đầu và theo đoàn làm phim rất lâu, tuy nhiên không hiểu vì lí do gì mà sau này diễn viên Lưu Việt Đích lại thay anh.

Từ Hanh (bên trái) vài năm trước.

Từ Hanh là nam diễn viên thực lực có tiếng của Đài Loan. Ngoài vai Mã Hán trong Bao Thanh Thiên, anh còn gây được tiếng vang lớn với vai phản diện trong Tình Đầu Khó Phai và nhận giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong lễ trao giải Kim Chung năm 2006. Vai diễn này nổi tiếng đến mức Từ Hanh thường xuyên bị tấn công khi ra ngoài đường. Tuy nhiên năm 2012, Từ Hanh bất ngờ họp báo tuyên bố phá sản vì nợ nần và năn nỉ chủ nợ cho mình cơ hội tìm cách chi trả.

Tống Chân Tông trong án Li Miêu Tráo Thái Tử

Ngô Gia trong Trảm Bao Miễn

Còn Lưu Việt Đích là diễn viên bộ môn nghệ thuật truyền thống tướng thanh. Hiện tại, Lưu Việt Đích vẫn hoạt động trong làng nghệ thuật và từng tham gia các tác phẩm nổi tiếng như Em Họ Uyển Quân, Thi Công Án... Một điều khá thú vị là trước khi vào vai Mã Hán thay thế Từ Hanh, Lưu Việt Đích cũng từng tham gia Bao Thanh Thiên với những vai phụ như Tống Chân Tông trong án Li Miêu Tráo Thái Tử, hay Ngô Gia trong Trảm Bao Miễn.

3. Trương Long - Dương Hùng

Dương Hùng (bên phải) bây giờ

Dương Hùng tên thật là Dương Tông Hàn. Ngoài nghề diễn, ông còn hoạt động trong lĩnh vực chính trị kiêm huấn luyện viên thể hình nổi tiếng của Đài Loan. Hiện tại, Dương Hùng đã tập trung sang mảng thể thao và mở trung tâm thể hình riêng, thỉnh thoảng mới đảm nhận vai khách mời trong vài bộ phim. Năm 2007, ông từng thủ vai bố Bulu trong bộ phim ăn khách Anh Dã 3+1. Đầu năm 2009, Dương Hùng bất ngờ bị bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng, phải tiến hành trị liệu. Theo người thân hé lộ, hiện tại Dương Hùng đã hồi phục sức khỏe và vẫn tiếp tục công việc huấn luyện viên.

4. Triệu Hổ - Thiệu Trường Sâm

Thiệu Trường Sâm là nam diễn viên điện ảnh và truyền hình cực kì nổi tiếng của Đài Loan vào những năm 90 của thế kỉ trước. Ngoài Bao Thanh Thiên, ông còn từng tham gia rất nhiều bộ phim nổi tiếng như Nhạc Phi Truyện, Một Thế Hệ Nữ Hoàng Võ Tắc Thiên, Thiếu Lâm Tự...

Cũng giống "Vương Triều" Cao Niệm Quốc, sau khi tham gia Bao Thanh Thiên, Thiệu Trường Sâm bất ngờ rời khỏi ngành giải trí. Có nhiều tin đồn cho rằng ông từng hợp tác với Cao Niệm Quốc thành lập công ty thiết kế nội thất.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Bao Chửng được biết tới là một nhân vật tiêu biểu đại diện cho hình tượng của các quan viên liêm khiết thời xưa. Cũng bởi vậy mà vị quan này đã trở thành nguồn cảm hứng cho không ít các tác phẩm nghệ thuật từ cổ chí kim.

Bên cạnh đó, những nhân vật có cơ hội được kề vai sát cánh cùng Bao Thanh Thiên trong các tác phẩm phim ảnh và tiểu thuyết cũng nhận được không ít sự quan tâm. "Tứ đại danh bộ" của phủ Khai Phong là Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ cũng nằm trong số đó.

Mặc dù bộ tứ nói trên chỉ xuất hiện trong tác phẩm "Thất hiệp ngũ nghĩa", thế nhưng điều này cũng không làm ảnh hưởng tới việc tên tuổi của họ được người đời truyền lưu và ca ngợi.

Khi Bao Thanh Thiên còn sống, "Tứ đại danh bộ" phủ Khai Phong chính là những cánh tay đắc lực giúp vị quan này phá án.

Vậy sau khi Bao đại nhân qua đời, kết cục của những cái tên như Vương Triều, Mã Hán, Trương Long hay Triệu Hổ liệu sẽ ra sao?

Mặc dù số phận về sau của những nhân vật này không được đề cập cụ thể trong tiểu thuyết nguyên tác. Thế nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng, những việc làm trước kia dường như vốn là điềm báo trước cho kết cục bi thảm khó tránh của họ.

Mối cơ duyên kỳ lạ của "Tứ đại danh bộ" phủ Khai Phong với Bao Thanh Thiên

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Về xuất thân của "Tứ đại danh bộ" phủ Khai Phong, tiểu thuyết "Thất hiệp ngũ nghĩa" năm xưa đã tóm tắt bằng một vài dòng ngắn ngủi:

"Nguyên núi này có tên là Thổ Long Cang, nơi có giặc cướp ẩn núp. Có hai người là Trương Long, Triệu Hổ, trước ở phủ họ Bàng làm nha dịch, sau biết đó là bè lũ quyến gian nên không chịu phụ tá, liền bỏ đi, rồi tới núi này thu phục sơn tặc và xưng làm chúa tướng.

Sau bọn Vương Triều, Mã Hán xuống thi, bị Bàng Thái sư đuổi ra, cả hai bất mãn, lúc về ngang qua núi này thì gặp Trương, Triệu, được mời lên sơn trại kết làm anh em. Vương Triều làm anh cả, Mã Hán thứ hai, Trương Long thứ ba, Triệu Hổ thứ tư".

Từ những câu chữ trên đây, không khó để nhận thấy bản thân Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ khi xưa người thì chấp nhận đi làm nha dịch, người thì từng tham gia khoa cử, điểm chung là họ đều muốn đem sức lực của mình để cống hiến cho giang sơn, tuy nhiên lại bị bè lũ nhà họ Bàng chặt đứt lý tưởng, cuối cùng phải lên núi làm sơn tặc.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

May mắn thay, lý tưởng của họ chỉ tạm thời "đứt gánh giữa đường" cho tới khi được gặp Bao Chửng. Mối cơ duyên tương ngộ của Bao đại nhân với "Tứ đại danh bộ" phủ Khai Phong cũng xảy ra trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

Theo đó, năm xưa sau khi bị bãi quan cách chức ở huyện lị, Bao Chửng trên đường rời đi khỏi nơi này có ngang qua núi Thổ Long Cang, liền bị Mã Hán trói đem về trại.

Bấy giờ, trên núi còn có hai đầu lĩnh là Vương Triều và Trương Long, tuy nhiên vì chưa rõ danh tính của Bao Chửng nên cả ba người liền đem ông trói vào cột. Ngay lúc đó, Triệu Hổ vừa trở về sau cuộc đọ sức với nam hiệp Triển Chiêu.

Khi Triển Chiêu lên núi, thấy Bao Chửng bị trói đã không khỏi thất kinh, liền ra tay cứu ông một mạng. Sau khi biết danh tính của Bao đại nhân, nhóm người Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ lập tức cởi trói, đồng loạt dập đầu nhận tôi.

Bao Chửng cũng không vì một màn kinh động ban nãy mà trách cứ. Bốn huynh đệ Vương – Mã – Trương – Triệu liền kể về những biến cố trong quá khứ của mình. Những con người ấy cũng từ đó mà quen biết và trở nên thấu hiểu, thông cảm cho nhau.

Trong những năm tháng đầu bước trên con đường quan lộ, tuy rằng sự nghiệp của Bao Chửng chưa thuận lợi, thế nhưng ông vẫn được Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ xem như quý nhân trong cuộc đời.

Cũng bởi những con người ấy may mắn gặp được Bao Thanh Thiên, lại có sẵn trong lòng lý tưởng phụng sự triều đình, bảo vệ công lý, cho nên sau này họ mới có được bước ngoặt cuộc đời khi trở thành các hiệu úy của phủ Khai Phong.

Giả thiết đau lòng về kết cục của bộ tứ Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Trong tiểu thuyết "Thất hiệp ngũ nghĩa", Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ cùng với những tên tuổi như Triển Chiêu, Công Tôn Sách chính là những nhân vật đắc lực giúp Bao Thanh Thiên phá án.

Mặc dù được xem là những hình tượng đại diện cho chính nghĩa, thế nhưng hầu hết các giả thiết đều cho rằng số phận của "Tứ đại danh bộ" phủ Khai Phong khó có được kết cục tốt đẹp sau khi Bao Chửng qua đời.

Bởi lẽ trong suốt quá trình phụng sự Bao đại nhân, họ đã đắc tội với không ít các nhân vật quyền quý. Do đó một khi vị quan thanh liêm họ Bao qua đời, những nhân vật này sẽ mất đi chỗ dựa vững chắc và khó tránh khỏi kết cục bị trả thù.

Hơn nữa, mặc dù cũng được xem là quan viên trong chế độ phong kiến đương thời, tuy nhiên Tống triều vốn trọng văn khinh võ, mà Vương Triều, Mã Hán hay Trương Long, Triệu Hổ chỉ đảm nhiệm chức vụ hiệu úy nhỏ bé trong hàng ngũ võ tướng, vì vậy địa vị không thể xem là quá cao.

Từ những điểm này, tờ báo Sina (Trung Quốc) cho rằng việc những nhân vật như "Tứ đại danh bộ" phủ Khai Phong bị trả thù, hãm hại hay thậm chí bức tử sau khi Bao Chửng qua đời là kết cục rất có khả năng xảy ra.

Ngoài ra, một giả thiết khác đã từng đề cập tới kết cục ít bi đát hơn cho số phận của những nhân vật này: Họ sẽ thức thời rời khỏi chốn quan trường nhiều thị phi, sống một cuộc sống bình thường hoặc quy ẩn giang hồ. Bằng võ nghệ cũng như nhân phẩm của bản thân, dù là Vương Triều, Mã Hán hay Trương Long, Triệu Hổ cũng đều có thể bình an sống đến cuối đời.

Thế nhưng dù cho kết cục của họ có diễn ra theo giả thiết nào thì đó cũng đều là một mất mát lớn đối với những người tin tưởng chính nghĩa.

Bởi "Tứ đại danh bộ" phủ Khai Phong cũng giống như Bao Thanh Thiên hay Triển Chiêu, Công Tôn Sách, đều là những người chính trực, mang theo tấm lòng trượng nghĩa và khát khao muốn thực thi công lý.

Do đó một khi bị hãm hại hay buộc phải rời khỏi trốn quan trường vì bất cứ lý do nào thì những nhân vật ấy đều không còn cơ hội thực hiện lý tưởng chính nghĩa của mình. Đây cũng là một mất mát lớn đối với trăm họ khi mất đi những anh hùng hảo hán từng nửa đời vì dân trừ hại.

*Theo quan điểm của Sina (Trung Quốc).

Nguồn bài viết: https://soha.vn/ket-cuc-nao-cho-bo-tu-vuong-trieu-ma-han-truong-long-trieu-ho-sau-khi-bao-cong-qua-doi-20190811224536143.htm