Trường Trung học cơ sở Thái Hòa - Ba Vì - Hà Nội

        Nhiều năm học qua, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường Tiểu học Ba Trại A đã luôn nỗ lực phấn đấu đưa trường ngày càng phát triển về mọi mặt. Xứng đáng với niềm tin của cán bộ, nhân dân xã Ba Trại. 

Một số hình ảnh của trường Tiểu học Ba Trại A.

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết “ Năm học qua, trường Tiểu học Ba Trại A có tổng số 47 cán bộ, giáo viên, nhân viên và lao động hơp đồng 68. Gồm 6 tổ: 5 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng.  Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp, Nhà trường là 8293m2, có 26 phòng học văn hóa cơ bản, có 09 phòng học bộ môn; có đủ các phòng giám hiệu, phòng chức năng, công trình phụ trợ; có đủ trang thiết bị đảm bảo cho dạy và học. Có 35 phòng học lớp học đều được trang bị máy chiếu đa năng hoặc tivi có kết nối mang Internet đạt tỉ lệ 100%. Cũng như các trường trong cả nước, do dịch bệnh Covid-19 nên học sinh phải học trực tuyến trong 7/9 tháng của năm học 2021-2022, nhiều em không có thiết bị, sóng để học online. Đại đa sốnhân dân địa phương làm nghề nông nghiệp, địa bàn miền núi, 1/3 dân số thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chưa đồng đều; mức độ đầu tư cho con em học tập còn ít, đặc biệt là thiết bị điện tử để tham gia học trực tuyến. Nhiều cha mẹ học sinh nghề nghiệp tự do, thường xuyên vắng nhà nên ít quan tâm tới việc học tập của con em họ. Nhưng với quyết tâm dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua, dạy tốt, học tốt, nhà trường đã có nhiều kết quả quan trọn”.

 Xác định chất lượng mũi nhọn ngày càng được củng cố và duy trì, trường đã luôn nỗ lực để có được kết quả cao, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19,  đó là năm học qua, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường đã chọn được các em có thành tích tốt, xuất sắc để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi do huyện, thành phố tổ chức. Kết quả đã có 2 học sinh đạt giải, trong đó có 1 HS đạt giải Ba thành phố về cuộc thi “Tự tin tuổi dậy thì”, 01HS giỏi tiêu biểu Thủ Đô, tăng 02 so với năm học trước. Có 9 HS đạt giải trong cuộc thi “Đấu trường toán học” vioedu: 1 giải Nhất, tăng 01, 3 giải Nhì tăng 01, 2 giải Ba và 3 KK.. trong kỳ thi Toán Vioedu tăng 1 HS so với năm học trước.

Đối với cuộc thi ở cấp trường, Nhà trường tổ chức giao lưu viết chữ đẹp có 83 em được xếp giải: 5 giải Nhất, 15 giải Nhì, 25 giải Ba và 38 giải khuyến khích, kết quả đạt được vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 12 em tỉ lệ đạt15%. Về công tác giáo dục toàn diện, năm học qua, nhà trường có hơn hơn 70,9% học sinh hoàn thành tốt việc học tập, tăng 1,7% so với năm học trước. Về phẩm chất và năng lực đạt loại tốt là 70,9%, cũng tăng 1,7% so với năm học trước. Ngoài việc tham gia học và thi các môn văn hóa, học sinh của trường đã  chủ động tích cực và có nhiều sáng tạo trong học tập, trong các cuộc thi; cuộc thi “Chiếc ô tô mơ ước có 380 HS tham gia, chọn 78 tranh nộp PGD&ĐT, vẽ tranh “Tương lai với nụ cười rạng rỡ” chọn được 14 tranh nộp PGD&ĐT. Nộp 132 tranh vẽ phòng chống dịch Covid; 6 tranh vẽ Hà Nội trong em.

            Nhà trường còn tổ chức 1 số hoạt động: 25 tranh “Triền lãm trang nghệ thuật” chào mừng 20/11, trong đó có 1 giải đặc biệt, 2 giải Nhất, 5 giải Nhì, 7 giải Ba và 10 giải KK; Cuộc thi sáng tạo về môi trường:  có 25 sản phẩm dự thi “Vì một sân chơi Việt Nam năng động và xanh”; có 25 em tham gia Hội thi kể chuyện trực tuyến “Nhớ ơn anh bộ đội Cụ Hồ” nhân dịp 22/12/2021 (có 02 giải Nhất, 5 giải Nhì, 8 giải Ba và 10 giải KK ; Cuộc thi trực tuyến: 25 em tham gia thi “Giọng hát hay”, trong đó có 01 giải đặc biệt, 2 giải Nhất, 5 giải Nhì, 7 giải Ba và 10 giải KK ; có 25 tiết mục tham gia thi “ Liên hoan ca khúc măng non” chào mừng 15/5 và sinh nhật Bác 19/5/2022, có 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 11 giải KK...

            Song song với công tác dạy và học, trường Tiểu học Ba Trại A cũng đã luôn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho CBGV ngay trong hè. Yêu cầu 100% cán bộ quản lý và GV xây dựng và chủ động thực hiện  kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân. Khích lệ và tạo điều kiện cho CBGVNV học tập nâng cao để nâng chuẩn đào tạo và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong năm học đã có 13 đồng chí học Đại học (trong đó có 4 đồng chí vừa tốt nghiệp Đại học); 5 đồng chí học Cao học quản lý GD; tăng 7 đồng chí  đi học  so với  năm học trước. Tổ chức cho giáo viên tham gia các khoá học Online về dạy học tích cực, dạy theo phương pháp mới của các chuyên gia giáo dục để giáo viên tiếp cận với phương pháp mới và có thêm kinh nghiệm giảng dạy. Có 12  tiết dạy chuyên đề với 510 lượt CB,GV tham dự. Các tiết dạy có nhiều đổi mới cả về nội dung, phương pháp, hình thức dạy học thiết thực hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực HS. 100% số tiết dạy đều đạt loại khá trở lên, trong đó loại tốt: 24 GV chiếm tỉ lệ 80%. Cán bộ quản lý và GV đã dự giờ được trên 830 tiết, trong đó trên 80% số tiết dạy được xếp loại tốt.

          Từ nhiều sự nỗ lực đó mà trong năm học 2021-2022 nhà trường đã có 47/47 cán bộ, GV được đánh giá xếp loại CC,VC, LĐHĐ đạt 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó xếp loại 11 đồng chí Xuất sắc đạt trên 20%, tăng so với năm học trước 4,5%. Trong  năm học có 30 sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng trong giảng dạy, quản lý tại trường đạt hiệu quả cao. Trong đó có 10 SKKN xếp loại A cấp huyên trở lên đã được phổ biến cho tất cả CBGV với trên 190 lượt CBGV tham khảo. Cụ thể: Đã có SKKN đạt B thành phố  về công tác bán trú được phổ biến cho toàn thể cán bộ GV trong trường, đăng tải trên Website của trường và của phòng Giáo dục và Đạo tạo để các trường có mô hình bán trú tham khảo ứng dụng. Thư viện nhà trường  luôn hoạt động hiệu quả ngay khi học sinh tham gia học trực tiếp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cán bộ, giáo viên học sinh đã tặng cho các thư viên lớp và thư viên nhà trường trên 2000 đầu sách. Năm học 2020-2021 đạt danh hiệu Thư viện Tiên tiến và duy trì trong năm học 2021-2022 và phấn đấu đạt thư viện xuất sắc.

          Bên cạnh đó,  phong trào “Cưu mang giúp đỡ học sinh yếu”:Nhà trường đã triển khai phong trào giúp đỡ cưu mang học sinh yếu đã được 15 thầy cô giáo đăng ký giúp đỡ được 23 học sinh yếu bằng việc làm thiết thực bồi dưỡng miễm phí giá trị 4.600.000 đồng kết quả 23/23 học sinh cuối năm đã vượt lên đã đạt được yêu cầu hoàn thành chương trình lớp học.

          Vài năm qua, trường Tiểu học Ba Trại A đã có thành tích cụ thể như 2019-2020 đạt Tậpthể Lao động Xuất sắc; Năm học 2020-2021 đạt Tập thể Lao động Xuất sắc. Đặc biệt năm học qua, trường đã được UBND thành phố Hà Nội tặng cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

          Với những kết quả đã có được năm học 2022-2023 này, trường Tiểu học Ba Trại A sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng trường ngày càng đi lên, thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra, xây dựng trường đạt Chuẩn mức độ cao hơn. Luôn xứng đáng với niềm tin của cán bộ, Đảng viên, nhân dân xã Ba Trại.

TRƯỜNG THCS THÁI HOÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Tuần thứ 14 (từ 05/12 đến 11/12)

 

Thứ/Ngày

Nội dung công việc

Ghi chú

Sáng

Chiều

Thứ Hai
Ngày 05/ tháng 12

7h25: - Chào cờ trong lớp học.

 - Dự án "Tự tin là chính mình" sinh hoạt theo kế hoạch.

 - Dạy học theo kế hoạch.

 - Rà soát, danh sách hồ sơ cấp bù chênh lệch học phí học kỳ I
 

14h00: - Họp Chi bộ tháng 12.

 - Họp HĐSP tháng 12.
 

 

Thứ Ba
Ngày 06/ tháng 12

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.
 

14h00: - Dạy thêm, học thêm theo kế hoạch. - Đội tuyển HSG ôn tại THCS Vật Lại (trừ môn Khoa học).

 

Thứ Tư
Ngày 07/ tháng 12

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.

- Đôn đốc, kiểm tra công tác thu nộp học kỳ I.
 

14h00: - Dạy thêm, học thêm theo kế hoạch.

- Phối hợp với Ban trung tâm xây dựng cơ cấu hạng CDNN theo hướng dẫn số 2929/UBND-NV của UBND huyện Ba Vì.

 

Thứ Năm
Ngày 08/ tháng 12

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.

 - Rà soát, nghiên cứu một số hồ sơ liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ.

14h00: - Dạy thêm, học thêm theo quy định. - Đội tuyển HSG ôn tại THCS Vật Lại (trừ môn Khoa học).
 

 

Thứ Sáu
Ngày 09/ tháng 12

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.
 

14h00: - Dạy thêm, học thêm theo kế hoạch. - Đội tuyển HSG môn Khoa học học tại THCS Vật Lại.

 

Thứ Bảy
Ngày 10/ tháng 12

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.

 - Họp giao ban BGH tuần 14.

14h00: - Đội tuyển HSG môn Khoa học ôn tại THCS Vật Lại.

 

Chủ nhật
Ngày 11/ tháng 12

     
 
 

      LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

                                                                                                         (đã ký)

                                                                                                                                    Phùng Thị Thanh Hường

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 50 (TỪ 05/12 ĐẾN 11/12/2022)

: Hướng dẫn đề nghị cấp bù phần chênh lệch học phí theo Nghị quyết 17 và 18/2022/NQ- HĐND Thành phố Học kỳ I, năm học 2022-2023

Đến dự và chỉ đạo chuyên đề có đồng chí Nguyễn Danh Cường- Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì, các đồng chí cán bộ, chuyên viên giáo vụ tổ Tiểu học thuộc Phòng GDĐT, các đồng chí trong tổ màng lưới chuyên môn môn Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm và các đồng chí Phó hiệu trưởng, giáo viên Công nghệ, Giáo viên lớp 3 của các trường tiểu học, PTCS của huyện Ba Vì.

Đồng chí Nguyễn Danh Cường - Phó trưởng phòng GDĐT phát biểu chỉ đạo tại buổi chuyên đề

Mỗi  tiết dạy minh hoạ mang một màu sắc riêng nhưng  đều hướng đến mục tiêu phát triển năng lực học trò và thể hiện rất rõ  yêu cầu đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động.

Ở tiết học Công nghệ, cô giáo Lê Thị Huyền Trang – GV trường Tiểu học Phú Sơn đã mang đến một tiết học nhẹ nhàng, thân thiện mang tính ứng dụng cao. Với  hình thức thức đa dạng, phong phú, học sinh  được hoạt động tích cực và vô cùng thích thú.

Cô  giáo Cao Thị Thuý- giáo viên trường Tiểu học Tây Đằng B với tiết  Hoạt động trải nghiệm đã giúp học sinh được trải nghiêm thực sự từ nhiều góc độ (trải nghiêm truyền thống, trải nghiệm trên nền tảng công nghệ, trải nghiệm cảm xúc ….). Tiết học vui nhộn, học sinh chủ động, tích cực và  hào hứng trải nghiệm.

Buổi chuyên đề trở nên sôi nổi hơn khi chuyển sang phần trao đổi, thảo luận. Các đồng chí giáo viên dự chuyên đề đã có nhiều ý kiến trao đổi, thắc mắc, nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sáng tạo được đưa ra tham bàn để để các trường học hỏi kinh nghiệm, áp dụng vào việc dạy học phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị. Phát biểu định hướng tổ chức tiết học Công nghệ và Hoạt động trải nghiệm tại cơ sở đ/c Trần thị Thanh Tâm lưu ý các nhà trường bám sát yêu cầu cần đạt tiết học và hoạt động giáo dục, lựa chọn nội dung gắn với thực tế, bổ ích; tổ chức các hoạt động thiết thực, không hình thức; mạnh dạn bứt phá, không ngừng đổi mới.

Đ/c Trần Thị Thanh Tâm- Tổ trưởng tổ Tiểu học phát biểu

                Sau buổi chuyên đề, Phòng GDĐT chỉ đạo các đồng chí giáo viên, tham khảo  hai tiết dạy minh hoạ chuyên đề,  các nhà trường vận dụng  linh hoạt, phù hợp với điều kiện  cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc điểm của học sinh trường mình góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục nhà trường, thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các nhà trường chủ động  bồi dưỡng đội ngũ, tạo điều kiện tốt nhất cho dạy học môn Công nghệ, hoạt động trải nghiệm nói riêng, các môn học và hoạt động giáo dục nhà trường nói chung. Các đồng chí GV cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm đáp ứng việc giảng dạy theo chương trình mới.

Nửa tháng qua, cán bộ, giáo viên trường THCS Phú Sơn đã có nhiều hoạt động tình nghĩa giúp đỡ em Phùng Đức Dũng. Em Phùng Đức Dũng, học sinh lớp 6B trường THCS Phú Sơn không may mắc bệnh viêm màng não tự miễn , không còn nhận thức , không tự đi lại được, em ở với mẹ và bà ngoại. Thương cháu Dũng, gia đình đã đưa cháu đi chữa trị ở các bệnh viện tuyến trên nhưng vẫn chưa khỏi và tốn kém rất nhiều tiền của công sức của gia đình. Hiện tại gia đình cháu hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải tiếp tục vay lãi suất để chạy chữa cho con.

 Các tập thể, cá nhân ủng hộ em Dũng.

Trước hoàn cảnh đó, Cán bộ, giáo viên và học sinh ở trường THCS Phú Sơn cùng với Ban Đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã cùng chung tay vì em Dũng. Sau một thời gian vận động, tuyên truyền, số tiền mà các tổ chức, cá nhân dành cho Dũng là gần 70 triệu đồng. Trong đó tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường THC Phú Sơn đã ủng hộ được số tiền là hơn 40 triệu đồng. Đi đầu trong việc ủng hộ phải kể đến tấm lòng của thầy giáo Lê Thế Vinh, thầy đã ủng hộ cháu 5 triệu đồng. Qua kênh Facebook, thầy đã vận động là bạn Facebook của thầy kêu gọi ủng hộ em Dũng được hơn 12 triệu đồng. Bà Đỗ Thị Xiêm là Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh của trường kêu gọi bạn bè facebook và cộng đồng ủng hộ được gần 6 triệu đồng. Phụ huynh của em Phùng Đức Phúc, Phúc là bạn của Dũng cũng đã kêu gọi ủng hộ em được hơn 4,8 triệu đồng.

Với sự giúp đỡ chung của cộng đồng, gia đình em Dũng có thêm nguồn lực để chữa chạy cho em. Qua đây thấy rằng việc giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống ngày càng được nhân rộng trên quê hương Ba Vì thân yêu.

Thông báo kết quả đánh giá xếp loại CB, VC, LĐHĐ tháng 11.2022

Vài tháng qua, ngoài nhiệm vụ chính là học tập, cán bộ, giáo viên, học sinh trường THCS Yên Bài A rất phấn khởi vì có một chương trình truyền dạy tiếng Mường được trường tổ chức hiệu quả.

Việc truyền dạy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở trường THCS Yên Bài A ngày càng hiệu quả.

Thầy giáo Hoàng Minh Lợi, Hiệu trưởng trường THCS Yên Bài A cho biết “Trường THCS Yên Bài A, có gần 70% các em học sinh là người dân tộc Mường, sống chủ yếu ở 5 thôn của xã Yên Bài là Chóng, Quýt, Mái Mít, Muỗi, Bài. Nhiều năm qua, việc giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Mường cũng như nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc của người Mường ở trong mỗi em đã bị mai một nhiều. Từ các trăn trở đó mà Ban Giám hiệu nhà trường đã ấp ủ nhiều năm để tháng 7 vừa qua bắt đầu tổ chức truyền dạy bản sắc văn hóa Mường cho các em học sinh trong nhà trường”. Để thực hiện được ý định trên nhà trường đã giao nhiệm vụ cho cô Nguyễn Thị Thu Thủy là Tổng phụ Trách  công tác Đội của Nhà trường và là người Mường, quê ở Yên Bài cùng với nhiều người cao tuổi là người Mường, có tâm huyết để truyền dạy việc này. Văn hóa dân tộc Mường có rất nhiều điểm nổi bật cần phải bảo tồn đó là tiếng nói, trang phục, dân ca, ẩm thực, trò chơi và đặc biệt là đánh Cồng Chiêng.  Vì vậy mà hàng tuần vào đầu giờ 3 ngày là ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7, trường tổ chức 15 phút để tổ chức nói tiếng Mường, các bạn đã biết rồi lại dạy cho các bạn chưa biết. Về nội dung đánh Cồng Chiêng và hát Dân ca Mường, nhà trường tổ chức cho các em khối 7, khối 8 với 60 học sinh khối 7 và khối 8. Để có bộ Cồng Chiêng nhà trường đã tranh thủ sự giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện, xã Yên Bài.

Với sự chuẩn bị cụ thể, kỹ càng và có sự giúp sức của các Nghệ nhân đánh cồng chiêng ở xã Yên Bài kết quả 4 tháng qua đã được nhìn thấy rõ. Đó là nếu như trước đây, đa số các em đến trường không giao tiếp hay ngại giao tiếp bằng tiếng Mường thì nay nhờ mở lớp này mà nhiều cháu không những là người Mường mà người dân tộc Kinh đều đã nói, nghe, giao tiếp sâu về tiếng Mường. Nhiều cháu còn trao đổi học tập, đời sống văn hóa tinh thần bằng tiếng Mường. Điều quan trọng nữa từ chỗ chỉ có vài em nói tiếng Mường và hiểu ít về tiếng Mường thì nay tỷ lệ giao tiếp cùng nhau bằng tiếng Mường ở trường đạt khoảng 80%. Bên cạnh đó, trước đây đa số học sinh ở trường đều khó khăn trong việc mặc trang phục người dân tộc mình thì nay các em rất tự tiwn và thích thú với trang phục dân tộc Mường. Hiểu được ý nghĩa của trang phục của dân tộc và ngày càng quý, trân trọng ông cha để lại cho mình.

Còn đối với đội Cồng Chiêng và hát dân ca thực sự ngày càng hoạt động đi vào chiều sâu, không còn bỡ ngỡ khi cầm Dùi đánh Cồng, đánh Chiêng, các em đều đã biết đánh theo điệu sướng của Chiêng Cái, hát những bài dân ca Mường được truyền dạy, từ đó tạo nên một bản hòa hợp giữa đánh Cồng Chiêng và hát Dân ca.

Những tháng ngày đã qua, qua các buổi học, các em còn được chơi các trò chơi, nhảy sạp của đồng bào Mường. Sự cố gắng của thầy cô, nghệ nhân truyền dạy đã được các em thể hiện trong lễ kỷ niệm 20/11 vừa qua. Cũng trong suốt thời gian qua, qua các lớp dạy về văn hóa dân tộc Mường, các em còn biết thêm về ẩm thực của người Mường, về nhà ở của người Mường là nhà Sàn…Từ đó các em đều thấy rõ việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Em Nguyễn Phúc Hòa, học sinh lớp 8B cho biết thêm “Em là người dân tộc Mường, do điều kiện chung mà gia đình em ít giao tiếp hàng ngày về tiếng Mường, em cũng không hiểu nhiều về bản sắc dân tộc mình. Nhưng qua mấy tháng qua, em được học, được giao tiếp nhiều bằng tiếng Mường, em thấy rất quý và trân trọng bản sắc dân tộc mình”.

Thầy Hoàng Minh Lợi, Hiệu trưởng nhà trường cho biết “Chúng tôi đang có dự định mỗi lớp sẽ thành lập một đội Cồng Chiêng, hát dân ca Mường. Sẽ chủ động phối hợp với xã để tiếp tục gìn giữ bản sắc văn hóa Mường. Khơi dậy trong mỗi người niềm tự hào về bản sắc dân tộc Mường”.

Có thể thấy với những kết quả đã nhìn thấy, việc xây dựng mô hình dạy bản sắc văn hóa Mường ở trường THCS Yên Bài A là mô hình cần được nhân rộng và chung tay của toàn xã hội.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 49 (TỪ 28/11 ĐẾN 04/12/2022)

THCS THÁI HOÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Tuần thứ 13 (từ 28/11 đến 04/12)

 

Thứ/Ngày

Nội dung công việc

Ghi chú

Sáng

Chiều

Thứ Hai
Ngày 28/ tháng 11

7h25: - Chào cờ đầu tuần; giáo dục học sinh chuyên đề Bảo vệ môi trường.

 - Họp giao ban đầu tuần.

- Dạy học theo kế hoạch.
 

14h00: - Hoàn thành hồ sơ bổ nhiệm CDNN VC nộp Phòng Nội vụ (Hội đồng rà soát và đồng chí Huệ KT).

- Hoàn thành hồ sơ đánh giá, xếp loại chi bộ nộp Đảng ủy xã Thái Hòa (đồng chí Mai VT).

 

Thứ Ba
Ngày 29/ tháng 11

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.

- Hoàn thành báo cáo chất lượng Viên chức năm 2022 (đồng chí Hường, Mai VT).

14h00: - Dạy thêm, học thêm theo kế hoạch.

- Dự giờ một số giờ dạy.
 

 

Thứ Tư
Ngày 30/ tháng 11

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.

- Rà soát tiến độ thực hiện một số kế hoạch phụ bản trong năm học.
 

14h00: - Dạy thêm, học thêm theo kế hoạch.

- Tiếp tục nghiên cứu một số văn bản liên quan đến thăng hạng nghề nghiệp giáo viên, chuẩn bị triển khai toàn HĐSP.
 

 

Thứ Năm
Ngày 01/ tháng 12

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch công tác tháng 12.
 

14h00: - Dạy thêm, học thêm theo kế hoạch.

- Rà soát hồ sơ chuyên môn liên quan đến dạy thêm, học thêm.

 

Thứ Sáu
Ngày 02/ tháng 12

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.

 - Hoàn thành xây dựng kế hoạch tháng 12 trên phần mềm DGCBCCVC.

14h00: - Dạy thêm, học thêm theo kế hoạch.

- Rà soát CSVC, vệ sinh trường học.
 

 

Thứ Bảy
Ngày 03/ tháng 12

7h25: - Dạy học theo kế hoạch.

- Họp giao ban Ban Chi ủy, BGH sơ kết công tác tháng 11; thông qua dự thảo Nghị quyết và kế hoạch công tác tháng 12.

14h00: - Nghỉ.

 

Chủ nhật
Ngày 04/ tháng 12

     
 
 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

                                                                                            (đã ký)

                                                                                     Phùng Thị Thanh Hường

Ngày 26/11/2022, trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức tập huấn chuyên đề môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử- Địa lý và Kế hoạch phát triển bộ môn cấp THCS, năm học 2022-2023 tại PGDĐT.

Tham dự lớp tập huấn có Nhà giáo ưu tú GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Văn Hiền - Phó Hiệu trưởng nhà trường; ông Dương Cao Thanh- Bí thư Huyện ủy Ba Vì; đ/c Phùng Ngọc Oanh- Huyện ủy viên, Trưởng phòng GDĐT Ba Vì cùng các đ/c lãnh đạo các Khoa, Phòng, Ban trường ĐHSP Hà Nội; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên tổ Giáo vụ THCS Phòng GDĐT Ba Vì, đặc biệt là sự có mặt của 182 giáo viên đang phụ trách và giảng dạy bộ môn KHTN, Lịch sử- Địa lý các trường THCS, PTCS trên địa bàn huyện.

Tập huấn 2 chuyên đề là đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trường ĐHSP Hà Nội. Báo cáo viên chuyên đề môn Khoa hoc tự nhiên là PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS Phan Thị Thanh Hội; môn Lịch sử- Địa lý là PGS.TS Kiều Văn Hoan, PGS.TS Phan Ngọc Huyền; Phát triển chương trình môn học là GS.TS Nguyễn Văn Biên.

Buổi tập huấn tập trung vào 2 nội dung cơ bản:

+ Phương pháp dạy học môn KHTN và Lịch sử- Địa lý;

+ Kế hoạch phát triển bộ môn.

Hai lớp tập huấn chuyên đề diễn ra trong không khí sôi nổi, nghiêm túc và hiệu quả. Buổi tập huấn giúp các thầy, cô nắm vững được các vấn đề cốt lõi của Chương trình môn KHTN, Lịch sử và Địa lí THCS: những điểm mới trong xây dựng chương trình môn học hình thành và phát triển năng lực học sinh; quan điểm dạy học tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí THCS. Nắm vững và hiện thực hóa được các yêu cầu cần đạt ở mỗi mạch nội dung chính, các chủ đề của môn học. Biết cách cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt phù hợp với đối tượng học sinh của một trường cụ thể, ở một điều kiện giáo dục cụ thể. Biết cách xây dựng đề cương chi tiết của một chủ đề của môn học theo tiếp cận hình thành và phát triển năng lực học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy cho một chủ đề học tập trong dạy học môn KHTN, Lịch sử và Địa lí THCS theo tiếp cận phát triển năng lực, trong đó thể hiện rõ mục tiêu học tập cần đạt; cách tổ chức các đơn vị kiến thức và các hoạt động dạy học; các phương pháp dạy học được lựa chọn; phân bổ thời lượng cho các hoạt động; kiểm tra/đánh giá kết quả giáo dục.

Buổi tập huấn giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên cập nhật, tăng cường kiến thức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học để triển khai thực hiện tốt công tác quản lý và giảng dạy lớp 7 môn KHTN, Lịch sử- Địa lý, năm học 2022-2023 theo chương trình GDPT 2018, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Vì.

(Một số hình ảnh của các lớp tập huấn)

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 48 (TỪ 21/10 ĐẾN 27/10/2022)

Chủ đề