Trường Sa cách đường cơ sở bao nhiêu hải lý?

Luật Biển Việt Nam 2012 (có hiệu lực từ 1/1/2013), điều mà hơn 90 triệu trái tim Việt Nam quan tâm trước bối cảnh chủ quyền biển đảo hiện nay.

Trường Sa cách đường cơ sở bao nhiêu hải lý?

Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo và khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền khác.

Theo đó, việc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên;

- Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển;

- Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.

Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải…

Điều 11. Lãnh hải

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Điều 17. Thềm lục địa

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.

Điều 19. Đảo, quần đảo

1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo

1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Huyện đảo Trường Sa hiện nay có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Trường Sa có 3 đơn vị hành chính là Thị trấn Trường Sa (gồm đảo Trường Sa và phụ cận), xã Song Tử Tây (gồm đảo Song Tử Tây và phụ cận) và xã Sinh Tồn (gồm đảo Sinh Tồn và phụ cận).

Việt Nam có chủ quyền lãnh hải là bao nhiêu hải lý?

Lãnh hải là một bộ phận của vùng biển Việt Nam, là vùng biển nằm giữa vùng nội thủy và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Theo Điều 11 Luật Biển Việt Nam 2012, lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý (tương đương 22,22km) tính từ đường cơ sở ra phía biển.

đảo Trường Sa có diện tích bao nhiêu?

Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) rộng khoảng 500km2 với 3 đơn vị hành chính là TT. Trường Sa, 2 xã Song Tử Tây và Sinh Tồn với hàng chục đảo nổi và chìm, nằm về phía Đông và Đông Nam vùng biển nước ta.

quần đảo Hoàng Sa gồm bao nhiêu đảo?

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển khoảng từ 15o15' đến 17o15' vĩ độ bắc, 111o đến 113o kinh độ đông gồm có trên 13 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn được chia thành hai nhóm (nhóm An Vĩnh ở phía Đông và nhóm Lưỡi Liềm ở phía Tây) cách đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý.